Trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ bà Châu Thị Thu Nga lừa đảo
TAND TP.Hà Nội vừa trả hồ sơ vụ án bà Châu Thị Thu Nga, nguyên Đại biểu Quốc hội khóa 13 lừa đảo để điều tra bổ sung.
Việc trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung để làm rõ một số vấn đề mà TAND TP.Hà Nội cho là còn chưa sáng tỏ.
Vụ án lừa đảo liên quan đến bà Châu Thị Thu Nga mới đây được Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng đưa vào một trong 12 đại án kinh tế, tham nhũng được giám sát và giải quyết dứt điểm trong năm 2017.
Nguyên Đại biểu Quốc hội khóa 13 Châu Thị Thu Nga.
Trước đó, VKSND TP.Hà Nội đã hoàn tất cáo trạng truy tố bà Châu Thị Thu Nga và 8 đồng phạm về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo cáo trạng, bà Châu Thị Thu Nga, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư xây dựng nhà đất (Housing Group) cùng các đồng phạm đã có hành vi lừa đảo tại dự án B5 Cầu Diễn (thuộc thị trấn Cầu Diễn, huyện Từ Liêm, Hà Nội).
Video đang HOT
Dự án B5 Cầu Diễn nằm trong dự án xây dựng công trình tái định cư, thuộc dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội.
Tuy nhiên, khi dự án chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt và cấp phép xây dựng, chưa được phép huy động vốn của khách hàng có nhu cầu mua lại căn hộ, bà Châu Thị Thu Nga đã chỉ đạo đưa thông tin sai sự thật về thực trạng pháp lý, tiến độ dự án B5 Cầu Diễn và các thủ đoạn gian dối khác để khách hàng tin tưởng góp tiền cho Công ty Housing Group mua căn hộ hình thành trong tương lai.
Trong thời gian từ ngày 9.1.2009 đến ngày 30.7.2013, bà Châu Thị Thu Nga và các đồng phạm đã ký 752 hợp đồng góp vốn, thu hơn 377 tỷ đồng của khách hàng và cam kết sẽ chuyển nhượng quyền sử dụng 752 căn hộ từ tầng 2 đến tầng 33 của các toà nhà tại dự án B5 Cầu Diễn.
Đến tháng 10.2013, cơ quan công an đã vào cuộc điều tra sau khi nhiều nhà đầu tư gửi đơn tố cáo bà Châu Thị Thu Nga.
Số tiền hơn 377 tỷ đồng thu của khách, nguyên đại biểu Quốc hội đã chi trả hơn 28 tỷ đồng cho 43 khách hàng rút vốn; còn lại hơn 348 tỷ đồng bà Nga sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Như chi 8,2 tỷ đồng hợp tác với hãng phim truyện VN sản xuất phim Trái tim kiêu hãnh; 430 triệu hợp tác với hãng phim Hội điện ảnh VN làm phim Ảo vọng; 260 triệu đồng cho công ty TNHH hãng phim Thời đại sản xuất clip hài “Khôn ngoan không lại với trời”.
Đáng lưu ý, bà Nga khai đã chi khoảng 47,5 tỷ đồng để “chạy” dự án và để được ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 13. Tuy nhiên, những người mà bà Nga khai đưa tiền để giúp thực hiện các việc nêu trên đều không thừa nhận.
Đến nay, tất cả các khách hàng đều đề nghị được lấy lại số tiền đã nộp cho Công ty Housing Group, nhưng công ty này và bà Nga không có khả năng chi trả.
Theo T.Nhung (VNN)
Xử lý đơn xin thôi làm ĐBQH của ông Võ Kim Cự thế nào?
Thông tin ông Võ Kim Cự nộp đơn xin thôi đại biểu Quốc hội (ĐBQH) với lý do sức khỏe đang gây sự chú ý của dư luận.
Đánh giá về việc này, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Mão cho rằng, về nguyên tắc khi ĐBQH nào đó muốn thôi làm nhiệm vụ thì phải làm đơn gửi các cơ quan liên quan. Cụ thể, đơn đó phải gửi đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vì đây là nơi giới thiệu ứng cử viên ĐBQH. Mặt trận sẽ tổ chức xin ý kiến của nơi tổ chức bầu ĐBQH (trường hợp này là ở Hà Tĩnh). Sau đó Đoàn chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ tổ chức hội nghị bất thường thông qua nghị quyết đề nghị Quốc hội bãi nhiệm tư cách đại biểu.
Ông Võ Kim Cự.
Có 2 hình thức để Quốc hội cho một ĐBQH thôi làm nhiệm vụ. Một là miễn nhiệm và hai là bãi nhiệm. Miễn nhiệm được sử dụng trong trường hợp ĐBQH đó xin từ nhiệm vì lý do sức khỏe hoặc chuyển sang công tác khác.
Ví dụ, gần đây nhất là việc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đồng ý cho thôi làm nhiệm vụ ĐBQH khoá XIII đối với ông Thạch Dư (Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh). Trước đó, ông Thạch Dư đã có đơn xin thôi làm nhiệm vụ ĐBQH vì được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại Vương quốc Campuchia.
Còn bãi nhiệm thì Điều 56 Luật Tổ chức Quốc hội quy định: ĐBQH không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân thì tùy mức độ phạm sai lầm mà bị Quốc hội hoặc cử tri bãi nhiệm. Ủy ban Thường vụ quyết định việc đưa ra Quốc hội bãi nhiệm hoặc cử tri nơi bầu ra đại biểu bãi nhiệm theo đề nghị của Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố hoặc của cử tri nơi bầu ra đại biểu đó.
Cá nhân bị bãi nhiệm tư cách ĐBQH gần đây là trường hợp bà Châu Thị Thu Nga (đoàn Hà Nội). Bà Nga bị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố, bắt giam để điều tra tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi triển khai dự án nhà chung cư - biệt thự B5 Cầu Diễn. Với tỷ lệ trên 90% đại biểu đồng ý, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc bãi nhiệm đại biểu Châu Thị Thu Nga.
"Riêng trường hợp của ông Võ Kim Cự thì tôi không phát biểu nữa, vì tôi cũng đã nói nhiều lần. Cứ theo quy định mà thực hiện thôi" - ông Vũ Mão khẳng định.
Trao đổi với Dân Việt, nguyên ĐBQH Lê Văn Cuông (Thanh Hóa) cũng nói: "Với trường hợp sai phạm mà đang đương chức thì nên rút lui trong danh dự, đừng để ngành chức năng vào cuộc mới xin từ chức, từ nhiệm. Nhất là trong bối cảnh việc thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 đang được các cấp ngành thực hiện nghiêm túc, ai sai đều phải bị xử lý, không có vùng cấm nào".
Lãnh đạo Ban Công tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho biết, nếu ĐBQH Võ Kim Cự tự xin thôi làm nhiệm vụ vì lý do sức khỏe, quy trình giải quyết, xem xét sẽ khác so với ĐB bị Quốc hội bãi nhiệm.
Theo Danviet
Sắp xét xử vụ án tại tập đoàn Housing Group của nguyên ĐBQH Châu Thị Thu Nga Ngày 17/4, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng. Tổng Bí thư đã đồng ý Kế hoạch kết thúc điều tra, truy tố, xét xử 12 vụ án thuộc diện BCĐ theo dõi,chỉ đạo trong năm 2017. Nguyên ĐBQH, chủ tịch Chủ tịch Housing Group Châu...