Trả giấy phép lái xe cho người vi phạm qua đường bưu điện
Thời gian qua, xuất phát từ những hạn chế trong quá trình thực thi nhiệm vụ, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt Công an Đồng Tháp đã mạnh dạn đề xuất lãnh đạo cấp trên cho áp dụng hình thức chuyển giấy phép lái xe cho người vi phạm qua đường bưu điện theo yêu cầu.
Lợi ích của công tác này là giảm được chi phí, thời gian đi lại cho công dân, đồng thời giảm thiểu lưu lượng người tham gia giao thông trên đường mà không có giấy phép lái xe trong người, góp phần đảm bảo tình hình trật tự an toàn giao thông.
Theo Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định người vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ ngoài việc bị phạt tiền, người vi phạm về giao thông đường bộ còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe có thời hạn từ 1 đến 24 tháng, và trong thời hạn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, người vi phạm không được điều khiển xe.
Cụ thể trong 6 tháng đầu năm 2014, riêng Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt Công an Đồng Tháp đã ra quyết định tước quyền sử dụng có thời hạn 4.010 giấy. Hiện tại số giấy phép lái xe bị tước quyền sử dụng có thời hạn ở Phòng Cảnh sát giao thông rất nhiều, trong đó có khoảng 30% hết hạn tạm giữ, nhưng người vi phạm không đến nhận với nhiều nguyên nhân khác nhau.
Cũng theo quy định của Luật Giao thông đường bộ thì người điều khiển xe cơ giới phải mang theo giấy phép lái xe. Trong trường hợp này, người vi phạm nếu bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe mà điều khiển xe đến Phòng Cảnh sát giao thông nhận lại giấy phép lái xe thì cũng vi phạm pháp luật.
Trong khi đó, bình quân mỗi ngày có đến 40 người vi phạm đến Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt nhận lại giấy phép lái xe. Như vậy, khi người vi phạm đến Phòng Cảnh sát giao thông nhận lại giấy phép lái xe phải mất chi phí đi lại, thời gian, ngày công và gây nên sự phức tạp về tình hình trật tự ATGT khi họ tham gia lưu thông trên đường.
Từ thực tế trên, đội đã chủ động đề xuất với lãnh đạo phòng phối hợp với bưu điện tỉnh Đồng Tháp thực hiện dịch vụ chuyển giấy phép lái xe cho người vi phạm theo yêu cầu khi hết thời hạn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe.
Chi phí trao trả giấy phép lái xe qua bưu điện như sau: trên địa bàn Thành phố Cao Lãnh là 20.000đ, các huyện, thị còn lại trong tỉnh là 30.000đ và ngoài tỉnh là 60.500đ. Anh Trịnh Minh Sang, ngụ quận 8, TP Hồ Chí Minh đến nhận quyết định đi đóng phạt tại Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt Công an Đồng Tháp cho biết: “Dịch vụ chuyển phát của bưu điện, tốt cho người ngoài tỉnh.
Video đang HOT
Em ở Sài Gòn phải mua vé bận đi, bận về chi phí ăn uống mất cũng khoảng 4,5 trăm ngàn, chưa tính mình hổng biết chỗ mình thuê hon da ôm đi tới lui. Bởi vậy nếu có dịch vụ này 60.500 nó rẻ hơn mình đi trực tiếp”. Qua hơn 1 tháng đi vào thực hiện, đến nay dịch vụ trên đã được nhiều người vi phạm đồng thuận và đã có 280 trường hợp, hợp đồng chuyển phát với ngành bưu điện
Theo Ngọc Hân
Công an nhân dân
Tiểu thương trắng đêm vạ vật vì nước lũ dâng ngập chợ
Trong những ngày chợ Giếng Vuông, TP Lạng Sơn chìm trong biển nước, nhiều người buôn bán, kinh doanh và tạm trú tại khu vực xung quanh chợ phải vạ vật nằm ngủ, thậm chí "trắng đêm" ngoài hiên nhà các siêu thị, bưu điện.
Rạng sáng 18/9, trời đổ mưa khá nặng hạt, chị Lê Thị Sen (SN 1975, quê ở Yên Mỹ, Hưng Yên) đang nằm ngoài hiên siêu thị Bắc Sơn vội vàng tỉnh giấc, chị vơ lấy chiếc quạt và một số vật dụng cất vào bên trong cho khỏi ướt.
Hiên của tòa nhà siêu thị Bắc Sơn khá rộng, trong những ngày nước sông Kỳ Cùng dâng cao, có rất nhiều "cư dân" Giếng Vuông đã đến đây "trú ngụ". Ước tính trong đêm 17/9, đã có tới gần 20 người sơ tán đến đây, nằm ngủ lại qua đêm. Giấc ngủ của họ đơn giản với một chiếc chiếu mỏng, một tấm chăn và màn, tạm bợ qua những ngày mưa bão.
Đã hơn 2h sáng nhưng chị Sen vẫn chưa chợp mắt.
Chị Sen là người buôn bán tại khu vực chợ Giếng Vuông và cũng thuê trọ ngay gần chợ, do cơn bão số 3 ập đến bất ngờ buộc chị cùng nhiều người trong khu trọ phải sơ tán. Nhưng là dân "ngụ cư", chị chẳng biết đi đâu khi không có người thân quen trên đất khách. Nghe loa truyền thanh của phường yêu cầu mọi người sơ tán, chuẩn bị đồ đạc để ứng phó với mưa lũ, chị vội thu dọn và chọn khoảng hiên siêu thị Bắc Sơn để lánh tạm qua những ngày trước mắt.
Phía trước siêu thị Bắc Sơn, nhiều người vẫn phải nằm ngủ dưới những chiếc ô, bạt.
Cùng trong hoàn cảnh, chị Hoàng Thị Thư (SN 1965) than rằng chỉ mong những ngày cơn bão nhanh chóng qua đi để chị được về khu trọ càng nhanh càng tốt. Trước khi cơn bão đến, chị chỉ kịp dọn lấy những thứ đồ cần thiết, một số đồ đạc còn nằm lại trong phòng. Hôm nay nước ngập đến nóc của nhà trọ, nghĩ đến cảnh tượng đồ đạc nổi lềnh bềnh giữa biển nước càng khiến chị thêm xót xa. Khi nước rút đi sẽ để lại những đống rác tanh tưởi, bốc mùi khó chịu.
Có những người được may mắn nằm ngủ ngoài hiên.
Chị Thư quê ở Hải Dương, làm kinh doanh buôn bán tại chợ Giếng Vuông. Hiện chị đang sống cùng chồng và một người con, gia đình thuê trọ ngay gần chợ nên khi chợ ngập, gia đình cũng không tránh khỏi tình trạng tương tự. Khi nhận lệnh gia đình phải sơ tán, công việc buôn bán của gia đình chị đành phải tạm gác lại.
Hai vợ chồng này phải nằm dưới chiếc ô bán hàng. (Ảnh chụp lúc 2h sáng 18/9).
Chị Thư cho biết: "Đã mấy đêm ngủ ngoài hiên nhà, mặc dù đông người, cảm thấy an tâm nhưng chưa đêm nào tôi có được một giấc ngủ trọn vẹn. Có đêm chỉ chợp mắt được một chút, và mong qua ngày để có thể buôn bán bình thường trở lại, lấy tiền duy trì cuộc sống gia đình".
Giấc ngủ tạm bợ của những người buôn bán tại chợ Giếng Vuông, TP Lạng Sơn. (Ảnh chụp lúc 2h sáng nay trước hiên siêu thị Bắc Sơn).
Giấc ngủ của những "cư dân" Giếng Vuông tại hiên nhà Bưu điện TP Lạng Sơn cũng tạm bợ không kém. Do hiên nhà hẹp hơn nên chỉ có khoảng gần chục người chọn đây là nơi lánh lũ. Đó là một góc hiên nhà tối tăm, không ánh điện, không màn, giấc ngủ của họ cũng chỉ tạm bợ với đồ đạc đơn sơ như chiếu, chăn để chống chọi với cái lạnh giữa đêm của phố núi.
Anh Phạm Văn Huân mắc chiếc màn tạm bợ để nằm ngủ dưới hiên Bưu điện.
Ảnh chụp tại hiên của Bưu Điện Lạng Sơn rạng sáng 18/9.
Anh Phạm Văn Huân quê ở huyện Nam Trực, Nam Định chia sẻ, những người ở đây hầu hết là quen biết, cùng buôn bán với nhau tại chợ Giếng Vuông. Đợt lũ cách đây khoảng hơn 2 tháng, anh sơ tán sớm nên chọn được chỗ ngủ tại hiên siêu thị Bắc Sơn. Hành lang của siêu thị cao hơn và rộng hơn, ít bị mưa hắt. Đợt lũ này anh ra chậm nên phải chấp nhận lánh tạm dưới hành lang của tòa nhà bưu điện, vừa tối tăm, lại hẹp. Anh chỉ mong mưa bão qua đi, sớm trở lại cuộc sống bình thường.
Q. Cường - X. Thái
Theo dantri
Sở Công thương Phú Yên tiên phong ứng dụng dịch vụ công trực tuyến mức 4 Ngày 21/8, đại diện Sở Công thương Phú Yên cho biết, sở này vừa chính thức vận hành hệ thống dịch vụ công trực tuyến mức 4, giúp các tổ chức, doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí thực hiện các thủ tục hành chính. Hệ thống dịch vụ công trực tuyến mức 4 của Sở Công thương Phú...