Trả giá đắt của hoàng hậu từng gian díu với anh rể, bức chị gái lâm bệnh qua đời
Hoàng đế Lý Dục (vị vua cuối cùng nước Nam Đường thời Ngũ Đại Thập Quốc trong lịch sử Trung Quốc) bấy giờ vốn bản tính tham lam, có được chị gái Chu Đại Hậu vẫn muốn có thêm cả em vợ Chu Gia Mẫn..
Em gái dan díu với chồng, chị chết trong phẫn uất
Sinh thời, có hai chị em nhà nọ nổi tiếng khắp vùng nhờ nhan sắc kiều diễm và cốt cách hơn người. Cô chị gái sớm đã lọt vào mắt xanh của Hoàng đế Lý Dục và một bước lên ngôi mẫu nghi thiên hạ. Nàng thường được gọi với cái tên Chu Đại Hậu.
Theo sử sách viết lại, Chu Đại Hậu là người có cốt cách phi phàm. Nàng được cho là người vô cùng xứng đáng để ngồi vào vị trí mẫu nghi thiên hạ, cai quản lục cung. Thế nhưng chẳng ai ngờ được bà lại có cái kết quá đỗi xót xa.
Hoàng đế Lý Dục bấy giờ vốn bản tính tham lam, có được Chu Đại Hậu vẫn muốn có thêm cả em vợ Chu Gia Mẫn. Chu Gia Mẫn dù biết Lý Dục là chồng của chị gái mình nhưng vẫn đem lòng yêu thương. Bi bịch bắt đầu khi Chu Đại Hậu không may mắc trọng bệnh.
Trong lúc hoàng hậu phải tĩnh dưỡng trong cung, hoàng đế Lý Dục đã rước chính em vợ của mình là Chu Gia Mẫn vào cung để làm thiếp. Trong triều bấy giờ có rất nhiều đại thần ra sức ngăn cản song vua vẫn khăng khăng với quyết định của mình.
Không lâu sau, Chu Đại Hậu biết chuyện tày trời kia không thể chịu nổi mà đâm ra u uất. Nàng triệu em gái mình tới cung rồi hỏi han em về mối quan hệ không thuận đạo lý kia thì nhận được câu trả lời như một nhát dao đâm thẳng vào tim.
“Muội đến đây từ khi nào?”.
“Muội đã đến từ lâu rồi”.
Chu Đại Hậu là người có cốt cách phi phàm. (Ảnh minh họa)
Đường đường là một hoàng hậu, chính thất của hoàng đế, Chu Đại Hậu không ngờ có ngày người em gái lại dan díu với chồng mình ngay trong thời gian mình lâm trọng bệnh. Họ không nghĩ tới căn bệnh, nỗi đau mà nàng đang trải qua, thậm chí còn ngang nhiên tiến đến mối quan hệ trái đạo lý.
Không vượt qua được nỗi u uất, Chu Đại Hầu quyết từ mặt chồng và em ruột. Trọng bệnh thêm tâm bệnh, không lâu sau đó, nàng qua đời.
Nỗi nhục ngàn đời không rửa sạch
Sau khi Chu Đại Hậu qua đời được 3 năm, Lý Dục liền lập Chu Gia Mẫn làm hoàng hậu mặc cho sự phản đối của các đại thần. Chu Gia Mẫn đã lên ngôi hoàng hậu, được gọi với tên Chu Tiểu Hậu để phân biệt với chị mình là Chu Đại Hậu.
Thế nhưng những chuyện trái luân thường đạo lý trên đời vốn khó mà kéo dài được lâu. Năm 976, Tống Thái Tổ – Triệu Khuông Dẫn đem quân chinh phạt Nam Đường. Lý Dục vốn không phải là người giỏi giang, nay lại ngày đêm chỉ quấn quýt bên Chu Tiểu Hậu nên đã phải quy hàng khi Triệu Khuông Dẫn đánh tới thành Kim Lăng.
Triệu Khuông Dẫn để thu phục lòng người đã ban cho cựu hoàng đế Lý Dục một chức quan nhỏ để sống quãng đời còn lại bên Chu Gia Mẫn. Song quả báo thực sự đến với cặp đôi Lý Dục – Chu Gia Mẫn sau khi Triệu Khuông Dẫn qua đời.
Mùa đông năm 976, Triệu Khuông Dẫn qua đời, em trai là Triệu Quang Nghĩa nối ngôi, lấy hiệu là Tống Thái Tông. Tống Thái Tông vốn đã để ý tới Chu Gia Mẫn từ lâu, sau khi lên ngôi bèn ép mỹ nhân bỏ chồng vào cung hầu hạ.
Chu Gia Mẫn không còn cách nào khác, đành phải tiến cung hầu hạ bạo chúa. (Ảnh minh họa)
Lý Dục đang từ người đứng đầu thiên hạ, nắm trong tay quyền lực nay bỗng trở thành một tên quan nhỏ, đến vợ cũng không giữ nổi nên đâm ra sầu bi.
Ông đã sáng tác một bài thơ mang tên “Lãng đào sa lệnh” để gửi gắm nỗi lòng mình.
“Rả rích mưa tuôn
Lòng những đau thương
Vạt là không ấm suốt canh tàn.
Trong mộng nào hay mình ở trọ,
Chợt thấy vui tràn.
Một mình tựa lan can,
Bát ngát giang sơn,
Chia tay thì dễ, gặp lại khó khăn.
Nước trôi hoa rụng xuân qua đó,
Trời đất miên man”.
Bài thơ này đã khiến Tống Thái Tông vô cùng tức giận, lập tức ra lệnh ban tử cho Lý Dục bằng một ly rưụ độc.
Số phận của Chu Gia Mẫn cũng không có gì hơn khi kết thúc cuộc đời ở tuổi 28 không rõ nguyên nhân và không một người thân bên cạnh. Đúng là trời xanh có mắt, gieo nhân nào gặt quả ấy!
Theo kenhsao.net
Lăng mộ bí hiểm bậc nhất Trung Hoa của hoàng đế khai quốc nhà Tống
Các hoàng đế Trung Hoa khi qua đời thường được chôn cất trong các ngôi mộ nguy nga với nhiều của cải, châu báu nên dễ trở thành mục tiêu của những kẻ trộm mộ.
Hoàng đế khai quốc nhà Tống Triệu Khuôn Dận sớm qua đời ở tuổi 49.
Tống Thái Tổ (927 - 976) tên thật là Triệu Khuông Dận, tự Nguyên Lãng, là vị Hoàng đế khai quốc của triều đại nhà Tống trong lịch sử Trung Quốc. Ông tại vị ngôi Hoàng đế 16 năm thì qua đời.
Cái chết bất ngờ
Sử sách Trung Hoa chép rằng, tháng 11.976, Tống Thái tổ đột ngột qua đời, thọ 49 tuổi. Vì con còn nhỏ nên em trai Triệu Quang Nghĩa lên thay, gọi là Tống Thái Tông.
Một số nhà nghiên cứu tỏ ra nghi ngờ về cái chết đột ngột của Tống Thái Tổ, cho rằng ông bị chính người em Triệu Quang Nghĩa hãm hại để giành ngôi báu. Sử gia Tư Mã Quang thời nhà Tống chép, vào đêm trước hôm qua đời, Thái Tổ cho truyền Tấn Vương Triệu Quang Nghĩa vào cung uống rượu.
Không một ai có mặt trong phòng hôm đó, người ta chỉ nghe thấy Thái Tổ nói "hay lắm". Đến 9 giờ tối, Quang Nghĩa lẳng lặng ra về. Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận được phát hiện qua đời vào sáng hôm sau.
Lăng mộ các hoàng đế Nhà Tống ngày nay gần như bị bỏ quên.
Triệu Khuông Dận xây dựng nhà Tống theo hướng trọng văn khinh võ. Ông cũng đặt ra lệ không xây lăng mộ khi còn sống. Khi hoàng đế băng hà, triều đình mới bắt đầu khởi công xây dựng lăng mộ, linh cữu quàn trong cung 7 tháng sau mới đưa đi an táng.
Lăng mộ Tống Thái Tổ được đặt ở tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) ngày nay, gọi là Lăng Vĩnh Xương. Đây cũng là nơi an nghỉ của 7 hoàng đế kế vị nhà Tống. Dưới thời Triệu Khuông Dận, Nhà Tống không mấy quan tâm đến lăng tẩm, nên cũng không cho xây tường bao mà chỉ trồng cây cảnh, hoa cỏ xung quanh. Bốn phía lăng mộ nhìn từ xa tòa lăng này rậm rạp như một cánh rừn còn được gọi là Bách Thành.
Ngoài kiến trúc và quy mô lăng tẩm đơn giản, các lăng mộ nhà Tống chỉ chôn vua, không chôn cùng với hoàng hậu hay các phi tần được sủng ái.
Về lăng mộ của Triệu Khuông Dận, sử nhà Tống có chép rằng, sau linh đài nơi đặt lô nhang và bài vị là nơi dẫn vào huyệt mộ đặt quan tài của Tống Thái Tổ.
Khi ông qua đời, triều đình khâm liệm kèm theo ngọc khuê, bảo kiếm, hoàng bào và rất nhiều vàng bạc, châu báu.
Kết cục bi thảm của kẻ trộm mộ liều lĩnh
Nhà Tống chỉ tồn tại được hơn 100 năm thì mối đe dọa từ phương Bắc xuất hiện. Các bộ tộc du mục hợp nhất thành nhà Kim, kéo quân xuống phương nam chiếm thủ đô Biện Kinh của nhà Tống. Sự kiện này đánh dấu giai đoạn hình thành nhà Nam Tống để phân biệt với nhà Bắc Tống đã bị tiêu diệt.
Lăng mộ các hoàng đế nhà Bắc Tống, bao gồm cả lăng mộ Tống Thái Tổ từ đó không còn được ai chăm sóc, thường xuyên bị vơ vét của cải và bị những kẻ trộm mộ nhòm ngó.
Theo Sina, ở thời nhà Kim kiểm soát miền bắc Trung Hoa, dựng nên chính quyền bù nhìn Lưu Tề, có một kẻ trộm mộ họ Chu xâm nhập vào lăng Tống Thái Tổ. Thứ mà người này nhắm đến là chiếc đai ngọc được chôn cùng hài cốt vua Tống. Sau khi cậy nắp quan tài, Chu không khỏi sợ hãi khi thấy thi thể của Triệu Khuông Dận sau hơn một trăm năm vẫn còn tương đối nguyên vẹn.
Lăng mộ vua Tống bị lãng quên theo lịch sử.
Trong lúc loay hoay lấy đai ngọc, Chu bị thi thể Tống Thái Tổ phun vào mặt một chất dịch màu đen, về nhà rửa kiểu gì cũng không sạch vết. Người dân địa phương sau đó ai cũng đồn về vết đen khác thường trên mặt Chu.
Theo Sina, nguyên nhân thi hài Tống Thái Tổ vẫn còn nguyên vẹn sau 100 năm cho đến nay vẫn chưa được làm rõ. Nhưng quần thần nhà Tống có thể đã dùng một loại chất lỏng đặc biệt đổ vào miệng Thái Tổ, hủy hoại cơ quan nội tạng và chất lỏng này cũng ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập.
Khi kẻ trộm mộ chạm vào thi thể, chất lỏng chuyến sang màu đen này bị phun ra ngoài mà kẻ trộm mộ họ Chu không may dính phải. Câu chuyện đến tai chính quyền bù nhìn Lưu Tề ở Lạc Dương. Sau khi bị tra khảo, Chu thừa nhận đã trộm mộ và giao nộp chiếc đai ngọc.
Chu ngay lập tức bị đem đi xử tử, còn chiếc đai ngọc được đồn rằng cuối cùng rơi vào tay Nguyên Thế tổ Hốt Tất Liệt, khi quân Mông Cổ xâm chiếm trung nguyên, lập nên nhà Nguyên.
Cũng có giả thuyết cho rằng, triều đình bù nhìn ở do nhà Kim kiểm soát loan tin về điều bí ẩn trong lăng mộ hoàng đế khai quốc nhà Tống để ngăn không cho những người hiếu kỳ bén mảng đến.
Ngày nay, lăng mộ Triệu Khuông Dận và các nơi an nghỉ của vua Tống khác ở Vịnh Xương Lăng gần như bị lãng quên, không được ngó ngàng đến.
Trong khi đó, cũng ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, quần thể lăng mộ Ngụy vương Tào Tháo thời Tam quốc lại luôn là điềm du lịch thu hút du khách trong và ngoài nước.
Theo Danviet
5 sự thật dối trá về tri phủ khai phong bao thanh thiên Nói tới lịch sử Tống triều, bên cạnh những giai thoại nổi tiếng về Hoàng đế khai quốc Triệu Khuông Dận, không thể không nhắc tới một vị quan viên được hậu thế đời đời ngưỡng mộ. Đó chính là Bao Thanh Thiên, Bao Chửng. Nhắc đến Bao Thanh Thiên, nhiều người hình dung ra ngay vị tri phủ khai phong "thanh liêm,...