Trả giá cho sự lăng nhăng
Cũng như Nhi, Sơn đang phải trả giá cho những toan tính vụ lợi của chính mình…
Nhận tấm thiệp cưới của Nhi, tôi cứ đinh ninh chú rể là Đức, nhưng mở ra lại thấy một cái tên lạ hoắc. Sau ngày cưới, Nhi lột xác thành quý bà sang trọng. Bảy năm sau gặp lại, thêm một lần nữa, cô ấy làm tôi kinh ngạc…
1. Nhi và Đức quen nhau khi cả hai còn là sinh viên Trường ĐH Kinh tế TP.HCM. Ra trường, bạn bè ai cũng nghĩ họ sẽ sớm nên vợ nên chồng. Vậy mà…
Chú rể là Thịnh, Việt kiều Singapore. Nhi kể, đây là cuộc hôn nhân đã được hai bên gia đình sắp đặt trước. Nếu cô không chấp nhận, mẹ cô sẽ tự tử. Không biết Nhi nói có thật lòng không, nhưng nếu chỉ nhìn bên ngoài thì Thịnh có nhiều cái hơn Đức như đẹp trai hơn, giàu có hơn… Bằng chứng của sự giàu có đó là sau ngày cưới, Nhi bỏ hết đồ cũ, xài toàn hàng hiệu. Chiếc xe Max màu tím chở đầy tình yêu của cô và Đức cũng được thay bằng chiếc Dylan màu xanh ngọc. Thỉnh thoảng tôi vẫn gặp Thịnh đưa đón Nhi đi làm, đi mua săm và thầm ghen tỵ với hạnh phúc của cô.
Nhưng, dường như Nhi không bằng lòng với hạnh phúc của mình. Cứ mỗi lần Thịnh qua Singapore công tác, Nhi lại tim cach đê “vui vẻ” với Đức. Nhi bảo, người cô yêu là Đức. Cô lấy Thịnh không chỉ vì chữ hiếu, mà còn vì tiền. Khi Thịnh đi công tác về, cô vẫn làm tròn bổn phận của một người vợ…
Ảnh minh họa.
Sau nhiều năm, gặp lại Nhi, thêm một lần nữa, cô gây sốc cho bạn bè. Nhi giờ trông tiều tụy và thật đáng thương.
Cô kể, sau nhiều năm vụng trộm với nhau, một ngày Đức “ném” vào mặt cô cái thiệp cưới, mỉa mai: “Tôi chỉ trả lại những gì cô đã cho tôi mà thôi”. Đau đớn, tủi nhục nhưng Nhi nghĩ mình vẫn còn có chồng, tự hứa sẽ hết lòng với chồng. Cô quyết định sinh con cho Thịnh, nào ngờ anh ta nói: “Cô có thai với thằng Đức, bây giờ nó bỏ cô, cô định lừa tôi nữa sao?”. Rồi Thịnh chuyển công tác về Việt Nam. Vài ba ngày, anh ta lại dẫn gái về nhà quan hệ ngay trên giường của vợ chồng cô. Anh ta còn thường xuyên đi nhậu về khuya, bắt cô hầu hạ. Không ít lần anh ta mượn rượu đánh đập cô. Khốn nạn hơn là trước mặt gia đình Nhi, Thịnh luôn luôn tỏ ra mình là người cao thượng, dù biết mối quan hệ của Nhi và Đức nhưng anh ta vẫn tha thứ. Vì vậy, Nhi có nói gì, gia đình cô cũng không tin. Khi Nhi nói muốn ly hôn, mẹ cô lại dọa tự tử. “Mẹ tôi mắc bệnh tim nặng, một cú sốc nhỏ cũng có thể lấy đi mạng sống của bà”, Nhi nói. Đó cũng là lý do buộc cô phải chịu đựng một cuộc sống chẳng khác địa ngục…
Video đang HOT
2. Không chỉ có ngoại hình hấp dẫn mà ngay cả giọng nói cũng rất quyến rũ, vây ma du có nhiều cô gái “xin chết”, Sơn đều từ chối. Thế rồi, anh làm bạn bè té ngửa khi quyết định lấy Hà – vừa “cưng tuôi”, vừa khiêm tôn nhan săc, như nhận xét của mọi người.
Với Sơn, người anh lấy không phải là Hà mà là cái ghế phó giám đốc công ty của cha vợ. Chân ướt chân ráo từ miền Bắc vào TP.HCM, Sơn chẳng có gì ngoài gương mặt bảnh bao, nên anh phải tận dụng để kiếm một chỗ nương thân, sau này tính tiếp. Nhưng, người tính không bằng trời tính…
Sau ngày cưới chẳng được bao lâu, cha vợ Sơn bị kỷ luật phải về hưu sớm, toan tính của Sơn đổ sụp. Sơn đang loay hoay kiếm chuyện để ly hôn thì Hà có thai, lại là song thai. Dù có tàn nhẫn đến đâu thì Sơn cũng phải đợi Hà sinh con rồi mới bàn đến chuyện chia tay.
Hà chưa kịp sinh con, cha vợ lại “đuổi khéo” vợ chồng Sơn ra ngoài ở riêng, thế là hai vợ chồng phải đi thuê phòng trọ. Hà học hành không đến đâu, lại đang bụng mang dạ chửa nên không xin được việc làm. Sơn phải lăn ra làm để có tiền lo cho vợ. Hai đứa tre ra đời, gánh nặng càng nặng thêm. Đã vậy, con vừa mơi dứt sữa, Hà lại thông báo với chồng: “Em có thai rồi”…
Tiền lương của Sơn không đủ để mua sữa cho con, nói chi đến chuyện quần là, áo lượt như trước đây. Sau một thời gian ngắn lấy Hà, từ một người đàn ông phong độ, Sơn trở thành kẻ bê tha, nợ nần như chúa chổm.
Gặp Sơn, bạn bè hay gọi là “ông 53″ vì mới 35 tuổi mà trông Sơn tiều tụy chẳng khác nào một ông lão. Sơn kể, đôi lúc cũng muốn ly hôn, bỏ quách cô vợ vừa già, vừa xấu, lại vừa vụng về cho nhẹ cái thân. Khổ nỗi, nếu Sơn bỏ cô ta thì mấy đứa trẻ sẽ ra sao. Hơn ai hết Sơn hiểu, Hà không đủ năng lực để nuôi con khi không có chồng. Vả lại, Sơn cũng không đành lòng chia cắt tình mẫu tử, tình anh em của các con khi chúng còn quá nhỏ.
Cũng như Nhi, Sơn đang phải trả giá cho những toan tính vụ lợi của chính mình…
Theo VNE
Chị dâu siêng chơi nhác làm
Dù xuất thân trong gia đình nghèo khó nhưng chị dâu rất mạnh tay sắm sanh quần áo, giầy dép. Sau khi đọc xong bài viết "Bất lực với cô vợ nắng mưa thất thường", tôi như thấy hình ảnh gia đình mình trong đó.
Gia đình tôi vốn là người gốc Bắc di cư vào miền Nam làm ăn. Nhà tôi có 4 anh chị em, hai chị đầu thì lấy chồng, sinh sống ngoài Bắc, còn tôi và một anh kế trên theo bố mẹ vào Nam. Nhưng cách đây 5 năm, anh trai tôi bị bệnh viêm gan B nên sức khỏe suy giảm, phải nghỉ việc để ra Bắc điều trị bệnh. Khoảng thời gian này thì anh bắt đầu quen chị - là chị dâu của tôi bây giờ. Còn tôi sau khi học xong cấp ba, cũng quyết định về Hà Nội để tiếp tục học đại học nên bây giờ, chỉ có bố mẹ tôi ở trong đó.
Anh trai và chị dâu quen nhau được một thời gian thì bố mẹ tôi đề cập với gia đình chị dâu về chuyện cưới xin nhưng chị không chịu cưới "nếu không có nhà". Dù thời điểm đó, hoàn cảnh gia đình tôi rất khó khăn nhưng bố mẹ tôi vẫn cố gắng xoay sở để xây nhà cho anh trai. Hiện tại, anh chị đã cưới nhau và có một cô con gái ngoan, còn tôi cũng đang là sinh viên năm thứ ba và sống cùng nhà với anh chị.
Anh trai tôi vì sức khỏe yếu nên không đi làm ở cơ quan mà mở một cửa hàng bán dụng cụ máy móc, còn chị dâu thì làm nhân viên y tế của trường học. Công việc của chị chỉ làm mỗi buổi sáng nên lương rất thấp, không đủ chi tiêu. Còn cửa hàng anh trai cũng ít khách nên thu nhập cũng chỉ để trang trải chi phí sinh hoạt hàng ngày. Gia đình chị dâu tôi rất nghèo nhưng cách sống của chị thì không cần - kiệm như những người cùng hoàn cảnh.
Từ khi chị về làm dâu, ngoài công việc một buổi ở trường thì hầu như chị không làm bất cứ việc gì cả. Nhà cửa lúc nào cũng bừa bộn, luộm thuộm. Chị thích gì mua nấy, khi nào cũng sắm sanh quần áo, giầy dép mới dù kinh tế gia đình cũng không mấy dư dả.
Chị luôn miệng nói " Rất yêu thương anh em vì anh bệnh tật suốt" nhưng hành động của chị lại không như thế! Có những việc rất nhỏ nhặt như lau nhà, rửa bát, chị cũng phải kéo anh vào làm cùng. Thấy anh tất bật với việc cửa hàng, lại bị chị dâu "sai vặt", tôi thấy thương anh quá nên lại xắn tay vào làm thay anh. Nhưng dường như trong mắt chị dâu, chỉ có gia đình bên ngoại là người thân, mọi sự giúp đỡ của gia đình tôi cho vợ chồng anh chị, chị đều không quan tâm.
Nếu như chỉ có những lý do vụn vặt đó thì có lẽ gia đình chúng tôi cũng không phải nặng lòng vì anh chị như vậy! Bố mẹ, anh em nhà chị hễ gặp ai cũng bảo chị đi làm dâu rất khổ, mỗi lần chị muốn ngủ hay muốn nhờ người khác làm việc gì, chị đều phải lấy lý do nhức đầu, trúng gió. Và hầu như tuần nào chị cũng bị "trúng gió" hai ba lần, dù chẳng ai bắt ép chị làm việc gì. Không những thế, mỗi lần anh trai tôi có công việc đi đâu với bạn bè, chị đều kêu la " vợ mệt, con ốm mà anh còn đi được sao?". Lâu dần như thế, gia đình tôi cũng chẳng thể biết được lúc nào chị ốm thật, lúc nào chị ốm giả.
Cứ sống chung với vợ chồng anh chị, tôi cảm thấy rất ức chế, khó chịu (Ảnh minh họa)
Dù hai anh chị cưới nhau được 4 năm nhưng bố mẹ tôi vẫn thường xuyên gửi tiền ra cho hai vợ chồng. Có lẽ cũng chẳng phải lo nghĩ về chuyện tiền nong nên chị chẳng cần chăm lo gì cho gia đình và chi tiêu mọi thứ rất thoải mái. Thấy chị sắm sanh quá nhiều đồ không cần thiết, gia đình tôi có góp ý thì chị cau có khó chịu. Đến khi anh tôi góp ý nhẹ nhàng thì chị nổi đóa lên: "Em chỉ có thế thôi! Nếu cảm thấy không ở được thì ly dị cho sớm". Điệp khúc đó của chị cứ lặp đi lặp lại mãi khiến anh tôi cũng chán và dần xuôi theo...
Những lúc bức xúc trước thái độ của chị dâu với mọi người trong gia đình, tôi chẳng dám nói với mẹ vì mẹ rất hay lo lắng. Hơn nữa, mẹ cũng đã già, lại hay bệnh tật nên tôi chẳng không muốn mẹ phải suy nghĩ nhiều. Nhưng khi tôi chưa nói chuyện gì với mẹ thì chị dâu đã đi nói xấu với mọi người rằng: "Các cô nhà chồng em ở rất tệ với bà con, làng xóm". Cuối cùng, mẹ tôi phải bỏ cả công việc để về Bắc xem mấy chị em ăn ở với mọi người ra sao mà lại để điều tiếng xấu như vậy?
Nhưng khi được chứng kiến mọi việc, thấy chị dâu không lo vun vén cho gia đình mà còn giả tạo trước mặt mọi người nên mẹ cũng sớm nhận biết được chị dâu là người thế nào. Trong một lần, mẹ tôi phát hiện ra chị dâu nói dối anh trai tôi nên mẹ đã nhẹ nhàng chuyện trò với anh để góp ý với vợ. Chị đã không nhận ra lỗi lầm của mình mà còn làm ầm ĩ lên, cãi lại chồng vì tội " không tin tưởng vợ" và dọa "ra tòa giải quyết luôn cho nhanh chóng". Sau đó, chị lấy lý do "bà ngoại ốm" và bỏ về nhà ngoại suốt cả tuần liền.
Nếu như những gia đình khác gặp phải hoàn cảnh này thì chắc hẳn đã để cho anh chị ở riêng tự lo tài chính, để chị dâu biết chăm lo cho gia đình, biết quý trọng đồng tiền hơn. Nhưng bố mẹ tôi chỉ có mỗi anh là con trai, anh lại bệnh tật suốt nên không thể để anh sống tự lập như thế được. Anh tôi hàng tháng ngoài tiền sinh hoạt trong gia đình, chi phí thuốc thang đã mất 4 triệu. Nhiều lúc anh cũng muốn làm ngoài để kiếm thêm thu nhập nhưng vì sức khỏe anh quá yếu nên mỗi lần làm việc quá sức, anh lại đổ bệnh.
Thời gian gần đây, chẳng biết chị nói gì với anh mà anh tỏ ra rất khó chịu mỗi lần mẹ và em gái góp ý với anh về chị. Có lần, anh còn bênh vợ và lớn tiếng quát mẹ đã khiến mẹ khóc rất nhiều. Còn chị dâu thì còn đi buôn chuyện với xóm giềng rằng: "Đến cả con đẻ còn coi thường bố mẹ thì chuyện con dâu, con rể khinh thường bố mẹ là phải rồi".
Khi nghe được người ta kể lại những điều đó, tôi giận chị dâu thì ít, hận anh trai mình thì nhiều. Từ trước tới giờ, gia đình tôi rất yêu thương nhau, chẳng bao giờ để lại điều tiếng xấu trong thiên hạ. Đến tận bây giờ, khi bố mẹ đã gần 70 tuổi nhưng vẫn thường xuyên lo lắng, chu cấp tiền bạc cho anh chị... vậy mà anh chị lại nỡ bất hiếu như vậy sao?
Nhiều lúc tôi nghĩ, hay là mình ra ngoài ở trọ cho thoải mái để không phải chịu những cảnh ức chế như thế này? Nhưng rồi tôi lại nghĩ, nhà anh chị đang ở cũng là nhà của bố mẹ, nếu tôi ra ngoài sống thì chị dâu sẽ rất hả hê vì chị đã đạt được mục đích. Càng nghĩ đến gương mặt sung sướng của chị ta, tôi lại không muốn ra đi nữa.
Giờ tôi là người trong cuộc nhưng không đủ tỉnh táo để quyết định mình phải sống thế nào cho phải nữa? Tôi rất mong sẽ nhận được những lời tư vấn, lời khuyên chân thành của các bạn độc giả!
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Theo PNO
Không lẽ cái số nó vậy Dẫu biết tính anh trăng hoa và tôi xem đó là số kiếp nhưng lần này thì không như vậy. Tôi không nhớ từ bao giờ mình hay khóc mỗi khi đêm về. Có lẽ từ cái ngày tôi biết anh lén lút qua lại với một người phụ nữ khác. Dẫu biết tính anh trăng hoa và tôi xem đó là số...