Trả giá cho sự hung hăng
Chỉ vì những va quệt nhẹ, có thể bỏ qua và xoa dịu nhau bằng lời nói nhưng nhiều người đã biến nó thành sự hằn học, hận thù… Những cái chết và nỗi đau cũng bắt đầu từ đó
Ra tòa án trong bộ dạng thảm hại, ông Huỳnh Tòng Vương (SN 1957) ngồi trên chiếc xe lăn với ánh mắt đăm chiêu, thở khó nhọc. Trước giờ xét xử ngày 28-11-2014, đôi mắt ông nhắm nghiền, những nếp nhăn xếp chồng lên nhau trên khuôn mặt hằn sâu sự đau khổ và tội lỗi. Đây là lần thứ ba ông ra tòa với 3 tội danh khác nhau. Cuộc đời ông vẫn là một vòng luẩn quẩn, hết lần này lượt khác phải đối diện với ngục tù và những ánh nhìn căm ghét của xã hội.
“Không còn gì để nói…”
Đêm 8-8-2013, ông Vương chạy xe máy trên đường thì va quệt xe với anh L.M.Đ (SN 1976; ngụ quận Tân Bình, TP HCM). Đ. đạp vào xe nhưng ông Vương né được. Bị Đ. đuổi theo và dùng mũ bảo hiểm đánh vào đầu, ông Vương lùi tránh thì ngã, con dao xếp trong túi quần rơi xuống đất. Đ. tiếp tục xông vào đánh thì bị ông Vương nhặt con dao đâm một nhát trúng bụng. Dù được người dân đưa đi cấp cứu nhưng Đ. đã tử vong.
Sau khi gây án, ông Vương bỏ trốn, sống lang bạt nhiều nơi rồi sa lưới pháp luật. Vì bị tai nạn giao thông, ông gãy cột sống và liệt 2 chân nên phải ra tòa bằng xe lăn. Được nói lời sau cùng, ông thở dài: “Giờ có nói gì đi nữa thì tôi cũng đã là một phạm nhân rồi. Cái chết của bị hại là ngoài ý muốn của tôi. Tôi đã nhiều lần đứng trước tòa, nói lời sau cùng với những ân hận và mong muốn được làm lại cuộc đời nhưng cho đến bây giờ vẫn phạm tội. Tôi cũng không còn gì để nói nữa…”.
Đại diện viện kiểm sát nhận định dù một phần lỗi xuất phát từ phía bị hại nhưng vì chưa được xóa án tích mà tiếp tục tái phạm với tính chất nguy hiểm nên đã đề nghị mức án từ 18-20 năm tù. Tuy nhiên, xét dưới nhiều góc độ, HĐXX TAND TP HCM đã tuyên phạt ông Vương 15 năm tù về tội “Giết người”.
Cũng trong tháng 11-2014, Bùi Văn Ban (SN 1981, quê Thái Bình) đã phải đứng trước vành móng ngựa chỉ vì va chạm giao thông và sự tức giận nhất thời.
Video đang HOT
Bị cáo Bùi Văn Ban tại tòa
Ngày 30-4-2014, Ban đang chở vợ đi trên đường thì đụng phải xe của chị N.T.N khiến nạn nhân bị thương. Vợ của Ban đưa chị N. đi bệnh viện cấp cứu, còn Ban ở lại làm việc với công an và người nhà nạn nhân. Biết vợ phải nhập viện vì va quệt nên chồng chị N. đã đến cự cãi với Ban nhưng được mọi người can ngăn. Sau đó, thấy Ban vẫn đứng giữa đường vùng vằng chửi thề, N.H.P và L.V.T, 2 chú cháu ở gần hiện trường, thấy “ngứa mắt” nên đã đến đánh Ban. Hai bên giằng co qua lại, T. dùng mũ bảo hiểm đánh Ban nhiều lần. Trong lúc cự cãi, Ban đã dùng dao mang theo đâm T. tử vong. Mặc dù không phải là người trong cuộc, không liên quan đến vụ tai nạn nhưng anh T. đã phải mất mạng không đáng.
Trong phần tranh luận, đại diện viện kiểm sát nặng giọng: “Chính bị hại là nguyên nhân sâu xa, châm ngòi cho mọi sự việc xảy ra sau đó. Chưa gì đã dùng bạo lực giải quyết vấn đề, để rồi đổ thêm dầu vào lửa. Bị cáo cũng vì quá nóng giận mà ra tay tước đoạt sinh mạng người khác. Cả bị cáo lẫn bị hại đều quá côn đồ, hung hãn”. Nghe tranh luận, bị cáo đưa tay gạt vội những giọt nước mắt chảy dài trên má. Bị cáo vốn là nhân viên của một trường đại học ở TP HCM và là lao động chính trong gia đình.
Nói lời sau cùng trước giờ nghị án, Ban sụt sùi: “Vì nóng giận mà xảy ra kết cục ngày hôm nay, bị cáo biết sai nhưng vẫn mong tòa xem xét để sớm trở về với gia đình”. Được dẫn giải về trại giam sau khi bị HĐXX TAND TP HCM tuyên phạt 15 năm tù về tội “Giết người”, Ban vẫy tay tạm biệt thân nhân; đằng sau chiếc xe tù, nước mắt người vợ đang rơi.
Bài học khó quên
Trước đó không lâu, TAND TP HCM cũng đã xét xử vụ án “Giết người”, “Cố ý gây thương tích”, “Gây rối trật tự công cộng” và “Che giấu tội phạm” do Trần Phi Hùng (SN 1991), Huỳnh Hồng Điệp (SN 1990), Huỳnh Phi Bảo (SN 1994) và Trần Văn Duy (SN 1985; cùng ngụ quận Bình Tân, TP HCM) thực hiện.
Trần Văn Duy và Huỳnh Phi Hổ đều là công nhân xây dựng. Chiều tối 4-9-2013, sau khi gây sự và mâu thuẫn với Duy, Hổ gọi điện cho anh họ là Huỳnh Hồng Điệp và em ruột là Huỳnh Phi Bảo tới để đánh Duy. Trần Phi Hùng (em của Duy) mang sẵn dao trong người trước khi đến chỗ anh trai. Tới nơi, thấy Hổ, Điệp và Bảo đang đánh Duy, Hùng liền la lớn: “Đừng đánh anh Duy nữa” nhưng không được. Lúc này, Hùng dùng dao đâm vào ngực phải của Hổ. Nhìn qua vẫn thấy Điệp đang đánh Duy, Hùng tiếp tục tấn công Điệp gây thương tích. Sau khi gây án, Hùng được Duy chở đi trốn, còn Hổ được đưa đi cấp cứu nhưng đã tử vong.
Nhìn người thân ôm di ảnh của Hổ, những người tham dự phiên tòa mới cảm nhận được nỗi đau từ tận sâu trong lòng họ. Người nhà của bị cáo, bị hại nối thành từng hàng dài trước phòng xử án. Tòa tuyên phạt Trần Phi Hùng 7 năm tù về tội “Giết người” và 6 tháng tù về tội “Cố ý gây thương tích”; Trần Văn Duy 9 tháng 14 ngày về tội “Che giấu tội phạm”; Huỳnh Hồng Điệp và Huỳnh Phi Bảo mỗi người 1 năm tù về tội “Gây rối trật tự công cộng”.
Mức án 1 năm tù đối với Điệp và Bảo rồi cũng trôi qua nhưng nỗi đau mất đi người thân có lẽ sẽ ghi dấu trong suốt cuộc đời còn lại của 2 bị cáo này. Đó cũng là bài học đắt giá cho những người trẻ nông nổi và bồng bột. Phiên tòa kéo dài lê thê và tiếng nấc nghẹn lên khi chuẩn bị đi thụ án gần 8 năm tù của Hùng đã quá muộn màng.
Theo_Người lao động
Anh bị đánh hội đồng, em đâm chết người
Mâu thuẫn tại công trình xây dựng, thấy anh trai bị đánh hội đồng, người em ngăn cản không được nên đã lấy dao đâm chết kẻ cầm đầu.
Ngày 19/6, TAND TPHCM mở phiên tòa sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Trần Phi Hùng (23 tuổi, quê Đăk Lăk) 7 năm 6 tháng tù về tội "Giết người", "Cố ý gây thương tích".
Liên quan đến vụ án, Trần Văn Duy (29 tuổi) lĩnh án 9 tháng 14 ngày tù về tội "Che giấu tội phạm"; Huỳnh Hồng Điệp (24 tuổi), Huỳnh Phi Bảo (20 tuổi, cùng quê Đăk Lăk) cùng lĩnh 1 năm tù cùng về tội "Gây rối trật tự công cộng".
Các bị cáo sau phiên tòa sơ thẩm
Theo hồ sơ vụ án, Huỳnh Phi Hổ và anh Trần Văn Duy cùng là công nhân tại một công trình xây dựng. Chiều 4/9/2013, hai người gây sự với nhau, được mọi người can ngăn nên không có hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Duy chạy về phòng trọ nói cho Trần Phi Hùng (em ruột) việc đánh nhau với Hổ. Đang lúc này thì quản lý công trình gọi Duy lên để hòa giải mâu thuẫn với Hổ. Hùng đòi đi theo nhưng Duy không cho. Hùng lấy con dao Thái Lan cất vào người rồi lấy xe chạy theo.
Lúc này, Hổ gọi điện cho người em ruột là Bảo và Điệp là anh họ đến công trình chuẩn bị đánh Duy. Vừa đậu xe trước cổng công trình thì Duy bị 3 anh em Hổ xông vào đánh tới tấp.
Hùng chạy tới la lớn "Đừng đánh anh Duy nữa" nhưng 3 anh em nhà Hổ vẫn tiếp tục ra tay không thương tiếc. Hùng rút dao đâm một nhát vào ngực phải khiến Hổ ôm ngực bỏ chạy được một đoạn thì té ngã. Lúc này thì Điệp vẫn tiếp tục đánh Duy nên Hùng quơ dao khiến anh này bị thương.
Sau đó Duy chở Hùng chạy trốn. Riêng Hổ được đưa đến bệnh viện cấp cứu nhưng tử vong. Duy gọi điện thoại hỏi thăm thì biết tin Hổ đã chết. Anh em Duy thống nhất về quê Đăk Lăk đầu thú.
Quốc Anh - Công Quang
Theo Dantri
Lời sám hối muộn của bị cáo ngồi xe lăn hầu tòa về tội giết người Bị truy đuổi và bị đánh sau va chạm giao thông, hung thủ rút dao tự vệ và sau đó đâm một nhát chí mạng khiến nạn nhân gục và chết trên đường đi cấp cứu. Sau khi gây án, hung thủ kể lại sự việc với vợ "hờ" rồi bỏ trốn sang tận Campuchia. Hắn bị bắt khi đang điều trị tại...