Trả đũa – lá bài cuối cùng của Trung Quốc trên Biển Đông
Bành trướng và cậy mạnh, sử dụng vũ lực là mục đích và phương tiện cho các hành động, hành xử xuyên suốt từ cổ chí kim của giới cầm quyền Trung Quốc với các láng giềng.
Khiêu khích, tạo cớ để tấn công &’trả đũa”
Khi nhân loại chưa văn minh, các quốc gia trên thế giới không có quan hệ với nhau về chính trị, kinh tế, chỉ ai biết đấy và Luật pháp quốc tế là luật rừng “cá lớn nuốt cá bé” thì “bành trướng” (xâm lược lãnh thổ của quốc gia láng giềng) quá đơn giản.
Một quốc gia nào mà bất chấp đạo lý thì chỉ cần có “quân hùng, tướng mạnh” là tiến hành “bành trướng”. Các quốc gia nhỏ bé có gan chống lại được thì tồn tại còn không thì thường bị thôn tính là chuyện dễ xảy ra.
Bởi vậy, tư tưởng bành trướng nếu còn tồn tại trong giới lãnh đạo của quốc gia nào đến thời đại ngày nay thì cậy mạnh, sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực luôn là phương tiện của mọi hành động, hành xử, trong quan hệ láng giềng, là tư duy của thời bộ lạc thị tộc chứ không phải là tư duy trong thế giới hiện đại văn minh.
Thế giới ngày nay, mối quan hệ kinh tế, chính trị, quân sự, đan xen nhau đã khắc chế rất nhiều cái Luật rừng “cá lớn nuốt cá bé”. Do đó, bành trướng không còn dễ dàng triển khai, nếu bất chấp sẽ bị lên án, dẫn đến bị cô lập và có thể sẽ phải chống lại cả thế giới.
Cho nên, khiêu khích, tạo cớ để đánh lừa dư luận thế giới, che đậy hành động phi nghĩa, vô nhân đạo cho mục đích sử dụng vũ lực (gây chiến tranh) với cái gọi là “hành động trả đũa” chỉ là một hành động mới phát sinh trong tình hình mới.
Trên Biển Đông, nói rằng Trung Quốc đang có tranh chấp chủ quyền lãnh hải với các nước trong khu vực như Việt Nam, Philippines, Malaisia…là không chính xác.
Hành động đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974, một số đảo Trường Sa của Việt Nam năm 1988, chiếm bãi Scarborough với Philipines và đặc biệt gần đây là hành động để biến Biển Đông thành “ao nhà” của Trung Quốc, chính xác gọi là hành động bành trướng, xâm lược chứ không phải là hành động tranh chấp.
Bành trướng, xâm lấn chủ quyền các quốc gia láng giềng luôn gắn liền với cậy mạnh, đe dọa dùng vũ lực và khi cần thiết dùng vũ lực để đánh chiếm là nước cờ “bất khả kháng”, là chiến lược không thể thay đổi của Trung Quốc.
Đương nhiên, ngày nay, bành trướng không dễ dàng, êm ả mà gặp rất nhiều trở ngại, bởi quốc gia nào dù là nhỏ, yếu cũng chống lại và thế giới cũng không khoanh tay bàng quan đứng nhìn.
Video đang HOT
Điều mà Trung Quốc lo sợ nhất là khi các quốc gia nhỏ bé này liên kết lại với nhau, khi các quốc gia này biết tranh thủ hợp tác quốc tế để tạo ra một địa chính trị thuận lợi cho mình, cho khu vực. Lúc đó, chiến lược bành trướng của Trung Quốc hoàn toàn phá sản.
Chính vì vậy, chúng ta chẳng có gì là ngạc nhiên khi trên Biển Đông, Trung Quốc bằng mọi cách để thứ nhất là chia rẽ khối ASEAN, thứ hai là ngăn cản sự hợp tác của các nước trong ASEAN với Nhật Bản, Mỹ và Nga và cuối cùng là khiêu khích trắng trợn nhằm tạo cớ “để tấn công trả đũa” mà thực chất là dùng vũ lực xâm chiếm biển đảo của láng giềng nào mà Trung Quốc đã làm cho “trơ trọi”.
Phô trương sức mạnh, khiêu khích trắng trợn buộc đối phương hoặc run sợ, chịu mất chủ quyền hoặc động thủ trước tạo cớ cho Trung Quốc dùng sức mạnh áp đảo đánh chiếm là lá bài cuối cùng mà Trung Quốc thực hiện trên Biển Đông.
Giới quan sát không khó để nhận biết đối tượng mà Trung Quốc nhắm tới sau chuyến thăm của Ngoại trưởng Vương Nghị.
Quân cảng Cam Ranh, con bài chiến lược của Việt Nam, là nơi biểu hiện sự hợp tác quân sự tin cậy, toàn diện Việt-Nga, là nơi Việt Nam sẵn sàng dành cho các tàu chiến của Nga được hưởng ưu tiên đơn giản hóa thủ tục khi ghé vào.
Bình tĩnh, cương quyết và khôn khéo
Biển Đông không phải là “ao nhà” của Trung Quốc nhưng cũng không phải của Việt Nam toàn bộ, nó đủ rộng cho các quốc gia trong khu vực.
Việc giàn khoan “khủng” của Trung Quốc neo cách Hồng Kông 350 km hướng đông nam thì ảnh hưởng đến gì chúng ta?.
Trước sự việc Trung Quốc cho 32 tàu đánh cá vào khu vực Trường Sa, Bộ NG Việt Nam đã tuyên bố “theo dõi sát sao đoàn tàu đánh cá này”…nghĩa là nó sẽ hoạt động ở đâu, có vi phạm Luật biển Việt Nam hay không, tại vì Luật biển Việt Nam nói rõ nếu có điều nào chưa phù hợp thì lấy Công ước LHQ về Luật biển 1982 làm căn cứ… Đó mới chính là sự bình tĩnh cần thiết.
Dân tộc Việt Nam, quân đội Việt Nam bất luận thời nào đều có một quan điểm rõ ràng nhất quán như một lời thề của hồn thiêng sông núi là, cho dù kẻ thù có mạnh đến đâu, hung hãn đến đâu cũng chẳng bao giờ sợ, nếu xâm phạm vào chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc thì đều bị đánh đuổi, nghĩa là sẵn sàng chấp nhận chiến tranh, dù rất yêu chuộng hòa bình.
Không ai, đặc biệt là Trung Quốc, nghi ngờ về điều này vì lịch sử đã chứng minh.
Chính vì sẵn sàng chấp nhận điều xấu nhất có thể xảy ra cho nên Việt Nam vạch ra được một “giới hạn đỏ” để chủ động đối phó. Cương quyết và khôn khéo đấu tranh để đối phương không được bước qua giới hạn đỏ đó bằng mọi biện pháp có thể.
Chẳng hạn, nếu Trung Quốc cho tàu cà ngang ngược, bất chấp vào EEZ của Việt Nam thì chúng ta buộc họ phải rời khỏi bằng giải pháp nào nhẹ nhàng nhất nhưng có hiệu quả nhất hơn là dùng những giải pháp “ghê gớm” mà khiến ta “bị thua thiệt”.
Hành động của CSB Philipines bắn vào tàu cá Đài Loan là manh động, dại dột, tuy rất “ghê gớm” nhưng hậu quả là sẽ bị nhiều “thua thiệt”.
Tại sao khi Trung Quốc gây căng thẳng, Nhật Bản quyết định “làm mới” mối quan hệ với Mỹ, Nga, Ấn Độ? Tại sao Philipines lại muốn cho Mỹ sử dụng căn cứ Subic? Tại sao Triều Tiên kiên quyết sở hữu bằng được VKHN?…
Còn Việt Nam? Chúng ta có nhiều mối quan hệ, nhiều thứ để đấu tranh với Trung Quốc về Biển Đông mà có khi không nhất thiết phải ngay trên Biển Đông. Đó chính là sự khôn khéo trong đối ngoại chính trị, quốc phòng mà Việt Nam hoạt động như chàng Sơn Tinh “(khi) càng dâng nước thì (mới) càng cao ngọn núi”.
Điều hỗ trợ quyết định bền vững cho mọi giải pháp là Việt Nam biết đánh và dám đánh bất cứ ai nếu xâm hại chủ quyền. Không có điều cơ bản này mọi giải pháp đều không có giá trị, giống như nhà không móng.
Chẳng phải đơn giản hay kích động, khi tờ Chinese Today tự xem như là phiên bản của tờ Nhân Dân nhật báo Trung Quốc nhận định trong số 5 nước 6 bên tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông thì Việt Nam là “đối thủ đáng ngại” nhất của Bắc Kinh và Việt Nam là nước “có gan” nhất đương đầu với Bắc Kinh trên Biển Đông.
Đúng thế, “có gan” bởi Việt Nam bắt đầu bằng quan điểm nhất quán như đã nêu trên. Việt Nam buộc phải như thế trong khi rất muốn là một láng giềng hữu nghị, thân thiện.
Nếu như có ai đó tin rằng Việt Nam gây chiến chiếm biển đảo với Trung Quốc, “bắt nạt” Trung Quốc thì đó là kẻ thiểu năng trí tuệ, còn ai cố tình tuyên truyền như vậy kích để động dân chúng nước họ…thì làm sao họ có thể thắng trong cuộc chiến tranh hiện đại bằng lực lượng mù quáng như vậy?
Theo Dantri
Philippines thừa nhận bắn tàu Đài Loan
Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines hôm nay 10/6 thừa nhận đã bắn vào một tàu cá Đài Loan, trong vụ việc mà giới chức Đài Bắc cho biết khiến 1 ngư dân thiệt mạng.
Căng thẳng Biển Đông lại bị đẩy tăng cao kể từ khi Trung Quốc phái một đội tàu lớn xuống Trường Sa đánh bắt trái phép.
"Họ đã bắn vào máy để làm hỏng tàu...nếu ai đó thiệt mạng, họ đáng được gửi lời chia buồn nhưng không phải là lời xin lỗi", người phát ngôn Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines, trung tá Armand Balilo, cho biết với các phóng viên
Ông Balilo cho hay vụ việc xảy ra ở ngay phía bắc đảo chính Luzon của Philippines, trên kênh Balintang và là một phần của lãnh thổ Philippines, không có nước nào khác hay Đài Loan tuyên bố chủ quyền. Khi đó các nhân viên của họ đã thực hiện đúng nhiệm vụ là ngăn chặn đánh bắt trái phép.
Cũng theo Balilo, tàu của lực lượng bảo vệ bờ biển, dài 30m, ban đầu thấy 2 tàu cá và chúng đã cố gắng tiến về phía tàu của Philippines. Lực lượng bảo vệ bờ biển trên tàu đã bắn vào tàu nhỏ hơn, khi tàu này định đâm vào tàu Philippines.
"Họ đã bắn vào động cơ để vô hiệu hóa tàu. Họ đã có thể vô hiệu hóa tàu nhưng không biết là có ai đó bị bắn vào thời điểm đó", ông cho hay.
Sau đó lực lượng bảo vệ bờ biển nhanh chóng rời khu vực sau khi thấy một tàu thứ ba, "tàu màu trắng cỡ lớn" đang tiến tới. "Người của chúng tôi cảm thấy bị đe dọa nên đã rời khu vực", ông nói.
Trước đó, cũng trong ngày hôm nay, Hải quân Philippines phủ nhận lực lượng của họ bắn chết ngư dân trên tàu cá Đài Loan và cho biết không có tàu nào của họ hoạt động trong khu vực vào thời điểm xảy ra vụ việc.
Hôm qua, cơ quan ngoại giao Đài Loan cho biết tàu cá của hòn đảo này, với 3 người Đài Loan và 1 người Indonesia đã bị một "tàu chính phủ Philippines" bắn vào sớm ngày thứ năm. Vụ việc xảy ra cách cực nam của Đài Loan 164 hải lý và làm 1 ngư dân Đài Loan thiệt mạng.
Cơ quan ngoại giao Đài Loan không xác định loại tàu của Philippines, trong khi cơ quan bảo vệ bờ biển Đài Loan cho biết họ đang xác định thông tin xem có phải đó là tàu hải quân Philipines hay không.
Vụ việc xảy ra vào thời điểm Trung Quốc hôm thứ hai vừa qua phái một đội tàu 32 chiếc xuống quần đảo Trường Sa của Việt Nam để đánh bắt trong 40 ngày. Phía Philippines đã cử hải quân theo dõi sát đội tàu cá này, trong khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm qua cũng khẳng định phía Việt Nam theo dõi chặt chẽ thông tin và diễn tiến về đội tàu cá Trung Quốc.
Theo Dantri
10 cơn bão tốn kém nhất lịch sử Mỹ Cơn bão Katrina càn quét 6 vùng của Mỹ vào cuối tháng 8/2005 vẫn là trận thiên tai gây thiệt hại nặng nhất cho quốc gia này tính đến nay, lên tới 46,591 tỷ USD. Số liệu về tổn thất mặt kinh tế do các cơn bão gây ra được CNBC lấy từ Viện Thông tin Bảo hiểm của Mỹ, tính toán dựa...