Trả đất cho dân thách thức của chính phủ Myanmar
Chính phủ Myanmar, dưới sự lãnh đạo của Liên đoàn quốc gia vì Dân chủ (NLD), đang có kế hoạch trả lại cho nông dân những ruộng đất đã bị chính quyền quân sự trước đây tước đoạt. Nhưng đây là nhiệm vụ khó, nếu không nói là bất khả thi; phân tích của hãng tin Reuters.
Theo tiêu chuẩn của làng Hta Ni trong vùng đồng bằng Ayeyarwady ngập nước, gia đình bà Than Shin thuộc loại phú nông vì có tới 20 mẫu đất trồng lúa. Nhưng từ chỗ khá giả, gia đình này đã rơi xuống mức bần cùng vào năm 2000, khi chính quyền quân sự thu hồi ruộng đất của bà Than Shin để giao cho một công ty nuôi trồng thủy sản có quan hệ thân cận với tướng ShweMann, tư lệnh quân khu Tây Nam Myanmar.
Trao trả ruộng đất cho nông dân là một nhiệm vụ khó khăn, phức tạp của chính phủ Myanmar
Mấy năm sau đó, bà Than Shin đau đớn nhìn những mảnh ruộng đã bao đời nuôi sống gia đình mình bị biến thành ao cá. Hiện giờ bà Than Shin và gia đình sống trong một túp lều ven con đường chính dẫn tới Yangon, trung tâm kinh tế lớn nhất nước cách đó hai giờ chạy xe; ông chồng đã 67 tuổi của bà hàng ngày đạp xe đạp đi bán lẻ sữa đậu nành. “Cả đời chúng tôi phụ thuộc vào ruộng đất. Khi họ tịch thu ruộng, chúng tôi không còn gì cả, không có thu nhập; có lúc chúng tôi phải ăn lá cây để tồn tại”, bà nói.
Chuyện của gia đình bà Than Shin chỉ là một trong hàng ngàn trường hợp minh chứng cho cái mà đảng NLD tố cáo là một “sự tước đoạt có hệ thống ruộng đất của nông dân để giao cho những doanh nghiệp cánh hẩu (crony) thân cận với chính quyền quân sự” cai trị Myanmar trong nửa thế kỷ qua. Một trong những chủ trương lớn của đảng NLD – do bà Aung San Suu Kyi làm lãnh đạo – là trao trả quyền sở hữu ruộng đất cho hàng triệu nông dân.
Đảng NLD giành chiến thắng áp đảo trong cuộc tổng tuyển cử tháng 11 năm ngoái có phần nhờ vào sự ủng hộ của các nông dân bị mất đất. Và ngay sau thắng lợi vang dội đó, đảng NLD đã chỉ thị cho các đảng bộ ở cơ sở bắt đầu thu thập, tập hợp thông tin về các vụ tịch thu, tranh chấp đất đai trên cả nước. Tháng 4-2016, chỉ vài ngày sau khi chính phủ dân cử đầu tiên ở Myanmarkể từ năm 1962 được thành lập, thứ trưởng bộ nông nghiệp đã nói với báo chí rằng, trả lại ruộng đất cho người chủ hợp pháp là một nhiệm vụ của chính phủ mới. Và bây giờ, chính phủ Myanmar đã bắt đầu thực hiện nhiệm vụ ấy.
Video đang HOT
Ông Sein Win, đại biểu quốc hội phụ trách giám sát kế hoạch này, nói với hãng tin Reuters rằng tất cả những trường hợp mất đất sẽ được xem xét giải quyết trong vòng một năm. Tuy nhiên, khung thời gian này quá hạn hẹp vì để tháo gỡ những vụ tranh chấp đất đai, chính phủ mới của Myanmar phải dung hòa được các nhóm lợi ích hùng mạnh, nhiều nhóm có quan hệ chặt chẽ với quân đội. Nếu đẩy mạnh kế hoạch này, có khả năng bà Suu Kyi phải đụng chạm với các tướng lĩnh và điều đó đe dọa tiến trình dân chủ hóa mong manh của đất nước.
Ở Myanmar, đất đai thuộc sở hữu nhà nước, nông dân chỉ có quyền sử dụng đất để canh tác. Khi nền kinh tế còn vận hành theo phương thức kế hoạch hóa tập trung thì không ai chú ý nhiều tới giá trị của ruộng đất, nhưng khi Myanmar chuyển sang kinh tế thị trường, đất đai bỗng trở nên đắt giá. Ông Sein Win – nghị sĩ thuộc đảng NLD – nói rằng, “Phần lớn các vụ thu hồi đất của nông dân diễn ra trong thập niên 1990 và đầu thập niên 2000. Đất đai thu hồi được đã được giao cho quân đội, cho các doanh nghiệp, các bộ, sở trong chính phủ”. Ông cũng cho biết, số vụ chiếm đất của nông dân có thể lên tới hàng trăm ngàn vụ và có từ 3-5 triệu mẫu đất của nông dân đã bị tịch thu.
Năm 2011 khi Tổng thống Thein Sein bắt đầu mở cửa đất nước theo hướng dân chủ hóa, những người nông dân mất đất cũng bắt đầu cuộc đấu tranh đòi lại ruộng đất của mình và xung đột đã xảy ra rải rác ở khắp nước. Quốc hội Myanmar thời chính quyền quân sự đã lập ra hai cơ quan điều tra và giải quyết các vụ khiếu nại của nông dân, nhưng các cơ quan này bị tố cáo là làm việc chậm chạp. Theo báo chí địa phương, trong bốn năm các cơ quan này đã tiếp nhận 17.000 trường hợp khiếu kiện nhưng chỉ giải quyết chưa tới 1.000 vụ.
Ngay sau khi được thành lập cách đây vài tháng, chính phủ mới của Myanmar do đảng NLD lãnh đạo cũng đã lập ra một cơ quan đặc biệt (taskforce) để giải quyết các vụ chiếm đất. Trong tháng 6-2016, cơ quan này đã thu hồi 6.434 mẫu đất trong vùng đồng bằng Ayeyarwady để trả lại cho 324 gia đình nông dân, theo thông tin từ báo Myanma Alinn Daily.
Nhưng có nhiều khó khăn ở phía trước vì vấn đề vừa có quy mô lớn, vừa hết sức phức tạp. Một trong những trở ngại là xác định nguồn gốc đất. Ông Shwe Mann – cựu tư lệnh quân khu, cựu Chủ tịch Quốc hội Myanmar dưới thời quân quản và nay là một trong những chính trịgia quyền lực nhất Myanmar, một cộng sự thân tín của bà Suu Kyi- cho rằng việc tịch thu ruộng đất của nông dân trước đây là phù hợp với chương trình gia tăng sản lượng nông nghiệp và bảo đảm an ninh lương thực và do vậy không phải là hành động phi pháp.
Theo Namati – một tổ chức phi chính phủ hỗ trợ pháp lý cho nông dân Myanmar, ở quân khu Tây Nam mà ông Shwe Mann làm tư lệnh, chính quyền quân sự đã tịch thu khoảng 1.000 mẫu đất của 200 hộ gia đình; trong số này có 474 mẫu đất ở làng Hta Ni của bà Than Shin nói ở đầu bài. Số đất này được giao cho Công ty Thủy sản Asia Might Co. Ltd. – một “doanh nghiệp sân sau” của ông Shwe Mann, do một người anh em của ông làm giám đốc. “Rất nhiều làng, đặc biệt là ở vùng đồng bằng Ayeyarwady, bị mất gần hết đất canh tác sau các vụ chiếm đất đó”, ông Tim Millar, Giám đốc chương trình Myanmar của Namati, nói.
Tuy nhiên, trong cuộc trả lời phỏng vấn hiếm hoi với hãng Reuters, ông Shwe Mann cho rằng, phần lớn đất đai được giao cho ông là “đất trống, đất hoang”, không giống như những gì được thể hiện trên bản đồ ở phòng đăng ký đất đai; thêm vào đó, theo ông, nông dân thường không muốn đăng ký đất canh tác để tránh tham gia vào nền kinh tế tập thể.
Khó khăn còn ở chỗ, ở nhiều vùng, nông dân thường không có đủ hồ sơ giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất của họ, thiếu biên lai nộp thuế đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất canh tác, hợp đồng vay vốn với chính phủ hoặc lời khai của các nhân chứng. Trận siêu bão Nagris năm 2008 tàn phá vùng đồng bằng Ayeyarwady, làm hơn 140.000 người thiệt mạng, cũng đã phá hủy hoặc làm thất lạc những tài liệu về đất đai mà nông dân cất giữ trong nhà.
Theo khảo sát của Reuters, nhiều nạn nhân của các vụ chiếm đất cũng không biết ai sở hữu những mảnh ruộng mà họ từng canh tác. Đất đai lại bị chia nhỏ, bị mua đi bán lại qua nhiều đời chủ càng làm cho việc giải quyết tranh chấp trở nên hết sức gian nan, phức tạp. Ngay mấy trăm mẫu đất của làng Hta Ni được giao cho Công ty Thủy sản Asia Might liên quan tới tướng ShweMann cũng đã bị công ty này chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp khác gần chục năm trước, theo văn phòng đăng ký đất đai địa phương.
Cuối cùng, việc thu hồi đất trả lại cho nông dân sẽ đụng chạm đến quyền lợi của các nhóm lợiích có gốc rễ trong quân đội. Hiến pháp Myanmar dành cho quân đội những chứcbộ trưởng quan trọng trong chính phủ và quan hệ giữa bà Aung San Suu Kyi – lãnh đạo NLD – với các tướng lĩnh quân đội chưa thật sự thuận lợi để có thể tạo ra sự đồng thuận trong việc giải quyết những vấn đề nhạy cảm của đất nước.
Ông Sein Win của đảng NLD tự tin rằng, với đa số phiếu trong quốc hội, đảng NLD có thể vượt qua được sự chống đối của phe quân đội. Tuy nhiên, các nhà quan sát không lạc quan như vậy. “Những vụ chiếm đất này có giải quyết được hay không tùy thuộc vào việc đảng NLD có quan hệ tốt với các nhà lãnh đạo quân đội hay không”, ông Myint Naing, Giám đốc Tổ chức Human Rights Watch Defence, một tổ chức phi chính phủ hỗ trợ nông dân làng Hta Ni, nhận xét.
Theo Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn
Mỹ thúc Myanmar tăng cường cải cách
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 22.5 thúc giục chính phủ Myanmar tăng cường cải cách nhằm hoàn tất quá trình chuyển đổi sang nền dân chủ.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và người đồng cấp Myanmar Aung San Suu Kyi gặp gỡ báo giới sau cuộc hội đàm ở thủ đô Naypyidaw. REUTERS
Theo AP, phát biểu sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Myanmar Aung San Suu Kyi ở thủ đô Naypyidaw, ông Kerry cam kết Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ Myanmar, đồng thời đánh giá cao những tiến bộ đạt được kể từ khi đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ (NLD) lên cầm quyền vào cuối tháng 3 sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử lịch sử hồi năm ngoái.
Chuyến thăm của ông Kerry diễn ra chưa đầy 1 tuần sau khi chính quyền của Tổng thống Barack Obama dỡ bỏ trừng phạt đối với 10 công ty và ngân hàng nhà nước Myanmar, nhưng vẫn duy trì các hạn chế về thương mại và đầu tư đối với quân đội nước này.
Ngoại trưởng Kerry hôm 22.5 khẳng định chìa khóa để dỡ bỏ những biện pháp trừng phạt còn lại là Myanmar phải tiếp tục đường hướng cải cách, nhưng hiến pháp hiện hành đang là một rào cản lớn. Nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ kêu gọi sửa đổi hiến pháp nhằm thể hiện sự tôn trọng hoàn toàn đối với chính quyền dân sự, phân chia rạch ròi quyền lực giữa các nhánh của chính phủ, đồng thời bảo vệ quyền của các dân tộc thiểu số.
Người Rohingya vẫn bị đối xử tàn tệ ở Myanmar. REUTERS
Hiện tình trạng người Rohingya bị đối xử tàn tệ ở Myanmar vẫn là một trở ngại lớn trong quan hệ giữa Naypyidaw và Washington. Về vấn đề này, Ngoại trưởng Suu Kyi hôm 22.5 kêu gọi Mỹ cho Myanmar thêm thời gian để xử lý thấu đáo, đồng thời bày tỏ hy vọng Washington sớm dỡ bỏ những biện pháp trừng phạt mà bà cho là đã lỗi thời.
Khang Huy
Theo Thanhnien
Quân đội Myanmar xác nhận tuân theo chính phủ mới Người đứng đầu quân đội Myanmar đánh tan mọi nghi ngờ về mối quan hệ căng thẳng với chính phủ khi nói rằng quân đội đang thực thi nhiệm vụ dưới sự lãnh đạo của tân chính phủ do đảng của bà Aung San Suu Kyi nắm quyền. Tướng Min Aung Hlaing, tư lệnh quân đội Myanmar tiễn bà Suu Kyi ra sân...