Trà đá, xe ôm tăng “thu” nhờ hầu bao sĩ tử
Một quán cóc nhỏ bé với vài chai nước ngọt, một vài cái cốc, một xô nước con con, một ca trà đá liên tục đầy rồi vơi, mang lại nguồn thu siêu khủng trong một ngày gần ba triệu đồng.
Thời tiết Hà Nội những ngày vừa qua nắng nóng gay gắt, cũng đúng vào đợt thi tuyển sinh đại học và cao đẳng, vì thế lượng người đổ về Hà Nội ngày càng đông. Nắm bắt được điều đó nhiều quán trà đá tự phát mọc lên nhan nhản trên vỉa hè, thậm chí trên cả lòng đường.
Trước cửa bến xe Mỹ Đình có đến gần chục quán trà đá chạy dọc theo vỉa hè phía trước cửa bến xe. Thậm chí nhiều quán trà đá còn ngang nhiên căng bạt, dựng lều cạnh khu vực hầm đường bộ gây khó khăn cho người đi bộ khi muốn qua đường.
Thu nhập siêu khủng từ những quán trà đá đơn sơ giữa vỉa hè thế này
Lân la ngồi hai quán trà đá ở cổng bến xe Mỹ Đình, chúng tôi phát hoảng với giá một cốc trà đá nhạt thếch lên đến 5,000 đồng một cốc.
Chủ quán cho biết, một ngày chị bán khoảng 500 cốc trà đá, nhẩm tính sơ sơ thu nhập từ một quán cóc nhỏ bé với vài chai nước ngọt, một vài cái cốc, một xô nước con con, một ca trà đá liên tục đầy rồi vơi lên đến mức siêu khủng là một ngày (trong mùa thi này) gần ba triệu đồng.
Chủ quán hồn nhiên nói về thu nhập cực khủng của mình: Bọn em nắng nôi ngoài trời thế này, thu nhập thế đáng bao nhiêu. Mà có phải chỗ đó bọn em được ăn cả đâu. Anh nghĩ tự nhiên mà bọn em được ngồi yên ở đây mà bán trà đá thế này chắc. Anh qua hỏi mấy ông xe ôm kia kìa. Một ngày ông ấy bán cái chỗ ngồi trên yên xe cũng phải gần gấp đôi quán trà đá của tôi…
Khi một cặp phụ huynh và sĩ tử đang uống nước, chủ quán cầm 2 cốc trà đá còn gần một nửa của khách hất xuống đường và thản nhiên tráng cốc.
Vị khách phản ứng: Tôi đang uống dở mà.
Chủ quán chặn lời: Hai bố ngồi đây gần tiếng đồng hồ rồi đấy ạ. Uống cốc trà đá mà ngồi cho… ra đấy thì tôi bán hàng cho ma à.
Video đang HOT
Lực lượng chức năng xuất hiện, nhưng… khó dẹp các quán trà đá lấn chiếm vỉa hè.
Chị chủ quán vừa dứt lời, chúng tôi đưa máy ảnh lên lia lia hai vòng định chụp cái gia tài nhỏ kiếm ra tiền triệu mỗi ngày thì một cảnh sát xuất hiện ngay trước mặt giơ gậy lên hỏi: Các anh định chụp gì ở đây đấy? Anh bạn đồng nghiệp trả lời chúng tôi là phóng viên, đang chụp hình sĩ tử tránh nắng.
Đồng chí cảnh sát gõ gõ gậy lên xe cảnh cáo. Các anh để xe giữa vỉa hè của người đi bộ đấy, nhanh lên rồi đưa xe đi. Nhưng tuyệt nhiên đồng chí cũng không hề đả động đến quán trà đá đang ngự giữa vỉa hè của người đi bộ. Chị chủ quán nhìn chúng tôi tủm tỉm cười ranh mãnh.
Chúng tôi chuẩn bị rút, thì một bác xe ôm mới chở khách về xà vào quán bô bô. (…) (Chửi thề – PV), tưởng bắt được mấy “con gà” hóa ra bọn rách. Đi gần hai cây số mà trả có 30 nghìn đồng. Không bõ nắng.
Xe ôm cũng tranh thủ ” chặt chém” mùa sĩ tử lai kinh ứng thí.
Chủ quán trà đá rót một cốc nước rồi lên tiếng. Ôi dào ăn đậm mãi thì để chết trên đống tiền à, cũng phải phát ăn phát xịt chứ. Mà sáng đến giờ chạy cả chục cua thế rồi còn gì.
Tôi bắt chuyện: Bác chạy xe thế này cũng vất vả nhỉ. Liệu mùa thi này ngày có kiếm được ngày một củ (một triệu – PV dùng từ lóng của giới xe ôm để nói chuyện) không bác? Tay xe ôm trợn mắt. Ông bảo một củ thì tôi ở đây làm gì.
Xe ôm “gánh” ba, thậm chí… tải bốn là hình ảnh thường thấy ở bến xe Mỹ Đình.
Ngày bình thường thì không nói làm gì. Những ngày này phải tranh thủ mà “chém” chứ. Ban nãy, tôi chở ba đứa học sinh vào Đại học Sư phạm (cách bến xe Mĩ Đình chừng 2km – PV) mỗi đứa nát ra cũng phải trả tôi 30 cành (30 nghìn – PV). Những chỗ khác xa hơn thì phải hơn thế nữa. Ngày tôi chạy khoảng vài chục lượt chắc ông cũng tính được chứ hả.
Chúng tôi thực sự giật mình khi nhẩm tính ra trong mùa thi ngót nghét một ngày xe ôm của anh này thu nhập đến ba, bốn triệu đồng, bằng cả tháng lương công chức.
Như vậy, có thể thấy mùa thi cũng là mùa mà các gia đình và sĩ tử chắt bóp tiền để đưa con lên thành phố đi thi. Đây cũng là dịp các sĩ tử móc hầu bao eo hẹp của mình để trả phí cho những dịch vụ ăn theo đắt đỏ nơi thành thị.
Theo PLXH
Hoảng hồn với cốc trà đá 15.000 đồng
Chưa hết mệt mỏi vì đi tàu đường dài và phải thức cả đêm trông đồ, bác Trình (Bắc Cường, Lào Cai) lại được phen hoảng hồn khi bị bà chủ quán nước trước cổng ga Hà Nội "quạt" 15.000 đồng một cốc trà đá.
Uống trà phải... trả thêm tiền ghế
Đưa con đi thi đại học, xuống ga Hà Nội lúc 4 giờ 30 sáng, Bác Trình (Bắc Cường, Lào Cai) ghé vào một quán nước trước cổng ga để chờ trời sáng hẳn rồi mới tìm đường đến điểm thi. Đoán trước là giá cả những ngày này sẽ đắt đỏ nên bác chỉ dám gọi 2 cốc trà đá để lấy chỗ ngồi cho 2 cha con. Đâu ngờ khi đứng dậy trả tiền, bác vẫn bị choáng váng khi bà chủ quán nói tỉnh bơ "30.000 đồng 2 cốc". Thấy bác "chết đứng" vài giây rồi mới chịu rút ví trả tiền, bà chủ quán còn bồi thêm một câu: "Ngồi cả tiếng đồng hồ, ba mươi ngàn là còn rẻ chán".
Chưa hết mệt mỏi vì đi tàu đường dài, phải thức cả đêm để trông đồ cho con ngủ, lại bị "chém đẹp" ngay khi vừa bước chân đến Hà Nội, bác Trình tiu nghỉu: "Nước thì cũng đã uống rồi, người ta tính bao nhiêu thì đành phải chịu thế thôi. Tôi cũng biết là mùa thi thì cái gì cũng đắt đỏ nhưng không ngờ lại đến mức độ này".
Cứ đến kỳ thi đại học, khi các sĩ tử và phụ huynh đổ dồn về Hà Nội cũng là lúc các dịch vụ ăn uống bước vào mùa "hốt bạc" (Ảnh V.Đ)
Anh Kiên, quê Nam Định, đưa em gái đi thi trường ĐH Xây dựng cũng phải trả 20.000 đồng một cốc nước mía (ngày thường là 7.000 đồng) để có chỗ ngồi tránh nóng ở cổng bến xe Giáp Bát. Đã lên Hà Nội nhiều lần, khá quen với cái cảnh "chặt chém" ở quán nước trước cổng bến xe nên anh Kiên tỏ ra khá cam chịu: "Thành thông lệ rồi, năm nào mà chả thế. Mình cần thì phải chấp nhận đắt một tí. Cả năm có được mỗi mùa thi người ta cũng phải tranh thủ "làm ăn" chứ."
Không chỉ có trà đá, nước mía, những đồ uống khác như C2, trà xanh 0 độ, Lavie,... đều đồng loạt tăng lên 15.000 - 20.000 đồng/chai, đắt ít gấp 2, gấp 3 lần so với giá bán ngày thường.
Đến hẹn lại lên, cứ đến kỳ thi đại học, khi các sĩ tử và phụ huynh đổ dồn về Hà Nội cũng là lúc các dịch vụ ăn uống bước vào mùa "hốt bạc". Theo ghi nhận của PV, quanh các điểm dự thi đã mọc lên nhan nhản các quán nước di động. Lợi dụng cảnh "cầu thừa cung thiếu", các chủ quán không chỉ hét giá vô tội vạ mà thái độ phục vụ cũng rất kém.
"Tăng giá thì đã đành, đằng này bỏ tiền ra mua mà có khi còn bị chửi xơi xơi cứ như đi ăn xin ấy. Như sáng nay tôi mua chai nước khoáng lạnh bị quát 15.000 đồng, vừa mới kịp nhăn mặt là bà bán nước đã vội đốp ngay: chê đắt thì đi mua chỗ khác", anh Hùng (quê Hải Dương) bức xúc.
Nhà trọ, nhà nghỉ ép giá
Cùng với lượng thí sinh đổ về Hà Nội ngày càng nhiều, dịch vụ cho thuê nhà trọ ngắn ngày cũng nở rộ khắp nơi trong thành phố. Từ phòng trọ bình dân, đến phòng trọ cao cấp nằm trong các chung cư mini đều lấy lý do mọi thứ tăng giá, nhà trọ thi đại học cháy phòng để hét giá. Phụ huynh muốn con yên tâm thi cử nên buộc lòng phải thuê với giá cao hơn bình thường rất nhiều.
Chị Liên, quê Bắc Giang, đưa con dự thi trường ĐH Thương mại ngậm ngùi bỏ ra 800 ngàn đồng cho 4 ngày thuê một phòng trọ rộng 16m2 ở ngõ 105, Hồ Tùng Mậu ngay sau trường ĐH Thương Mại. Chị bảo: "Nghe nói ngoài này tắc đường ghê lắm nên em nó bảo tìm phòng trọ gần trường đi lại cho an tâm. Cũng chỉ có một lần đi thi, thôi thì chắt bóp cho con có chỗ ăn chỗ ngủ thoải mái mới thi cử tốt được".
Phụ huynh và thí sinh nên liên hệ với SV tình nguyện để được hướng dẫn tìm nhà trọ miễn phí, giá rẻ (Ảnh M.T)
Lo ngại tình trạng tắc đường, nên những phòng trọ gần với địa điểm thi được sĩ tử săn lùng rất ráo riết. Tuy nhiên, họ cũng phải chấp nhận giá thuê rất đắt. Trong khi đó, một số phụ huynh và sĩ tử lại chấp nhận đi xa một chút để tiết kiệm chi phí.
"Phòng trọ cách trường 200m thì giá 180.000 đồng một người một đêm. Đi gần 2km thì chỉ còn 100.000 đồng một người một hôm. Tính ra cũng tiết kiệm được kha khá nên bố con em quyết ở chỗ xa hơn. Dậy sớm một chút là sẽ không lo bị muộn", em Kiều Trang, quê Thanh Hóa, dự thi trường ĐH Luật, ĐH Quốc gia Hà Nội chia sẻ.
Theo tìm hiểu của PV, Thành đoàn Hà Nội đã liên hệ được hơn 72.000 nhà trọ miễn phí, giá rẻ cho thí sinh. Tại các nhà trọ giá rẻ, giá thuê chỉ 30.000-40.000 đồng một người mỗi ngày, giá thuê ở ký túc xá cũng chỉ dao động từ 25.000-30.000 một người một ngày. Để tránh cảnh "chặt chém", phụ huynh và sĩ tử nên nhờ thanh niên tình nguyện giúp đỡ để tìm được nơi nghỉ ngơi an toàn với giá cả hợp lý.
Theo VietNamNet
Trà chanh trong những ngày hè tại Hà Nội Hà Nội đang phải trải qua những ngày nắng nóng nhất của mùa hè. Những quán nước vỉa hè đang là sự lựa chọn của phần đông dân Hà Nội, đặc biệt là đối với giới trẻ. Hình ảnh về những quán trà đá vỉa hè của các cụ già ngày xưa đang dần được thay thế bởi những quán trà chanh.>>Tra...