Trả 40 triệu/tháng cho GV tiếng Anh
100 giáo viên (GV) Philippines sẽ tham gia giảng dạy thí điểm tiếng Anh tại các trường tiểu học, THCS trên địa bàn TP HCM bắt đầu từ tháng 11 này. Tuy nhiên, mức lương hàng tháng họ nhận 2.000 USD/ tháng do phụ huynh chi trả.
100 GV nói trên được tuyển chọn theo chương trình hợp tác văn hóa, giáo dục… của hai nước Việt – Philippines được tuyển dụng theo đề án “Phổ cập và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh phổ thông và chuyên nghiệp TP HCM giai đoạn 2010-2020.
Ông Lê Hồng Sơn, giám đốc Sở GD-ĐT TP HCM cho biết, lúc phê duyệt đề án, UBND TP đồng ý cấp 50% kinh phí thực hiện việc tuyển dụng GV, phần còn lại huy động sự đóng góp của cha mẹ học sinh. Tuy nhiên, do tình hình kinh tế khó khăn, thành phố sẽ không chi trả kinh phí dạy thí điểm cho GV tiếng Anh bản ngữ, những GV này sẽ được thu nhập theo phương thức xã hội hóa với 100% kinh phí đóng góp từ phụ huynh.
Video đang HOT
Mức lương hàng tháng giáo viên giảng dạy thí điểm hợp tác giáo dục nhận 2.000 USD/ tháng do phụ huynh chi trả
Cụ thể, mức lương khoảng 40 triệu đồng/tháng/người (tương đương 2.000 USD) – mỗi GV đảm nhận 35 tiết/tuần (20 tiết trực tiếp đứng lớp, số tiết còn lại là sinh hoạt ngoại khóa) do phụ huynh chi trả.
Về kinh phí mua sắm trang thiết bị triển khai đề án, thành phố chỉ chấp thuận cho Sở GD-ĐT mua 1.032 bộ thiết bị ngoại ngữ đa chức năng trang bị cho 194 trường tiểu học và 450 trường mầm non nhưng cha mẹ HS phải góp 50%, ngân sách quận, huyện và TP trả 50%.
Theo tính toán của Sở, với mức chi trả cho GV bản ngữ là 2.000 USD/tháng mỗi HS sẽ đóng 120.000 đồng/tháng, thời gian học từ 1-2 tiết/tuần. Ngoài ra, mỗi học sinh còn phải đóng tiền trang thiết bị cho việc học tiếng Anh với mức dao động từ 500.000 – 2 triệu đồng/ em, tùy theo số lượng học sinh của từng trường ít hay nhiều.
Đề án Phổ cập và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh phổ thông và chuyên nghiệp TP HCM giai đoạn 2010-2020 cho HS TP HCM đã được UBND TP duyệt theo Quyết định số 448 ngày 31.1.2012. Lúc mới phê duyệt đề án này, UBND TP đồng ý cấp kinh phí 50% để thực hiện việc tuyển dụng GV, 50% còn lại huy động sự đóng góp của cha mẹ HS.
Tuy nhiên, trong cuộc họp ngày 7/8/2012, bàn về kinh phí thực hiện đề án và tuyển GV bản ngữ với các sở ngành, lãnh đạo UBND TP đã kết luận, kinh phí để thực hiện thí điểm tuyển dụng GV tiếng Anh bản ngữ sẽ phải huy động 100% từ cha mẹ HS.
Theo VNN
Sở muốn nhanh, cục chần chừ!
Bộ GTVT có QĐ 1430/2012 cho phép sở GTVT từ ngày 20.9.2012 được thí điểm tổ chức đăng kiểm cho tàu thuyền có trọng tải dưới 1.000 tấn, phương tiện có sức chở dưới 100 người. Tuy vậy, đến nay, sở GTVT vẫn không thể "động đậy" gì, bởi sự chần chừ của Cục Đăng kiểm Việt Nam trong việc thực hiện trách nhiệm tổ chức đào tạo, hướng dẫn nghiệp vụ bổ sung cho các đăng kiểm viên.
Các phương tiện thủy nội địa khu vực TPHCM ngày càng được đầu tư, đóng mới với trọng tải lớn.
Lâu nay, các đơn vị đăng kiểm thuộc Sở GTVT TPHCM chỉ được phân cấp thực hiện đăng kiểm đối với các phương tiện thủy nội địa (PTTNĐ) có sức chở dưới 50 người, phương tiện có trọng tải dưới 200 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính dưới 135 mã lực, ụ nổi, bến nổi có chiều dài nhỏ hơn 10m. Đối với những phương tiện lớn hơn phải đăng kiểm tại các đơn vị thuộc Cục Đăng kiểm VN. Theo sở GTVT, quy định phân cấp hiện nay đã lạc hậu không còn phù hợp, vì thực tế cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, PTTNĐ loại nhỏ dần dần cũng được đầu tư, thay thế bằng những loại phương tiện có trọng tải, công suất lớn, phong phú về chủng loại kích cỡ.
Do vậy, đối với những PTTNĐ lớn hơn 200 tấn hoặc trên 135 mã lực đang hoạt động khi hết hạn đăng kiểm muốn đăng kiểm lại phải liên hệ với các cơ quan thuộc Cục Đăng kiểm VN gặp không ít khó khăn, vì điều kiện xa không thuận tiện, chủ phương tiện ít có được sự lựa chọn nơi đăng kiểm. Xét thấy cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ cán bộ đăng kiểm viên đáp ứng được các tiêu chuẩn đăng kiểm đối với PTTNĐ loại lớn nên sở GTVT đã đề nghị Bộ GTVT.
Và, ngày 20.6.2012, Bộ GTVT có QĐ số 1430 cho phép sở GTVT được thí điểm đăng kiểm đối với PTTNĐ có sức chở dưới 100 người, phương tiện có trọng tải dưới 1.000 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính dưới 400 mã lực, ụ nổi, bến nổi có chiều dài thiết kế nhỏ hơn 35m. Thời gian bắt đầu thí điểm đăng kiểm những loại PTTNĐ trên bắt đầu thực hiện từ 20.9.2012.
Để các đơn vị thuộc Sở GTVT TPHCM có thể thực hiện thí điểm từ ngày 20.9, Bộ GTVT giao Cục Đăng kiểm VN trong tháng 6 - 7 - 8.2012 phải có trách nhiệm tổ chức đào tạo, hướng dẫn nghiệp vụ bổ sung (không giới hạn loại, cỡ PTTNĐ được đăng kiểm) cho các đăng kiểm viên thuộc quản lý của Sở GTVT TPHCM.
Đồng thời, Bộ GTVT giao trách nhiệm cho Cục Đăng kiểm VN cấp lại giấy chứng nhận đăng kiểm viên, cung cấp văn bản, phần mềm quản lý chỉ đạo các chi cục đăng kiểm tạo điều kiện tốt nhất để các đăng kiểm viên của các đơn vị thuộc sở GTVT học tập kinh nghiệm, mô hình tổ chức, công tác đăng kiểm, quản lý...
Bộ GTVT chỉ đạo là vậy, song thực tế theo ông Trần Thế Kỷ - Phó GĐ sở GTVT - sở ít nhất 2 lần gửi văn bản đề nghị Cục Đăng kiểm thực hiện trách nhiệm của mình được Bộ GTVT giao, nhưng đến nay Cục Đăng kiểm VN vẫn chần chừ chưa triển khai.
Tại văn bản trả lời đề nghị của sở GTVT, Cục Đăng kiểm VN chỉ đề nghị chung chung TPHCM cần chỉ đạo tăng cường kiểm tra, kiểm soát và thực hiện đăng kiểm cho hết 100% PTTNĐ loại nhỏ đã được phân cấp lâu nay. Rồi Cục Đăng kiểm VN cũng cho rằng, hiện đang đánh giá lại toàn bộ đăng kiểm viên trong hệ thống để phân loại...
Trong khi đó, những nội dung chính về việc hỗ trợ tổ chức đào tạo, hướng dẫn nghiệp vụ bổ sung cũng như tạo điều kiện cho các đơn vị đăng kiểm thuộc Sở GTVT TPHCM được tiếp cận học hỏi công tác quản lý, đăng kiểm, mô hình tổ chức như chỉ đạo của Bộ GTVT thì lại không thấy Cục Đăng kiểm VN đề cập đến.
Bởi những lẽ trên, nên đến nay đã quá thời hạn bắt đầu thí điểm hơn 1 tháng và dù muốn triển khai thực hiện sớm nhằm tạo nhiều sự lựa chọn cho chủ phương tiện, nhưng hiện các đơn vị đăng kiểm thuộc sở GTVT vẫn không thể triển khai được.
Theo laodong
Phụ huynh gánh 100% kinh phí thuê GV tiếng Anh bản ngữ TPHCM từng bàn đến việc cấp kinh phí tuyển dụng giáo viên bản ngữ thực hiện đề án phổ cập và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh phổ thông. Cuối cùng khoản kinh phí này được huy động toàn bộ từ phụ huynh. Thông tin này được cập nhật tại cuộc họp giữa Sở GD-ĐT TPHCM và hơn...