TQ xây ống 1.000km qua Mông Cổ lấy nước từ hồ Nga
Trung Quốc đang có kế hoạch lấy nước từ hồ nước ngọt sâu nhất thế giới, bơm về tỉnh Cam Túc hạn hán của nước này.
Trung Quốc đang có kế hoạch lấy nước từ hồ Baikal của Nga bằng đường ống dài 1.000km
Trung Quốc đang có kế hoạch xây dựng một đường ống dài 1.000 km để bơm nước từ Siberia đến vùng tây bắc khô hạn của Trung Quốc.
Theo truyền thông Trung Quốc, các nhà quy hoạch đô thị ở thành phố Lan Châu, thủ phủ của tỉnh Cam Túc, vừa đề xuất lấy nước từ hồ Baikal của Nga cho tỉnh. Hồ Baikal là hồ nước ngọt sâu nhất và có lượng nước nhiều nhất thế giới.
Li Luoli, một trong những học giả ủng hộ kế hoạch, tuyên bố dự án này hoàn toàn khả thi về mặt lý thuyết và “rất có lợi” cho Trung Quốc.
“Một khi các vấn đề kỹ thuật được giải quyết, các nhà ngoại giao nên ngồi xuống và nói chuyện về cách mỗi bên hưởng lợi từ sự hợp tác quốc tế này”, ông Li, phó chủ tịch của Hiệp hội Cải cách Kinh tế Trung Quốc, nói.
Video đang HOT
Hồ Baikal là hồ nước ngọt sâu nhất và có lượng nước nhiều nhất thế giới
Theo tờ Thời báo Hoàn cầu, đường ống này sẽ làm giảm “cơn khát” của tỉnh Cam Túc, nơi chỉ có tổng lượng mưa 380mm trong cả năm ngoái.
Đường ống dự kiến bắt đầu ở điểm cực tây nam của hồ Nga và kéo dài khoảng 1.000km, qua Mông Cổ tới thủ phủ của Cam Túc.
Dự án sẽ giúp tăng trưởng “môi trường sinh thái” và nền kinh tế của Cam Túc, cả hai đều bị ảnh hưởng không nhỏ bởi thiếu nước.
Kế hoạch quyết liệt cho thấy mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng nước mà Trung Quốc đang phải đối mặt.
Cam Túc chỉ có 380mm mưa năm ngoái
Theo Guardian, dân số Trung Quốc chiếm 20% dân số thế giới nhưng chỉ sở hữu 7% nước ngọt. Đặc biệt, miền bắc nước này đang phải đối mặt với sự thiếu nước nghiêm trọng do đô thị hoá, sử dụng lãng phí và ô nhiễm.
Kế hoạch bơm nước từ Siberia không phải là kế hoạch tương tự đầu tiên.
Năm ngoái, Bộ trưởng Nông nghiệp Nga, ông Alexander Tkachev, từng đề xuất bơm nước qua Kazakhstan tới Tân Cương, một vùng khô hạn khác của Trung Quốc, nhưng với điều kiện “tuân thủ đầy đủ quyền lợi của Nga, kể cả vấn đề môi trường”.
Các nhà khoa học của Nga cho biết: “cung cấp nước sạch cho Trung Quốc có thể là một lĩnh vực xuất khẩu đầy hứa hẹn của Nga”.
Theo Danviet
Putin quan ngại về đập thủy điện Trung Quốc tài trợ ở Mông Cổ
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm qua thể hiện sự quan ngại về việc Mông Cổ lên kế hoạch xây nhà máy thủy điện trên dòng sông đổ vào Hồ Baikal, cảnh báo nó có thể đe dọa hồ sâu nhất thế giới này.
Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc gặp các lãnh đạo Trung Quốc, Mông Cổ bên lề hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác An ninh Thượng Hải ở Tashkent. Ảnh: AP
Theo AP, ông Putin nói khả năng đập do Trung Quốc tài trợ trên dòng sông Selenga sẽ gây ra "một số nguy hiểm nhất định" với hồ ở phía nam Siberia.
"Chúng tôi muốn nghiên cứu vấn đề này một cách chăm chú nhất cùng với những người bạn Mông Cổ và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của chúng tôi", ông Putin nói trong cuộc gặp với lãnh đạo Trung Quốc và Mông Cổ ở thủ đô Tashkent, Uzbekistan.
Ông Putin gợi ý các nhà máy điện của Nga có thể tăng nguồn cung cấp điện cho Mông Cổ để giúp nước này đáp ứng nhu cầu năng lượng.
Dự án nhà máy thủy điện từ lâu đã bị các nhóm môi trường chỉ trích. Họ lo ngại nó có thể gây nguy hiểm đến hồ nhiều năm tuổi nhất của thế giới, vốn được hình thành cách đây hơn 25 triệu năm.
Các nhà môi trường cảnh báo dự án đập Mông Cổ sẽ chặn dòng chảy của sông Selenga vào Hồ Baikal, đe dọa sự sống của 2.500 loài, trong đó có hơn 75% được cho là đặc hữu tại vùng nước này.
Hồ sâu 1.642 m, chứa 20% lượng nước ngọt không bị đóng băng trên bề mặt thế giới. Nó được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới với đặc điểm độc nhất và đa dạng sinh học.
Ông Putin gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mông Cổ Elbegdorj Tsakhia bên lề hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác An ninh Thượng Hải kéo dài hai ngày. Ba lãnh đạo cũng thảo luận về hành lang gia thông vận tải và các dự án hạ tầng cơ sở khác.
Trọng Giáp
Theo VNE
Campuchia nỗ lực khắc phục khô hạn Tại Campuchia, nắng hạn kéo dài đang gây nhiêu khó khăn cho sinh hoạt và sản xuất. Hàng trăm nghìn gia đình ở đây không còn nước để dùng. Theo dự báo, phải tới khoảng 1 tháng nữa, mùa mưa ở Campuchia mới đến. Như vậy, khó khăn về nước của người dân Campuchia ở những vùng khô hạn sẽ còn tiếp tục...