TQ xây đảo Chữ Thập để phá thế cân bằng ở Biển Đông?
Xây đảo ở Chữ Thập có thể tạo điều kiện để Bắc Kinh sử dụng vũ lực chiếm các đảo đá xung quanh.
Ngày 24/11, tờ Minh Báo của Hong Kong cho hay nhiều khả năng Trung Quốc đang xúc tiến xây dựng một căn cứ quân sự trên bãi đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam trong một nỗ lực nhằm “phá thế cân bằng” trong các tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông.
Ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang biến bãi đá Chữ Thập thành đảo có đường băng lớn
Trong những tháng vừa qua, Bắc Kinh đã rất ráo riết trong hoạt động san lấp, đào đắp trên các bãi đá ngầm nhằm biến các khu vực thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam thành đảo, trong đó đáng chú ý là bãi đá Chữ Thập, nơi một đường băng dài 3000 mét đang gần được hoàn thiện trên hòn đảo nhân tạo lớn nhất ở Trường Sa.
Hoạt động xây đường băng trên đảo nhân tạo Chữ Thập của Trung Quốc đã bị vệ tinh của Anh phát hiện, và chuyên trang quốc phòng hàng đầu thế giới IHS Jane’s đã công bố thông tin này hồi tuần trước.
Theo IHS Jane’s, đường băng này có chiều dài 3.000 mét, chiều rộng từ 200-300 mét, đủ sức để oanh tạc cơ H-6 và máy bay vận tải quân sự cỡ lớn Y-20 của Trung Quốc cất hạ cánh. Bên cạnh đường băng này là một cầu cảng mới có thể tiếp nhận các tàu chở dầu quân sự và tàu đổ bộ cỡ lớn.
Thực tế này đã khiến các chuyên gia phân tích tin rằng Bắc Kinh đang tìm cách xây dựng một căn cứ chiến lược trên bãi đá Chữ Thập, rặng đá san hô duy nhất thuộc quần đảo Trường Sa đủ lớn để Trung Quốc thực hiện tham vọng này.
Video đang HOT
Đường băng trên bãi đá Chữ Thập đủ dài để oanh tạc cơ H-6 cất hạ cánh
Tờ Minh Báo dẫn lời các chuyên gia phân tích cho rằng việc Trung Quốc xây dựng một căn cứ quân sự chiến lược trên bãi đá Chữ Thập có thể phá vỡ thế cân bằng quyền lực trong các tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông, khiến lợi thế nghiêng hoàn toàn về phía Bắc Kinh, đặc biệt là khi bãi đá này chỉ nằm cách vịnh Cam Ranh của Việt Nam khoảng 460 km.
Theo Minh Báo, một số chuyên gia nhấn mạnh rằng các phương tiện cỡ lớn của Trung Quốc có thể biến bãi đá Chữ Thập thành một hòn đảo rộng tới 30 km vuông, tương đương với căn cứ hải quân Diego Garcia của Mỹ trên Ấn Độ Dương.
Mỹ đã lên tiếng kêu gọi Trung Quốc chấm dứt các hành động thay đổi hiện trạng mang tính “khiêu khích” trên Biển Đông, và một người phát ngôn Lầu Năm Góc còn đề nghị Bắc Kinh “tham gia vào các sáng kiến ngoại giao để khuyến khích các bên kiềm chế các hoạt động thay đổi hiện trạng”.
Mặc dù không chính thức lên tiếng xác nhận hoạt động xây đảo ở bãi đá Chữ Thập, song Bắc Kinh tuyên bố rằng họ cần phải xây dựng các cơ sở quân sự trên Biển Đông vì mục đích chiến lược. Một sĩ quan cấp cao của quân đội Trung Quốc nói: “Chúng tôi cần phải đưa quân ra đó để đóng góp cho hòa bình khu vực và thế giới. Chúng tôi cần một căn cứ ở khu vực này để bố trí các trạm radar và thu thập thông tin tình báo”.
Trung Quốc đang thực hiện tham vọng biến bãi đá Chữ Thập thành một căn cứ chiến lược
Tuy nhiên, giáo sư Ni Lexiong thuộc Đại học Luật và Khoa học Chính trị Thượng Hải cho rằng hoạt động xây đắp đảo của Trung Quốc trên Biển Đông là một phần trong chiến lược dài hạn nhằm thay đổi thế cân bằng ở Trường Sa và tăng cường ảnh hưởng của Bắc Kinh xuống Biển Đông.
Theo giáo sư này, một khi Trung Quốc xây dựng được một căn cứ quân sự cỡ lớn trên bãi đá Chữ Thập, các chiến lược quân sự của họ ngay lập tức sẽ trở nên linh hoạt hơn, thậm chí có thể tạo điều kiện cho Bắc Kinh sử dụng vũ lực chiếm các đảo và bãi đá xung quanh.
Ông Ni tin rằng việc cải tạo, xây đắp bãi đá Chữ Thập thành đảo có thể là một vũ khí quan trọng để Trung Quốc chống lại chiến lược “trở lại châu Á” của Mỹ và sẽ là một yếu tố làm gia tăng căng thẳng, thậm chí gây ra xung đột trong khu vực.
Theo Khampha
Ảnh vệ tinh "tố" TQ xây đường băng trên bãi đá Chữ Thập
Hình ảnh vệ tinh cho thấy một đường băng dài tới 3000 mét đang gần hoàn thiện trên đá Chữ Thập.
Ngày 21/11, chuyên trang quốc phòng hàng đầu thế giới IHS Jane's công bố những bức ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang xây dựng một hòn đảo nhân tạo đủ lớn để hình thành đường băng trên biểu đầu tiên của họ trên Biển Đông tại bãi đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Ảnh vệ tinh cho thấy đường băng dài 3.000 mét đang gần hoàn thiện trên đá Chữ Thập
Trang IHS Jane's cho hay những hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc đào đắp trên đá Chữ Thập có chiều dài ít nhất 3.000 mét và chiều rộng từ 200-300 mét, "đủ lớn để xây dựng một đường băng và nhà để máy bay".
Ảnh vệ tinh cũng cho thấy các tàu nạo vét của Trung Quốc đang hoạt động hết công suất để tạo ra một cầu cảng ở phía đông bãi đá này "có thể tiếp nhận tàu chở dầu và các tàu chiến cỡ lớn khác".
Đây là dự án xây đảo nhân tạo thứ tư của Trung Quốc trên quần đảo Trường Sa trong vòng 12-18 tháng qua, và cũng là hòn đảo lớn nhất mà họ xây dựng ở khu vực này, IHS Jane's nhấn mạnh. Trang quốc phòng này cho biết các hình ảnh vệ tinh được chụp vào ngày 8/8 và 14/11 cho thấy các tàu nạo vét đã tạo nên một dải đất lớn nằm dọc theo toàn bộ chiều dài của bãi đá.
IHS Jane's cho hay trước đây đá Chữ Thập hoàn toàn chìm dưới mực nước biển, và khu vực có thể cư trú được duy nhất trên bãi đá này là một tòa nhà bê tông do hải quân Trung Quốc xây dựng. Đây là nơi đồn trú của một đơn vị quân đội Trung Quốc được trang bị súng phòng không, hệ thống phòng thủ chống người nhái cùng các thiết bị thông tin liên lạc.
Hòn đảo nhân tạo này vẫn được hối hả đào đắp bất chấp việc Mỹ kêu gọi các bên tranh chấp trên Biển Đông ngừng mọi hoạt động làm thay đổi hiện trạng trong khu vực. IHS Jane's cho rằng động thái này của Trung Quốc sẽ làm gia tăng đáng kể căng thẳng tại vùng biển chiến lược này.
Trung Quốc đã thẳng thừng bác bỏ lời kêu gọi của Mỹ về việc chấm dứt các hoạt động đào đắp trên Biển Đông để giảm bớt căng thẳng, đông thời tuyên bố rằng họ "thích xây gì thì xây" trên Biển Đông.
Trước đây, báo chí Hong Kong từng nhận định rằng Trung Quốc đang muốn biến đá Chữ Thập thành một "tàu sân bay không thể chìm" với một đường băng đủ cho các loại chiến đấu cơ cất hạ cánh.
Theo Khampha
Philippines: Không quân sẵn sàng chiến đấu trên biển Chiến đấu cơ Philippines sẵn sàng cho các tình huống khẩn cấp trên biển trước sự hung hăng của Trung Quốc. Trong bối cảnh tình hình trên Biển Đông ngày càng căng thẳng, một viên tướng của không quân Philippines tuyên bố các chiến đấu cơ của nước này đã sẵn sàng đối mặt với kẻ thù bất cứ lúc nào cần thiết....