TQ với tham vọng siêu tàu ngầm hiện đại “vượt mặt” Mỹ
Tàu ngầm là vũ khí cực kì quan trọng trong chiến lược vươn ra biển lớn của Trung Quốc, tuy nhiên chinh phục công nghệ tàu ngầm cần nhiều tiền hơn là tham vọng.
Tàu ngầm Trung Quốc vốn rất ồn ào và dễ bị phát hiện.
Mới đây, Trung Quốc tuyên bố đã làm chủ hoàn toàn công nghệ đẩy mặt nước giúp tàu ngầm của quốc gia này “im lặng” hơn nhiều so với trước đây. Tàu ngầm Trung Quốc từ lâu nổi tiếng về độ ồn ào và dễ bị phát hiện. Công nghệ mới giúp Trung Quốc đuổi kịp Mỹ và thậm chí là vượt mặt nếu đi đúng hướng, theo tuyên bố của Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc.
Dự kiến, thế hệ tàu ngầm tấn công mới của Trung Quốc sẽ được trang bị khả năng im lặng tối tân, đồng thời sở hữu năng lực “chống xâm nhập” (A2/AD). Một điểm nữa khiến tàu ngầm Trung Quốc đáng sợ chính là nơi trú ẩn được bảo vệ kiên cố, giúp giảm khả năng tàu ngầm bị phát hiện và tiêu diệt bất ngờ bởi ngư lôi hay thiết bị diệt ngầm của đối phương.
“Nếu được thiết kế tốt, động cơ đẩy mặt nước mới sẽ giúp tàu ngầm Trung Quốc im lặng hơn các động cơ đẩy truyền thống và có thể tương đương các thiết bị đẩy của Mỹ”, Bryan Clark, chuyên gia Trung tâm Đánh giá Ngân sách và Chiến lược Mỹ, trả lời tờ National Interest. “Sản xuất các thiết bị như vậy là thách thức lớn với ngành đóng tàu Trung Quốc”.
Tàu ngầm là át chủ bài với mọi quốc gia muốn có nền hải quân mạnh.
Thomas Callender, một lính lái tàu ngầm Mỹ nghỉ hưu thuộc Quỹ Heritage cũng đồng quan điểm với Clark. “Tôi cho rằng thiết kế thành công động cơ đẩy mặt nước sẽ giảm tiếng ồn rất lớn. Ngoài ra, do không sử dụng động cơ truyền thống mà dùng động cơ điện, tàu ngầm sẽ thu nhỏ kích thước khá nhiều, tăng độ linh hoạt trong tác chiến”.
Video đang HOT
Chuyên gia Clark cho rằng một câu hỏi khác Trung Quốc cần giải quyết là lực đẩy của động cơ. “Với tàu ngầm, sự im lặng đánh đổi bằng sức mạnh động cơ. Tàu ngầm sẽ chạy chậm hơn và dễ trở thành mục tiêu cho các radar và thiết bị săn ngầm hiện đại”. Nếu thiết kế động cơ quá lớn để tăng tốc độ thì phần thân tàu ngầm sẽ quá to, không phù hợp trong chiến đấu. Lấy ví dụ với tàu ngầm Mỹ hiện nay sử dụng công nghệ im lặng thì phần động cơ đẩy rất lớn, có đường kính lên tới 12 mét.
Tàu ngầm Trung Quốc bắn tên lửa.
Một trở ngại nữa Trung Quốc sẽ phải đối mặt được lính lái tàu ngầm Thomas chỉ ra là nguồn điện cấp cho tàu ngầm. Khi sử dụng động cơ lớn tới vậy, làm sao để giải quyết được vấn đề nguồn phát, nhất là khi công nghệ hạt nhân trên tàu ngầm của Trung Quốc vẫn chưa đạt tới mức độ ưu việt như Mỹ.
Clark nói nếu Trung Quốc vượt qua tất cả những trở ngại kĩ thuật trên thì tàu ngầm của Bắc Kinh thực sự là đối thủ đáng gờm với Mỹ. Tàu ngầm tấn công của Trung Quốc có thể đặt ở Biển Đông, theo dõi, định vị và giám sát các tàu của Hạm đội Thái Bình Dương hoặc Hạm đội 7 của Mỹ. Khi đó, áp lực né tránh các thiết bị săn ngầm của Trung Quốc với quân Mỹ sẽ gia tăng gấp bội.
Tờ National Interest cho rằng dù Trung Quốc tuyên bố đạt nhiều tiến bộ và sớm vượt mặt Mỹ nhưng con đường từ lí thuyết tới thực tiễn còn rất xa vời. Chuyên gia Thomas cho rằng tàu ngầm Trung Quốc vẫn còn nằm trên giấy và thử nghiệm thông thường chứ chưa thể ứng dụng trong thực tế. “Sẽ phải rất lâu nữa những tuyên bố của Trung Quốc mới có thể ứng dụng ngoài thực tiễn”, Thomas nói.
Một tàu ngầm Trung Quốc đang nằm ở cảng.
Một số nhà phân tích hải quân Mỹ nói rằng đây chỉ là “đòn gió” của quân đội Trung Quốc. “Tôi cho rằng họ đưa ra tin tức này vì ngày 4.7 vừa qua là quốc khánh Mỹ. Họ muốn tung hỏa mù và đe dọa Mỹ mà thôi”, Bran McGrath, giám đốc tổ chức tư vấn hải quân Ferry Bridge Group, nói.
Theo Danviet
Lần xuất hiện gây sốc của tàu ngầm Trung Quốc giữa hạm đội Mỹ
Việc tàu ngầm Trung Quốc vượt qua đội tàu hộ tống và nổi lên gần tàu sân bay Mỹ năm 2006 khiến nhiều người bị sốc.
Tầm ngầm Type-039 cùng loại với chiếc nổi lên giữa đội hình tàu sân bay Mỹ. Ảnh: Wikipedia.
Tháng 11/2006, Đô đốc Gary Roughead, tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ, có chuyến thăm lịch sử đến Trung Quốc để cải thiện quan hệ và lên kế hoạch cho đợt diễn tập chung giữa hải quân hai nước vào cuối tháng.
Tuy nhiên, chuyến thăm của ông Roughead đã bị phủ bóng bởi một sự cố gây sốc diễn ra trước đó hai tuần, khi một tàu ngầm do Trung Quốc chế tạo đã vượt qua lớp phòng thủ dày đặc, sau đó nổi lên giữa nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ mà không bị phát hiện, theo War History.
Ngày 26/10, khi nhóm tác chiến tàu sân bay USS Kitty Hawk đang diễn tập gần đảo Okinawa, Nhật Bản thì một tàu ngầm Type-039 (lớp Tống) Trung Quốc bỗng nhiên nổi lên giữa đội hình của họ, cách tàu sân bay Mỹ chỉ 8 km.
Hàng loạt chiến hạm hộ tống tàu USS Kitty Hawk lúc đó, bao gồm cả tàu ngầm và tàu khu trục mang trực thăng săn ngầm, đều không phát hiện được tàu ngầm Trung Quốc đang tiếp cận. Nếu trong tình huống tác chiến, tàu ngầm Type-039 này có thể dễ dàng hạ gục tàu sân bay Mỹ bằng ngư lôi hoặc tên lửa diệt hạm.
Type-039 là tàu ngầm diesel-điện đầu tiên do Trung Quốc tự phát triển hoàn toàn, được trang bị động cơ diesel MTU 396 SE84 của Đức. Nó cũng là tàu ngầm đầu tiên của Bắc Kinh ứng dụng thiết kế vỏ hình giọt nước hiện đại.
Tàu ngầm lớp Tống được trang bị được trang bị động cơ đẩy không khí độc lập (AIP) và tên lửa hành trình diệt hạm cùng ngư lôi dẫn đường do Nga chế tạo, đủ để trở thành mối đe dọa thực sự với bất cứ chiến hạm nào.
Không ai nắm rõ thời gian tàu ngầm Trung Quốc bám đuôi tàu sân bay Mỹ, nhưng sự việc này cho thấy hải quân Mỹ đã trở nên thiếu cảnh giác, nhất là khi không còn mối đe dọa từ tàu ngầm Liên Xô. Sau khi Liên Xô tan rã, hải quân Mỹ không còn chú trọng đến năng lực tác chiến chống ngầm, tin rằng Trung Quốc phải mất nhiều thập kỷ mới đủ sức đe dọa tàu sân bay của họ.
Quan chức quân đội Trung Quốc bác bỏ cáo buộc tàu ngầm họ bám đuôi tàu sân bay Mỹ. Tuy nhiên, sự cố này có vẻ không diễn ra một cách ngẫu nhiên. Việc không phát hiện được chiếc Type-039 cho thấy hải quân Mỹ đã coi thường sự phát triển hạm đội tàu ngầm Trung Quốc, cũng như đánh giá thấp mức độ hiện đại của họ.
Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Kitty Hawk. Ảnh: NavSource.
Một quan chức NATO gọi sự cố này là cú sốc ngang sự kiện Liên Xô phóng vệ tinh Sputnik 1 lên quỹ đạo vào năm 1957, đánh bại Mỹ và khởi đầu kỷ nguyên chạy đua không gian.
Đô đốc William Fallon, cựu chỉ huy lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương, cho biết điều may mắn là khi xảy ra sự cố, nhóm tác chiến tàu sân bay USS Kitty Hawk không tiến hành hoạt động chống ngầm. Nếu không, việc chiếc Type-039 nổi lên giữa đội hình có thể gây leo thang căng thẳng đến mức khó lường.
Bất chấp sự cố này, cuộc diễn tập tìm kiếm cứu nạn giữa hải quân hai nước vẫn diễn ra như dự kiến vào ngày 19/11 năm đó. Tàu sân bay USS Kitty Hawk bị loại biên vào năm 2009, ba năm sau sự cố gây sốc với chiếc Type-039.
Duy Sơn
Theo VNE
Thách thức hạm đội tàu ngầm Trung Quốc đặt ra với Mỹ Việc Trung Quốc phát triển các loại tàu ngầm hiện đại có độ ồn thấp sẽ đặt ra thách thức chiến lược cho Mỹ và đồng minh. Hải quân là lực lượng rất được chú trọng trong tiến trình hiện đại hóa quân đội Trung Quốc kéo dài trong hơn 10 năm qua. Sự xuất hiện của những tàu ngầm hiện đại, có...