TQ vạch mặt ‘băng đảng’ tham nhũng chóp bu
Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) đưa tin, các cuộc điều tra tham nhũng mới đây của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tiết lộ mạng lưới rộng lớn và đầy quyền lực trong lĩnh vực dầu lửa quốc doanh do nhóm các nhà lãnh đạo chóp bu xây dựng và điều hành.
Trong ảnh, ông Chu Vĩnh Khang (trái) và cựu Bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai (phải)
Sau khi có thông tin ông Chu Vĩnh Khang nguyên Uỷ viên Bộ chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công an Trung Quốc đối mặt với điều tra tham nhũng, điều tra lần này nằm vào ông Tưởng Khiết Mẫn – cựu Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) và một số quan chức cấp cao khác trong hãng năng lượng nhà nước.
Cuộc điều tra đã làm sáng tỏ việc các nhà quản trị trong ‘băng đảng Shengli’ đã thao túng mạng lưới của họ hồi mới thành lập như thế nào. Những nhân vật này được cho là các thành viên trong phe cánh của ông Chu Vĩnh Khang.
Ông Tưởng đã công tác tại Công ty Mỏ dầu Shengli (Quảng Đông) hai thập kỷ, kể từ năm 1972. Đây là mỏ dầu lớn thứ hai trên đại lục Trung Quốc. Sau đó, ông Tưởng trở thành phó giám đốc Công ty Mỏ Shengli.
Hiện tại, ông Tưởng đang giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Quản lý và Giám sát Tài sản Nhà nước (SASAC), cơ quan giám sát 100 doanh nghiệp nhà nước lớn nhất Trung Quốc.
Ông Tưởng có thời gian làm việc chung ngắn ngủi với ông Chu Vĩnh Khang tại mỏ dầu này vào cuối những năm 1980, sau đó nhanh chóng thăng tiến tại CNPC, và giữ chức Chủ tịch từ năm 2006 cho tới tháng 3 năm nay – khi ông được bổ nhiệm làm Chủ tịch SASAC.
Video đang HOT
Ông Tưởng Khiết Mẫn.
Việc điều tra ông Tưởng chủ yếu nhằm vào những ngày ông làm việc tại mỏ dầu Shengli. Điều tra kỷ luật đối với ông này diễn ra chỉ vài ngày sau khi bốn quan chức cấp cao khác của CNPC bị điều tra tham nhũng, trong đó có Li Hualin – phó giám đốc tập đoàn và Phó chủ tịch PetroChina.
Thời gian đầu lập nghiệp, ông Li cũng làm việc tại Mỏ dầu Shengli – giờ đây là một công ty con của Sinopec.
Các nhà phân tích nói rằng ông Chu có thể là nhân vật quyền lực nhất trong ‘băng đảng’ này vì ông là Bí thư đảng ủy và Tổng giám đốc của Cơ quan Dầu khí Shengli từ năm 1989-1990.
Trước đó, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng cũng đưa tin ông Chu Vĩnh Khang đang phải đối mặt với điều tra tham nhũng nhằm vào cá nhân ông.
Ông Chu đã công tác trong lĩnh vực dầu khí ba thập kỷ trước khi vào bên trong hàng ngũ Đảng Cộng sản năm 2007, và rất nhiều người từng có thỏa thuận công việc với ông tại Mỏ dầu Shengli đều hưởng lợi từ những nghiệp đoàn với các nấc thăng tiến nhanh chóng trong sự nghiệp.
Cựu phó Thị trưởng Tứ Xuyên là Guo Yongxiang từng bị điều tra vào cuối tháng Sáu năm ngoái, ông này là một trong những thân tín của ông Châu tại Shengli. Ông Gu, 64 tuổi, đã theo ông Chu trong thời gian làm việc tại CNPC hồi đầu những năm 1990, sau đó lại sát cánh với ông Châu khi ông làm Bộ trưởng tại Bộ các Nguồn lực đất đai từ năm 1998-1999, và tới Tứ Xuyên khi ông Châu làm Bí thư Đảng của Tỉnh trong ba năm, cho tới năm 2002.
Một nhà bình luận chính trị là Hu Xingdou nói rằng sự trỗi dậy của ‘băng đảng Shengli’ không có gì đáng ngạc nhiên khi nhìn vào mức độ của ‘chủ nghĩa thân quen’ trong lĩnh vực dầu khí quốc doanh.
Chu Vĩnh Khang được cho là một trong những chính trị gia quyền lực nhất tại Trung Quốc trong vòng thập kỷ qua. Kể từ những năm 1980 tới nay, chưa từng có một Ủy viên thường trực Bộ Chính trị nào của Trung Quốc dù đương chức hay nghỉ hưu bị điều tra vì án kinh tế.
Ông Chu còn được biết tới với vai trò ‘đồng minh thân cận’ của ông Bạc Hy Lai. Trước khi ông Bạc thất thế, nhiều nguồn tin nói rằng ông Chu đã ủng hộ ông Bạc có một chiếc ghế trong Ủy ban Thường trực và nhiều khả năng là người kế nhiệm ông Chu.
Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng còn nói rằng các cuộc điều tra này đã được dự đoán từ nhiều tháng nay, và sẽ tập trung vào các hợp đồng trong lĩnh vực dầu mỏ và tài sản đã làm lợi cho ông Chu và gia đình của ông này.
Theo VNN
Trung Quốc sẽ soán ngôi Mỹ làm siêu cường thế giới?
Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng của Hongkong nói, khảo sát toàn cầu công bố ngày 18/7 cho thấy nhiều người tin Trung Quốc sẽ thay Mỹ làm siêu cường.
Dù nhiều người được hỏi tin tưởng Trung Quốc sẽ trở thành siêu cường số 1 thế giới nhưng chỉ một nửa trong số các quốc gia tham gia cuộc khảo sát này xem Trung Quốc là môi trường thuận lợi.
Ngoài ra, chỉ 25% cho rằng Trung Quốc có tôn trọng tự do cá nhân của người dân. Trong khi đó, con số này đối với Mỹ là 95%, nhưng đó là trước khi vụ bê bối nghe lén được cựu điệp viên NSA Snowden hé lộ.
Đây là dự án tham khảo quan điểm toàn cầu do Trung tâm nghiên cứu Pew, có trụ sở tại Washinhton Mỹ thực hiện. Cuộc khảo sát được thực hiện trên 39 quốc gia diễn ra từ ngày 2/3 đến 1/5/2013, với số người được hỏi lên đến 37.653.
Dự án này được báo Hong Kong nói là công trình nghiên cứu đầu tiên để đánh giá phản ứng của người dân toàn cầu với Trung Quốc.
Bruce Stokes, giám đốc dự án của Pew nói: "Dường như tự do cá nhân là một chỉ số mạnh mẽ để đánh giá sự tốt đẹp của mỗi quốc gia và đó là điểm mà chính phủ Trung Quốc nên lưu ý".
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko chụp ngày 16/7
Quan điểm về cán cân quyền lực thế giới đã thay đổi rất nhiều sau khủng hoảng kinh tế năm 2008. Trong cuộc khảo sát của Pew, nhiều người nghĩ rằng Trung Quốc đã hoặc sớm muộn cũng trở thành siêu cường số 1 thế giới.
Thậm chí, trong số những người được hỏi ở Mỹ, gần một nửa nhận định rằng Trung Quốc sẽ thay thế họ trở thành cường quốc hàng đầu.
Tuy nhiên, quan điểm về Mỹ và Trung Quốc của người dân 2 nước đã thay đổi rất nhiều. Cách đây 2 năm, khảo sát của Pew cho thấy 51% người Mỹ nhận xét tốt về Trung Quốc trong khi đó hiện nay chỉ còn 37%.
Tương tự như vậy, cách đây 2 năm 58% người Trung Quốc đánh giá cao nước Mỹ nhưng hiện nay chỉ còn 40% nghĩ như vậy.
Trong khi đó, tờ báo Hong Kong nói Nhật Bản và Trung Quốc dường như không đánh giá cao lẫn nhau khi mà chỉ 5% người Nhật có quan điểm tích cực về Trung Quốc và con số này theo chiều ngược lại có vỏn vẹn 4%.
Xu Guoqi, chuyên gia nghiên cứu quan hệ giữa Trung Quốc với thế giới tại Đại học Hongkong nói rằng hình ảnh quốc tế của Trung Quốc đang bị thiếu định hướng, từ trong chính sách đối ngoại của mình.
Ông nói: "Những vấn đề lớn trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc là thiếu tính lâu dài, ở Mỹ điều này đã xuất hiện trong các chính sách ở thế kỷ 19, 20. Trung Quốc còn thậm chí không định nghĩa rõ ràng lợi ích quốc gia".
Theo VTC
Elizabeth Bentley, nữ hoàng điệp viên Liên Xô Là công dân Mỹ nhưng do số phận cuộc đời, cuối cùng Bentley trở thành một trong nữ điệp viên nổi tiếng nhất của Liên Xô thời kỳ sau thế chiến II. Sinh năm 1908, cha mẹ bà là giáo viên và người bán đồ khô ở phố và Bentley là người con duy nhất của gia đình. Elizabeth Bentley, nữ điệp viên...