TQ toan tính gì khi xây đảo nhân tạo ở Biển Đông?
Đảo nhân tạo của TQ trên Biển Đông sẽ đe dọa nghiêm trọng tới lợi ích và an ninh của Mỹ.
Thời gian vừa qua, trong bối cảnh tình hình Biển Đông đang vô cùng căng thẳng, Bộ Ngoại giao Philippines đã nhiều lần lên tiếng tố cáo các hoạt động bồi đắp nhằm thay đổi hiện trạng của Trung Quốc trên Biển Đông, và nghiêm trọng nhất là hoạt động tập kết đất đá, vật liệu nhằm xây dựng đảo nhân tạo trên vùng biển tranh chấp.
Ngày 18/6, trong một bài phân tích đăng trên tờ Tiếng nói nước Nga, chuyên gia quốc phòng Vassily Kashin thuộc Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ cho rằng số tiền mà Trung Quốc bỏ ra để xây dựng một đảo nhân tạo trên Biển Đông là vô cùng lớn, đủ để chế tạo một tàu sân bay hạt nhân hoàn toàn mới.
Hình ảnh chụp hoạt động bồi đắp nhằm xây đảo nhân tạo của Trung Quốc
Ông Kashin đang đề cập đến kế hoạch của Trung Quốc xây dựng trái phép một đảo nhân tạo và một đường băng cùng cầu cảng trên đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam hiện đang do Trung Quốc kiểm soát trái phép.
Theo bản kế hoạch do tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng tiết lộ, Trung Quốc dự định sẽ chi tới 5 tỉ USD để phục vụ cho dự án xây dựng đảo nhân tạo này nhằm làm bàn đạp phục vụ cho mưu đồ bành trướng trên Biển Đông của Bắc Kinh.
Theo ông Kashin, một hòn đảo nhân tạo với diên tich kha lơn có thể cho phép quân đội Trung Quốc triển khai trên Biển Đông một căn cứ quân sự đầy đủ gia tri về mặt chiến lược vơi hệ thống sân bay và cac cơ sở hạ tầng khác, trong đó cầu cảng mà họ định xây dựng có thể tiếp nhận tàu có trọng lượng đên 5.000 tấn.
Với chi phí dự kiến lên tới 5 tỉ USD, liêu Trung Quôc có đủ quyết tâm và nguồn lực để thưc hiên bươc đi đầy tham vọng nay?
Theo chuyên gia Kashin, nhiều khả năng Băc Kinh se quyết thưc hiên bằng được dư an trái phép nay bơi vi hòn đảo nhân tạo này sẽ là một vị trí đầy hưa hen vê măt chiên lươc và quân sự trên biển.
Theo đó, diện tích lớn của đảo nhân tạo sẽ cho phép quân đội Trung Quốc xây dựng một căn cứ quân sự và có thể triển khai cac đơn vi đồn trú đê bao vê đao và khống chế vùng trời, vùng biển rộng lớn xung quanh, chẳng hạn như hệ thống tên lửa phong không Hồng Kỳ 9 hoăc thâm chi tên lửa phòng không thế hệ mới S-400.
Video đang HOT
Trung Quốc có thể bố trí tên lửa S-400 trên đảo nhân tạo để khống chế một vùng trời rộng lớn
Với tầm bắn tới 400 km khi được trang bị tên lửa 40N6, hệ thống phòng không S-400 nếu được triển khai trên hòn đảo nhân tạo này sẽ là một loại vũ khí vô cùng uy lực, bao quát một khu vực rất lớn trên Biển Đông, tạo ra ưu thế nổi bật về chiến lược cho Trung Quốc.
Ngoài ra, quân đội Trung Quốc cũng có thể bố trí trên hòn đảo này hệ thống tên lửa hành trình chống tàu YJ-62 và các hệ thống tên lưa uy lực hơn. Trung Quốc cũng có thể biến hòn đảo nhân tao này thành một căn cứ cho đội máy bay trực thăng vận tải, cac tàu đổ bộ và tau đêm khi.
Nói cách khác, dự án đầy tham vọng này sẽ giúp Trung Quốc có được một “pháo đài” ngay giữa Biển Đông, giúp họ có được những ưu thế vượt trội về khả năng hậu cần, tiếp tế và phòng thủ trong trường hợp nổ ra xung đột vũ trang trên Biển Đông.
Ông Kashin cho rằng các nhà hoạch định chính sách chiến lược của Mỹ cần phải coi kế hoạch này là một mối đe dọa lớn đối với Mỹ, vì nó sẽ giúp Bắc Kinh có được lợi thế chiến lược trên biển mà các quốc gia láng giềng không thể có được trong vấn đề tranh chấp trên biển cũng như trong các cuộc xung đột tiềm tàng.
Trước đó, khi bị Philippines gửi kháng thư phản đối qua đường ngoại giao, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lớn tiếng bác bỏ và tuyên bố rằng họ “thích xây gì thì xây” trên quần đảo Trường Sa vì họ coi đây là “lãnh thổ” của Trung Quốc.
Tuy nhiên, Trung Quốc đã cố tình phớt lờ một thực tế rằng quần đảo Trường Sa là một phần lãnh thổ không thể tách rời của Việt Nam, và hành động của Trung Quốc đang vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam.
Hành động bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc sẽ bị phản đối quyết liệt (Ảnh minh họa)
Theo quy định của luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), các bên tuyên bố chủ quyền không được có những hành động nhằm thay đổi hiện trạng trên các khu vực tranh chấp khi chưa đạt được thỏa thuận cuối cùng. Ngoài ra, Tuyên bố các bên về Ứng xử trên Biển Đông (DOC) cũng cấm các bên tranh chấp có những hành động xây dựng, bồi đắp trên các hòn đảo, bãi đá trên Biển Đông nhằm thay đổi hiện trạng.
Như vậy, việc Trung Quốc thực hiện một dự án quân sự tỉ đô để xây dựng đảo nhân tạo trên Biển Đông đã vi phạm luật pháp quốc tế, đi ngược lại với tinh thần của DOC, và hành động của Bắc Kinh chắc chắn sẽ vấp phải phản ứng hêt sưc tiêu cực tư phia công đông quốc tế.
Philippines đã lên tiếng tố cáo các hành vi này của Trung Quốc, và Viêt Nam cũng tuyên bố các hành động thay đổi hiện trạng này đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam.
Về phần My, ông Kashin cho rằng Washington đang rât lo ngai về tiềm năng quân sư Trung Quôc ngay cang tăng trong khu vưc. Chắc chắn Mỹ sẽ không chịu nhương bô va sẽ có những biện pháp can thiệp để không cho phep Trung Quôc làm suy yếu vị thế của My tại Đông Á.
Dù Trung Quốc có ấp ủ tham vọng và mưu đồ nào trong dự án xây dựng đảo nhân tạo trên Biển Đông đi chăng nữa, họ cũng đang vi phạm nghiêm trọng các tiêu chuân của luật phap quôc tê, và hành động này có thể gây ra nhưng hâu qua vô cùng nghiêm trọng về ngoại giao đối với chính Bắc Kinh, ông Kashin kết luận.
Theo Khampha
Philippines "thúc" tòa quốc tế phán quyết về Biển Đông
Nếu tòa quốc tế phán quyết có lợi cho Philippines, Trung Quốc sẽ phải chịu một đòn đau trên mặt trận ngoại giao.
Ngày 17/6, Bộ Ngoại giao Philippines cho biết nước này muốn Tòa Trọng tài Thường trực ra phán quyết càng sớm càng tốt về đơn kiện của nước này đối với tính hợp pháp của tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với gần như toàn bộ Biển Đông.
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario tuyên bố rằng họ sẽ yêu cầu các luật sư kiến nghị lên Tòa Trọng tài Thường trực ở La Hay, Hà Lan đưa ra quyết định sớm sau khi Trung Quốc thẳng thừng tuyên bố sẽ không theo kiện, một yếu tố có thể giúp rút ngắn các quá trình phân xử.
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario
Ông del Rosario nói với các phóng viên: "Tôi hy vọng sẽ sớm có điều gì đó vào năm sau, vì Trung Quốc không theo kiện và vì tình hình đang ngày càng diễn biến xấu hơn từng ngày trên Biển Đông."
Philippines bắt đầu đệ đơn kiện lên tòa án quốc tế từ đầu năm ngoái, sau khi Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough từ tay Philippines. Đối tượng bị Philippines kiện chính là tuyên bố về "đường lưỡi bò" của Trung Quốc gần như nuốt trọn toàn bộ Biển Đông.
Sau khi nộp đơn kiện, các quan chức Philippines nói rằng tòa án quốc tế có thể mất từ 3 đến 4 năm mới có thể đưa ra phán quyết cuối cùng.
Hồi tháng trước, Tòa Trọng tài Thường trực đã yêu cầu Trung Quốc đứng ra tự biện hộ trước đơn kiện của Philippines, tuy nhiên Trung Quốc đã thẳng thừng từ chối yêu cầu này của tòa án quốc tế.
Nhiều chuyên gia pháp lý cho rằng hành động này của Trung Quốc đã vi phạm các quy định của luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) vì Trung Quốc là một thành viên của công ước này.
Trung Quốc đang đẩy mạnh kế hoạch biến bãi đá thành đảo để bành trướng chủ quyền
Trong khi đó, Bắc Kinh lại tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động bồi đắp tại các bãi cạn tranh chấp nhằm biến chúng thành các căn cứ quân sự trên biển, thậm chí là cả đường băng quân sự để phục vụ cho tham vọng độc chiếm Biển Đông của mình.
Gần đây, Philippines đã tìm cách kêu gọi một lệnh cấm tất cả các bên có liên quan thực hiện các hoạt động xây dựng và mở rộng tại các hòn đảo và rặng đá ngầm tranh chấp, tuy nhiên yêu cầu này của Manila đã bị Bắc Kinh phớt lờ. Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố rằng họ "có quyền làm bất cứ điều gì họ thích" trên những khu vực mà họ tuyên bố chủ quyền.
Theo các chuyên gia phân tích quốc tế, nếu Tòa Trọng tài Thường trực ra phán quyết có lợi cho Philippines, đây sẽ là một đòn ngoại giao giáng mạnh vào Trung Quốc, khiến Trung Quốc ngày càng bị cô lập hơn trên trường quốc tế.
Theo Khampha
Báo Nhật: Trung Quốc muốn dùng vũ lực trên biển Trung Quốc đang ráo riết chuẩn bị về vũ khí và chiến lược cho những cuộc xung đột quân sự trên biển. Ngày 13/6, tờ Yomiuri Shimbun của Nhật Bản cho rằng Trung Quốc đang xúc tiến tham vọng bành trướng lãnh thổ của mình bằng vũ lực và tăng cường các hành động khiêu khích với các nước láng giềng theo cách...