TQ tố Mỹ thổi phồng mối đe dọa quân sự, bôi nhọ nỗ lực hiện đại hóa quân đội
Phát ngôn viên quân đội Trung Quốc ngày 13.9 bày tỏ sự phản đối trước báo cáo về quân đội Trung Quốc năm 2020 của Bộ Quốc phòng Mỹ, công bố hồi đầu tháng này.
Phát ngôn viên quân đội Trung Quốc, Ngô Khiêm.
Ngô Khiêm, phát ngôn viên quân đội Trung Quốc, khẳng định Báo cáo Sức mạnh Quân sự Trung Quốc năm 2020 do Bộ Quốc phòng Mỹ công bố ngày 1.9 là không chính xác, hiểu sai chính sách quốc phòng và chiến lược quân sự của Trung Quốc, theo CGTN.
“Trung Quốc bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ và đã có phản ứng tới phía Mỹ”, ông Ngô nói.
Ông Ngô bác bỏ những cáo buộc “vô căn cứ của Mỹ” về nỗ lực hiện đại hóa quân đội Trung Quốc, ngân sách quốc phòng Trung Quốc, chính sách về vũ khí hạt nhân và vấn đề Đài Loan. Phát ngôn viên quân đội Trung Quốc khẳng định báo cáo của Mỹ nhằm thổi phòng cái gọi là “mối đe dọa quân sự Trung Quốc”.
Video đang HOT
“Đây là một ví dụ nữa cho thấy Mỹ muốn bôi nhọ nỗ lực hiện đại hóa quân đội Trung Quốc”, ông Ngô nói thêm.
Ông Ngô cáo buộc Mỹ mới là quốc gia gây rắc rối ở khắp nơi trên thế giới, đe dọa hòa bình và trật tự quốc tế, từ Iraq, Syria cho đến Libya. Các chiến dịch quân sự của Mỹ đã khiến 800.000 người thương vong và hàng triệu người phải sơ tán, ông Ngô nói.
Ông Ngô cho rằng Mỹ nên thay đổi thái độ và có hành động đóng góp vào quan hệ song phương Mỹ-Trung.
Bình luận về vấn đề Đài Loan, ông Ngô khẳng định chính sách Một Trung Quốc là nhất quán và không thay đổi. Ông Ngô khẳng định căng thẳng ở eo biển Đài Loan là do Đảng Dân Tiến (DPP) của nhà lãnh đạo Thái Anh Văn chủ trương từ chối thống nhất với Trung Quốc và kéo theo sự can thiệp của nước ngoài.
“Không bao giờ có chuyện Đài Loan độc lập”, ông Ngô nói, cảnh báo quân đội Trung Quốc (PLA) sẽ có biện pháp cần thiết để ngăn nỗ lực tách Đài Loan khỏi Trung Quốc, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền và an ninh quốc gia.
Cuối cùng, ông Ngô khẳng định các nỗ lực hiện đại hóa quân đội Trung Quốc chỉ nhằm bảo vệ an ninh quốc gia.
Australia tăng ngân sách quốc phòng
Australia sẽ chi 186 tỷ USD trong 10 năm tới cho quốc phòng, tăng 40% so với trước, khi căng thẳng leo thang ở châu Á - Thái Bình Dương.
"Chúng ta phải chuẩn bị cho một thế giới nghèo khó hơn, nguy hiểm hơn và mất trật tự hơn trong thời kỳ hậu Covid-19. Nguy cơ tính toán sai lầm và thậm chí là xung đột đang ngày càng lớn, khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương sẽ là tâm điểm cuộc cạnh tranh kiểm soát toàn cầu trong thời đại này", Thủ tướng Scott Morrison nói tại Học viện Quốc phòng Australia hôm 1/7.
Phát biểu được đưa ra sau khi quân đội Australia công bố báo cáo Cập nhật Chiến lược Quốc phòng 2020, cho thấy nước này sẽ dành 186 tỷ USD cho chi tiêu quân sự trong 10 năm tới, tăng 40% so với tài liệu công bố năm 2016.
Tiêm kích F-35A trong biên chế không quân Australia. Ảnh: RAAF.
Phần lớn nguồn tiền sẽ dành cho không quân và hải quân, cũng như tăng cường cơ số vũ khí và năng lực dự trữ nhiên liệu. Khoảng 800 triệu USD sẽ được dùng để mua tên lửa hành trình chống hạm tầm xa AGM-158C LRASM với tầm bắn 370 km.
Thủ tướng Morrison cho rằng Australia đang đối mặt với tình hình thế giới khó khăn nhất kể từ giai đoạn trước Thế chiến II. Ông không nhắc trực tiếp tới mối đe dọa từ Trung Quốc, nhưng chỉ ra nhiều khu vực đang xảy ra tranh chấp như dãy núi Himalaya, Biển Đông và biển Hoa Đông.
Rory Medcalf, hiệu trưởng Cao đẳng An ninh Quốc gia thuộc Đại học Quốc gia Australia, cho biết chiến lược quốc phòng mới sẽ chuẩn bị cho kịch bản Trung Quốc hành xử ngày càng quyết liệt, trong khi Mỹ trở thành đối tác kém tin cậy hơn. "Nó nhằm đối phó cách Bắc Kinh sử dụng sức mạnh để áp đặt tham vọng, cũng như lợi dụng Covid-19 để đẩy mạnh hoạt động gây hấn", ông nêu quan điểm.
Chính phủ Australia cũng xem xét khả năng triển khai mạng lưới vệ tinh do nước này tự vận hành, giảm sự phụ thuộc vào sản phẩm của Mỹ và mở rộng tầm giám sát của radar ở phía đông Australia. "Điều đó có nghĩa là Canberra dự đoán Bắc Kinh sẽ tăng cường hiện diện quân sự ở ngoài khơi bờ biển Australia và khu vực Nam Thái Bình Dương", Medcalf nói thêm.
Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng mua sắm tên lửa hành trình tầm xa sẽ không mang lại "năng lực răn đe mạnh mẽ" như Thủ tướng Morrison kỳ vọng.
"Động thái này sẽ gây bất ổn cho quan hệ trong khu vực, đặc biệt là với đối tác Indonesia, đồng thời càng chọc giận Trung Quốc. Họ có thể đáp trả tương xứng và thậm chí là vượt trội so với mọi thứ Australia sở hữu", Sam Roggeveen, giám đốc Chương trình An ninh Quốc tế thuộc Viện Lowy tại Sydney, cảnh báo.
Mỹ vạch chiến lược răn đe Trung Quốc ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Sáng kiến "Răn đe Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương" sẽ giúp Mỹ đảm bảo cam kết với đồng minh và kiềm chế hành động của Trung Quốc trong khu vực. Một nhóm các nhà lập pháp, do Hạ nghị sĩ đảng Cộng hòa Mac Thornberry thuộc Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ dẫn đầu đã đề xuất "Sáng kiến Răn đe...