TQ tính xây nhà máy hạt nhân bé nhất thế giới ở Biển Đông
Nếu một trong những nhà máy này gặp vấn đề thì chất phóng xạ sẽ không chỉ tác động các nước xung quanh mà còn khiến cả thế giới gặp nguy hiểm khi dòng biển đẩy phóng xạ phát tán
Nhà máy điện hạt nhân bé nhất thế giới để vừa trong một container chở hàng.
Một viện nghiên cứu hàng đầu ở Trung Quốc đang phát triển nhà máy điện hạt nhân nhỏ nhất thế giới có thể “nhét” vừa trong một container và lắp đặt trên một đảo nhân tạo bồi lấp trái phép ở Biển Đông trong vòng 5 năm tới.
Nhóm nghiên cứu Trung Quốc đang rốt ráo thử nghiệm nhà máy điện hạt nhân này. Lò phản ứng được làm mát bằng chì sẽ được đặt trong một container chở hàng dài chừng 6,1m, cao 2,6m và tạo ra 10 megawatt nhiệt năng. Nếu quy đổi thành điện, số nhiệt năng này có thể cung cấp cho 5 vạn hộ gia đình.
Dự kiến, nhà máy điện nhỏ nhất thế giới sẽ chạy liên tục nhiều năm mà không cần nạp nhiên liệu. Nhóm khoa học cho biết nhà máy không sản sinh ra khói bụi và thậm chí cư dân sẽ không nhận ra sự hiện diện của nó.
Dự án được tài trợ một phần bởi Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Công trình nghiên cứu đang được thực hiện ở thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy và ra mắt trong 5 năm tới.
Nhóm nghiên cứu dự tính bán nhà máy điện hạt nhân cho những thị trường dọc Con đường Tơ lụa năm xưa từ châu Á, châu Âu tới Trung Đông. “Một phần nguồn tài trợ là từ quân đội nhưng chúng tôi hy vọng nhà máy điện hạt nhân sẽ có ích cho dân sự”, giáo sư Huang Qunying, chuyên gia hạt nhân phụ trách dự án, nói.
Các nhà khoa học Trung Quốc thừa nhận công nghệ này tương tự lò phản ứng nhiệt điện làm mát bằng chì di động được Liên Xô sử dụng trên tàu ngầm thập kỷ 70. Trung Quốc được cho là quốc gia đầu tiên áp dụng công nghệ quân sự này trên đất liền.
Video đang HOT
Những lò phản ứng “tí hon” sẽ sản xuất ra lượng điện khổng lồ đồng thời tạo ra nước sạch từ nước biển. Tuy vậy cũng xuất hiện nhiều quan ngại liên quan tới các hiểm họa môi trường của nhà máy điện hạt nhân nhỏ nhất thế giới.
Dự kiến 5 năm tới nhà máy này sẽ được thử nghiệm xong.
Nếu một trong những nhà máy này gặp vấn đề thì chất phóng xạ sẽ không chỉ tác động các nước xung quanh mà còn khiến toàn bộ thế giới lâm nguy khi dòng biển đẩy phóng xạ phát tán.
Nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc được gọi là “lò phản ứng nhanh” sử dụng neutron tốc độ cao để tách các phân tử năng lượng. Lò phản ứng nhanh có nhiều ưu điểm so với loại thông thường với điện năng nhiều hơn và giảm chất thải phóng xạ.
Ngoài ra, hệ thống làm mát bằng chì sẽ không bị nóng chảy nếu chưa vượt quá 1.400 độ C khiến lò phản ứng nhanh an toàn hơn loại bình thường hiện nay.
Tuy nhiên, giáo sư Huang nhận định sẽ còn nhiều thách thức để thuyết phục người dân rằng nhà máy điện hạt nhân là an toàn. Sự thiếu hiểu biết của người dân có thể cản trở việc lắp đặt nhà máy điện này.
Một nhà nghiên cứu môi trường biển ở Đại học Hải dương Trung Quốc ở thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông cảnh báo lượng nước nhiễm phóng xạ thải vào đại dương sẽ gây nguy hại cho môi trường sinh thái của toàn bộ khu vực đảo lân cận.
“Nhiều cá tôm, sinh vật biển sẽ không thể đối chọi với tác động môi trường đột ngột gây ra bởi lượng muối suy giảm và nhiệt độ nước biển tăng cao quanh khu vực đặt nhà máy điện”, nhà khoa học giấu tên nói.
“Nếu một thảm họa hạt nhân xảy ra ở Biển Đông, nó sẽ chưa gây ra tác động ngay lập tức cho người dân vì khoảng cách xa xôi. Tuy nhiên, khi chất phóng xạ ngấm vào cá và con người ăn những thực phẩm này, hậu quả sẽ là rất khủng khiếp”.
Nơi thí nghiệm nhà máy điện hạt nhân ở Trung Quốc.
Trước khi lắp đặt trái phép bất kì nhà máy điện hạt nhân nào ở Biển Đông, Trung Quốc sẽ không đơn giản cân nhắc thiệt hơn về chính trị, quân sự, kinh tế mà còn cả đánh giá tác động môi trường lên hệ sinh thái biển.
Theo Quang Minh – SCMP (Dân Việt)
Đài Loan xây 4 công trình phi pháp trên đảo ở Trường Sa
Hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy 4 công trình giống pháo đài bị nghi xây dựng với mục đích quân sự, xuất hiện ở bờ biển phía tây đảo Ba Bình, thuộc quần đảo Trường Sa, chủ quyền của Việt Nam.
Các công trình Đài Loan mới xây dựng phi pháp trên đảo Ba Bình.
Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), 4 khối bê tông có hình dạng kiên cố, cao từ 3-4 tầng vừa mới xuất hiện thời gian gần đây, vây quanh một công trình hình tròn nằm trên bãi biển.
Ảnh vệ tinh chụp hồi tháng 1.2015 không hề có những công trình này. Truyền thông Đài Loan đặt nghi vấn đây là các tháp phòng không.
Đài Loan từ chối tiết lộ về các công trình xây dựng này nhưng thừa nhận có các cơ sở như vậy tồn tại. "Chúng tôi không thể tiết lộ mục đích hoặc vị trí cơ sở quân sự đặt trên đảo Ba Bình vì lý do bí mật", người đứng đầu cơ quan quốc phòng Đài Loan Feng Shih-kuan nói.
Nghị sĩ Quốc dân đảng Johnny Chiang nói rằng, ông đã nhìn thấy các công trình này từ chuyến đi gần nhất hồi tháng 7.2016 đến đảo Ba Bình.
Các chuyên gia quân sự nhận định, công trình mới xuất hiện trên đảo Ba Bình có thể được sử dụng làm nơi phóng tên lửa đối không, nhưng nhiều khả năng đóng vai trò trinh sát và cảnh giới.
Hình ảnh đảo Ba Bình trước và sau khi xuất hiện công trình mới.
"Công trình này có thể không phải là các ụ pháo bởi nước mặn và hơi nước sẽ ăn mòn trang thiết bị vũ khí", chuyên gia quân sự Chen Kuo-ming nói trên SCMP. "Nhiều khả năng công trình xây dựng nhằm mục đích cảnh báo quân sự".
Trong khi đó, các nghị sĩ Đài Loan hối thúc cơ quan quốc phòng vùng lãnh thổ này liên hệ với Google để đảm bảo bí mật cho các công trình quân sự xây dựng phi pháp trên đảo.
Chuyên gia phân tích quân sự Antony Wong Dong nhận định, 4 công trình trên đảo giống như các pháo đài ven biển đóng vai trò ngăn đổ bộ khi chiến tranh xảy ra. "Khu vực xung quanh... rất phù hợp cho hoạt động đổ bộ lên đảo Ba Bình. Công trình như vậy thường chỉ xuất hiện ở Đức trong Thế Chiến 2".
"Pháo đài ven biển như vậy có thể được trang bị súng máy hạng nặng hoặc vũ khí chống tăng".
Theo Đăng Nguyễn - SCMP (Dân Việt)
TQ khó chịu vì Nhật Bản tăng cường hiện diện ở Biển Đông Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 19.9 bày tỏ sự thất vọng sâu sắc về việc Nhật Bản tăng cường tuần tra với Mỹ ở Biển Đông, cáo buộc Tokyo làm gia tăng căng thẳng. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng phát biểu trong cuộc họp báo, rằng Bắc...