TQ tạo ra vũ trụ ảo lớn nhất thế giới bằng siêu máy tính
Trong thời gian ngắn sắp tới, sự hình thành và phát triển của vũ trụ sẽ được các nhà khoa học hiểu toàn bộ nhờ siêu máy tính.
Siêu máy tính của Trung Quốc.
Các nhà khoa học Trung Quốc vừa thành công trong việc tạo ra vũ trụ ảo lớn nhất thế giới, sử dụng siêu máy tính Thái Hồ nhanh nhất hành tinh. Đây là siêu máy tính hoàn toàn do người Trung Quốc nghiên cứu, chế tạo và có tốc độ “khủng” nhất thế giới hiện nay.
Các chuyên gia cho biết Trung Quốc đang tận dụng tối đa khả năng tính toán của siêu máy tính. So với nhiều quốc gia khác, năng lực của siêu máy tính Trung Quốc vượt xa tới vài năm. Các nhà nghiên cứu hy vọng trong 3 năm tới, Trung Quốc sẽ làm chủ công nghệ và hiểu biết chính xác quá trình khai sinh ra vũ trụ rộng lớn nhờ siêu máy tính này.
Tìm hiểu quá trình hình thành vũ trụ vẫn là thách thức lớn với các nhà khoa học.
Video đang HOT
Việc kết hợp siêu máy tính nhanh nhất thế giới với các thành tựu khoa học khác giúp các nhà khoa học Trung Quốc hiểu hơn về thế giới và vũ trụ. Chẳng hạn, họ có thể sử dụng siêu máy tính này cùng kính viễn vọng vô tuyến lớn nhất thế giới để khám phá vũ trụ.
Bằng việc mô phỏng vũ trụ trong siêu máy tính, các nhà khoa học dễ dàng loại trừ các khu vực không cần thiết để hướng kính viễn vọng đến đúng địa điểm hơn.
Cao Lượng, trưởng nhóm nghiên cứu vũ trụ tại Đài quan sát Thiên văn Quốc gia, nói rằng việc mô phỏng quá trình hình thành và phát triển của vũ trụ mất tới 10 nghìn tỉ “mảnh” dữ liệu. Quy mô của dự án này lớn hơn 5 lần so với những nghiên cứu mới nhất được nhóm nghiên cứu ở đại học Zurich, Thụy Sĩ đưa ra cuối tháng trước.
Dự án của các nhà khoa học châu Âu được mô phỏng trong 80 tiếng thì của Trung Quốc chỉ duy trì trong hơn 1 tiếng. “Có quá nhiều phép tính cùng lúc. Có lẽ siêu máy tính cũng mệt”, ông Cao nói.
Giáo sư Cao giải thích rằng siêu máy tính Thái Hồ sử dụng 10 triệu lõi CPU, mỗi nhân sử dụng một lập trình riêng để đảm bảo tốc độ tính toán tối ưu.
Trong thiên văn học, các nhà khoa học mô phỏng vũ trụ bằng cách chia nhỏ nó thành các phần bằng nhau. Những “mảnh” này tương tác với nhau bằng các lực vật lý như trọng lực. Càng nhiều mảnh được đưa vào, các nhà khoa học càng tính toán chính xác sự hình thành vũ trụ. Quy trình này sẽ giúp làm sáng tỏ rất nhiều vấn đề chưa có lời giải trong tự nhiên và vật chất tối.
Trung Quốc hiện sở hữu siêu máy tính nhanh nhất thế giới.
Quá trình tính toán sử dụng “mảnh” mô phỏng tăng lên đáng kể qua thời gian. Năm 1970, máy tính tốt nhất thời đó chỉ tính được trên dưới 1.000 “mảnh”. Ngày nay, các nhà khoa học có thể mô phỏng hàng nghìn tỉ “mảnh” với những siêu máy tính như Titan của Mỹ hoặc Thiên Hà-2 đặt tại Quảng Châu (Trung Quốc).
Theo Danviet
Putin có siêu máy tính tiên đoán được chiến tranh
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu vừa tuyên bố nước này đang sở hữu một loại siêu máy tính có khả năng tiên đoán được những cuộc chiến tranh tương lai từ việc phân tích các xung đột trong quá khứ.
Bộ trưởng Shoigu cho biết, siêu máy tính này là một phần quan trọng của hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ và mạnh đến mức quân đội Nga mới chỉ sử dụng một nửa khả năng của nó.
"Nó có cơ chế mở, bạn có thể thêm hoặc thay thế các bộ phận cấu thành cũng như mở rộng khả năng của nó", ông Shoigu nói với truyền hình Rossiya 24 trong một bộ phim tài liệu về Trung tâm kiểm soát quốc phòng quân đội Nga (NDMC).
Siêu máy tính này được thiết kế để dự đoán những cuộc chiến tranh trong tương lai bằng cách phân tích tình hình an ninh hiện tại và kinh nghiệm về những xung đột trong quá khứ.
Siêu máy tính của Nga sẽ dựa vào thông tin về các xung đột trong quá khứ để tiên đoán tương lai
"Hãy lấy chiến tranh Nam Tư làm ví dụ. Đó là một chiến dịch lớn của NATO với sự huy động của tàu chiến, tên lửa. Tất cả điều này đều nằm trong phân tích của chúng tôi. Nếu chiếc máy tính kết luận rằng, tình hình hiện nay giống đến 90% những gì xảy ra trong quá khứ thì chúng tôi biết rằng, nhiều khả năng điều này sẽ tiếp tục xảy ra và chuẩn bị các biện pháp ứng phó hợp lí", Bộ trưởng Shoigu giải thích.
Chiếc siêu máy tính này có bộ nhớ 236 petabytes, tương đương 236.000 terabytes. Vào năm 2014, ông Shoigu cho biết khả năng lưu trữ của nó lớn hơn hệ thống máy tính của Lầu Năm Góc đến 19 lần.
NDMC là cơ quan chỉ huy và kiểm soát cao nhất của quân đội Nga. Theo các nguồn thông tin mở, NDMC kết nối với tất cả các đơn vị quân đội và cơ sở hạ tầng của Nga ở nước ngoài cũng như Bộ Tổng Tham mưu Nga trong cùng một hệ sinh thái, nhằm đưa ra những lời cảnh báo cho quân đội và chỉ huy nhanh nhất có thể.
Theo Danviet
Siêu máy tính "khổng lồ" Nga có thể tiên đoán chiến tranh Nga sở hữu một loại siêu máy tính "khổng lồ", có khả năng tiên đoán những cuộc chiến tranh, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tiết lộ. Một vụ thử bom hạt nhân trong giai đoạn những năm 1950. "Siêu máy tính mạnh mẽ được đặt tại trung tâm chỉ huy của quân đội, giúp lực lượng vũ trang Nga chuẩn bị...