TQ tăng cường sức mạnh quân sự với ý đồ gì?
Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế đang chững lại, song ngân sách quốc phòng tài khóa 2013 của Trung Quốc vẫn tăng.
Tổ hợp tên lửa phòng không HQ-7B
Bình luận về vấn đề này, tờ Điện tín (Anh) ngày 6/3 cho rằng ban lãnh đạo mới ở Trung Quốc đã thể hiện rõ quan điểm tiếp tục tăng cường sức mạnh quân sự trong thời gian tới, và tân Tổng bí thư Tập Cận Bình đang ve vãn quân đội bằng ngân sách.
Báo cáo mà Thủ tướng Ôn Gia Bảo đọc trước Quốc hội tại phiên họp thường kỳ cho thấy tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc có thể đạt 7,5% năm 2013, thấp hơn mức bình quân 10% trong suốt một thập kỷ qua. Trong khi đó, chi tiêu quốc phòng của nước này khoảng 115 tỷ USD, đứng thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ.
Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng ngân sách quốc phòng trên thực tế còn cao hơn nhiều mới có thể đáp ứng được yêu cầu hiện đại hóa với nhiều loại vũ khí, trang thiết bị tân tiến. Nguồn tiền mua các loại vũ khí của Nga không nằm trong ngân sách quốc phòng thường niên trong khi ngân sách dành cho hoạt động nghiên cứu – phát triển vũ khí mới lại thuộc bộ Khoa học và Công nghệ.
Mới lên nắm quyền, ông Tập Cận Bình rất muốn tranh thủ sự ủng hộ của quân đội. Thời gian gần đây, ông đã dành nhiều thời gian đi thăm các đơn vị quân đội, cả lục quân, hải quân và không quân. Tháng 12/2012, ông tuyên bố cần phải có một quân đội mạnh và đất nước phồn thịnh để tăng cường tiềm lực quốc gia.
Theo tờ Nhà Kinh tế ngày 5/3, Trung Quốc cũng dành một khoản ngân sách lớn cho nhiệm vụ đảm bảo an ninh nội địa. Điều này phản ánh những lo ngại của các nhà lãnh đạo trước nguy cơ bất ổn từ trong nước. Mặc dù vậy, một người phát ngôn của Quốc hội Trung Quốc bác bỏ ý kiến cho rằng quá trình hiện đại hóa quân đội nước này đồng nghĩa với sự xâm lược.
Theo Trung tướng Qin Weijiang (Quân khu Nam Kinh), tăng chi tiêu quốc phòng là điều dễ hiểu, giúp Trung Quốc ngày càng trỗi dậy, duy trì môi trường an ninh và đảm bảo lợi ích quốc gia. Tuy nhiên, Giáo sư Andrew Erickson tại Đại học Chiến tranh Hải quân Mỹ cho rằng mặc dù không gây bất ngờ, nhưng việc Trung Quốc tiếp tục tăng ngân sách quốc phòng đã phát đi những tín hiệu quan trọng về sự phát triển của quân đội nước này.
Rõ ràng, Trung Quốc muốn khẳng định vai trò của mình đối với khu vực và trên toàn cầu. Trong tương lai không xa, khi lợi ích quốc gia ràng buộc với nhiều nước, nhiều khu vực trên thế giới, thì quân đội Trung Quốc sẽ đảm nhận vai trò toàn cầu như Mỹ hiện nay.
Video đang HOT
Tiềm lực quân sự của Trung Quốc khiến các nước láng giềng và Mỹ lo lắng. Tuy nhiên, theo tờ Thời báo Tài chính ngày 6/3, điều mà họ quan ngại nhất chính là quan điểm hiếu chiến của Trung Quốc trong những tranh chấp chủ quyền biển đảo. Một tiềm lực quân sự mạnh phục vụ cho chính sách hiếu chiến và bất chấp luật pháp quốc tế sẽ đẩy cả khu vực tới nguy cơ bùng nổ xung đột. Tuần trước, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc đã rời cảng Đại Liên để bắt đầu hành trình về phía Nam và neo ở Thanh Đảo, khiến dư luận không khỏi băn khoăn về ý đồ của Bắc Kinh.
Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết Tokyo vẫn đang theo sát những động thái mới trong chính sách quốc phòng và nỗ lực hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc. Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga nhấn mạnh tới sự cần thiết phải tăng cường tính minh bạch trong chính sách quốc phòng của Trung Quốc, đặc biệt là chi tiêu mua sắm vũ khí trang thiết bị.
Điều lo lắng này không phải là không có căn cứ. Bởi lẽ, một cường quốc kinh tế khi tập trung phát triển tiềm lực quân sự thì sẽ có rất nhiều câu hỏi được đặt ra từ phía láng giềng và cộng đồng quốc tế.
Một số ý kiến cho rằng ngân sách quốc phòng của Trung Quốc sẽ “bình ổn” và không có tăng đột biến, thậm chí có khi năm sau thấp hơn chút ít so với năm trước. Tuy vậy, nếu chỉ nhìn vào tỷ lệ phần trăm GDP thì quả là không chính xác khi đánh giá thực chất sức mạnh quân sự của nước này khi nền kinh tế của Trung Quốc ngày càng phát triển.
Theo tinmoi
Các "địch thủ" của Trung Quốc ồ ạt tăng ngân sách quốc phòng
Ngày 06/03 vừa qua, trong bài viết công bố ngân sách quốc phòng Trung Quốc 2013, tờ "Bắc Kinh nhật báo" đã đề cập đến ngân sách quốc phòng của một số "địch thủ" của Trung Quốc như Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước ASEAN.
Nhật Bản: Lần đầu tiên sau 11 năm NSQP tăng 0,8%.
Ngân sách quốc phòng Nhật Bản năm 2013 là 4750 tỷ yên (tương đương 52,2 tỷ USD), chiếm 5,1% GDP. Ngân sách quốc phòng của Nhật năm nay tăng 40 tỷ yên so với năm 2012, tương đương 0,8%. Đây cũng là lần tăng ngân sách quốc phòng đầu tiên của Nhật Bản sau 11 năm.
Theo dự toán phân bổ ngân sách, năm 2013 Nhật sẽ chú trọng lấy tăng cường số lượng nhân viên lực lượng phòng vệ trên bộ làm trung tâm, lấy phát triển vũ khí trang bị của lực lượng phòng vệ trên biển làm trọng điểm phát triển.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản còn cho biết, trong năm 2012 và đầu năm 2013 Trung Quốc đã nhiều lần xâm nhập không phận khu vực Senkaku/Điếu Ngư, vì vậy Nhật phải chú trọng phát triển tiềm lực quốc phòng, chú trọng vào khu vực duyên hải nơi tập trung các cụm đảo phía tây nam.
Nhật sẽ mua máy bay không người lái RQ-4 Global Hawk của Mỹ
Trong quy hoạch phát triển vũ khí trang bị 2013 Nhật đã chỉ rõ, cần phải tăng cường thêm tàu hộ vệ, máy bay dự cảnh E767, E2C và sử dụng 8 triệu yên để nghiên cứu việc triển khai máy bay vận tải cánh quạt V-22 Osprey của Mỹ.
Dự toán ngân sách 2013 của Nhật còn cho biết, trong năm nay Nhật còn 8 hạng mục mua sắm trang bị mới, trong đó có tàu khu trục tên lửa thế hệ mới lớp 25DD tải trọng 5000 tấn, tàu rà quét lôi viễn dương 690 tấn, tên lửa bờ đối hạm, vệ tinh quân sự mới, tên lửa Patriot-3, nâng cấp 2 tàu Aegis lớp Atago.
Đồng thời, Nhật sẽ tiếp tục đẩy mạnh chương trình nâng cấp hệ thống phòng thủ tên lửa chung với Mỹ, cải tiến hàng loạt máy bay F-15A đặt hàng 4 chiếc F-35A, mua UAV trinh sát chiến lược Global Hawk và xe thiết giáp lưỡng thê AAV-7 của Mỹ.
Hàn Quốc: Ngân sách quốc phòng tăng 3,9%
Cho dù ngân sách quốc phòng Hàn Quốc năm 2013 đã cắt giảm 400 tỷ won so với "Kế hoạch tăng cường lực lượng phòng vệ" đặt ra lúc ban đầu, nhưng chi tiêu quốc phòng năm nay của Hàn Quốc vẫn tăng 3,9% so với năm ngoái.
Hàn Quốc sẽ xây dựng căn cứ hải quân lớn trên đảo Ulleung
Theo dự thảo ngân sách, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc dự định sử dụng 6,7 tỷ won xây dựng căn cứ hải quân trên đảo Ulleung (Ulleung-do, phương Tây gọi là Dagelet), đến năm 2015 sẽ đầu tư tổng cộng 352 tỷ won để xây dựng đảo này thành căn cứ hải quân lớn của Hàn Quốc.
Đồng thời, Hàn Quốc cũng bắt đầu khởi đóng lớp tàu hộ vệ mới FFX có lượng giãn nước 2500 tấn và 1 lớp tàu cao tốc mới chưa định danh (dự kiến bàn giao cho lực lượng hải quân năm 2018).
FFX là lớp tàu mới nhất Hàn Quốc triển khai chế tạo tiếp theo loạt tàu khu trục và tàu đổ bộ tấn công mới triển khai, được trang bị cả hệ thống phòng thủ tên lửa tối tân kiểu Mỹ. Lớp tàu này đã bắt đầu triển khai đóng, Hàn Quốc dự định sẽ đóng tổng cộng 20 tàu, nâng sức mạnh của lực lượng hải quân nên một tầm cao mới.
Hàn Quốc còn dự định bổ sung ngân sách để mua hệ thống radar quan trắc 3 chiều tầm thấp dùng để phát hiện đạn pháo tầm xa của Triều Tiên, nghiên cứu phát triển tên lửa đạn đạo trên tàu cao tốc thế hệ mới.
ASEAN: Nhiều nước tăng mạnh ngân sách quốc phòng.
Trong số các nước ASEAN, Philippines và Indonesia là 2 nước chi tiêu quốc phòng mạnh tay nhất.
Tàu hộ vệ lớp Lekiu của hải quân Malaysia
Philippines đã công khai ngân sách quốc phòng năm 2013 là 2,9 tỷ USD, chiếm 1,1% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), con số này cao hơn năm 2012 là 2,5%. Trong phân bổ ngân sách, Philippines sẽ sử dụng 1,13 tỷ USD đầu tư cho an ninh trong nước, 50 triệu USD dùng cho phòng thủ biên giới, 1,1 tỷ USD dùng để nâng cấp chiến hạm, máy bay và các trang bị khác.
Còn Indonesia sẽ đầu tư khoảng 8,1 tỷ USD cho quốc phòng trong năm 2013, chiếm 0,8% GDP, tăng 18% so với ngân sách quốc phòng năm 2012. Trong năm nay, Indonesia sẽ mua 12 - 16 chiếc máy bay không người lái trinh sát, để thành lập một binh chủng mới trong lực lượng không quân, nhằm tăng cường khả năng phòng thủ biên cương, giám sát trên biển và phòng chống khủng bố.
Còn về phía Malaysia, trong giai đoạn 2012 - 2015 với mức tăng trưởng GDP dự kiến mỗi năm là 5%, ngân sách quốc phòng Malaysia tăng từ 4,3 tỷ USD lên 4,65 tỷ USD, trong 4 năm ngân sách quốc phòng sẽ vào khoảng 17 tỷ USD, dự trù ngân sách mua sắm trang bị tăng lên 27%.
Indonesia dự định mua máy bay không người lái Heron của công ty IAI - Israel
Với động lực là tăng trưởng kinh tế, tranh chấp lãnh thổ đang ngày càng căng thẳng và sức ép hiện đại hóa quân đội, tất cả các nước xung quanh Trung Quốc đều ào ạt tăng cường ngân sách quốc phòng. Đây là xu thế tất yếu của mọi quốc gia.
Theo ANTD
Ngân sách quốc phòng Trung Quốc tăng 10,7% Ngân sách quốc phòng Trung Quốc dự kiến tăng 10,7% trong năm nay, duy trì mức tăng hai con số liên tục trong nhiều năm liền trong bối cảnh nước này có tranh chấp lãnh thổ với nhiều láng giềng. Trung Quốc dự kiến tăng 10,7% ngân sách quốc phòng lên 115,7 tỷ USD trong năm 2013. Ảnh: Bloomberg "Trung Quốc dự kiến...