TQ “sốt vó” tìm cách đối phó tàu ngầm Nhật
Quân đội Trung Quốc đang tìm cách phát triển hệ thống vũ khí trên không, trên biển và dưới nước để đối phó với tàu ngầm Nhật Bản và Mỹ.
Đối mặt với những thách thức đến từ tàu ngầm Mỹ và Nhật hoạt động trong khu vực tranh chấp lãnh thổ xung quanh nhóm đảo Senkaku trên biển Hoa Đông, quân đội Trung Quốc đang chuẩn bị triển khai hệ thống chống tàu ngầm 3 chiều bao gồm máy bay, tàu chiến đấu mặt nước và tàu ngầm.
Trước đó, tờ Yomiuri Shimbun của Nhật Bản cho biết hải quân nước này đang lên kế hoạch tăng cường số tàu ngầm của mình từ 16 lên 22 chiếc vào năm 2021. Theo đó quy mô của lực lượng tàu ngầm chạy bằng động cơ diesel-điện lớp Soryu của Nhật Bản sẽ tăng lên đáng kể. Là lớp tàu ngầm đầu tiên của Nhật Bản được trang bị hệ thống động cơ không dùng không khí AIP, tàu ngầm lớp Soryu có thể hoạt động liên tục dưới nước trong gần 2 tuần.
Tàu ngầm lớp Soryu của Nhật Bản là mối đe dọa với tàu ngầm Trung Quốc
Tàu ngầm lớp Soryu cũng mạnh mẽ hơn nhiều so với tàu ngầm thế hệ cũ lớp Harushio và Narushio khi nó được trang bị ngư lôi Type 89 và tên lửa chống tàu UGM-84 Harpoon. Mặc dù hiến pháp Nhật Bản không cho phép quân đội nước này sở hữu tàu ngầm hạt nhân nhưng các loại tàu ngầm thông thường như Soryu cũng đã là một mối đe dọa nguy hiểm cho các hệ thống liên lạc trên biển của Trung Quốc vì các tàu ngầm này có phạm vi tuần tra xa hơn và hệ thống vũ khí mạnh hơn.
Video đang HOT
Ngoài ra, Mỹ cũng đang triển khai thêm nhiều tàu ngầm ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tại căn cứ quân sự Mỹ ở Yokosuka hiện có khoảng 5-6 chiếc tàu ngầm dưới sự chỉ huy của Hạm đội 7. Năm 2014, Mỹ sẽ triển khai thêm 4 tàu ngầm hạt nhân tới Guam, nơi tên lửa hành trình Tomahawk được trang bị trên tàu ngầm lớp Ohio có thể bắn tới các mục tiêu chiến lược ở Trung Quốc.
Để chống lại tàu ngầm Trung Quốc trong trường hợp 2 nước nổ ra xung đột, Nhật Bản vừa mua thêm 70 máy bay chống ngầm P-1 để thay thế cho phi đội máy bay chống ngầm P-3C của Mỹ sản xuất đã cũ kỹ. Lực lượng phòng vệ Nhật Bản đã được trang bị 2 chiếc P-1 đầu tiên từ hồi tháng 3. Ngoài ra, chiếc tàu sân bay trực thăng mới được hạ thủy mang tên Izumo cũng có thể chở tới 14 trực thăng chống ngầm SH-60K để tham chiến.
Máy bay trinh sát chống ngầm P-1 của Nhật Bản
Tạp chí Tàu chiến Thế giới ở Nhật cho biết lực lượng phòng vệ Nhật Bản hiện có khoảng 44 tàu khu trục và 9 tàu tuần dương, tạo thành hạm đội chiến đấu mặt nước chống lại hải quân Trung Quốc trong trường hợp xảy ra chiến tranh. Phần lớn những chiếc tàu khu trục này đều được thiết kế để chống lại tàu ngầm Trung Quốc.
Đứng trước nguy cơ đó, quân đội Trung Quốc hiện đang tìm cách xây dựng những chiến thuật mới để bảo vệ lực lượng tàu ngầm của mình trước cuộc tấn công chống ngầm của cả Mỹ và Nhật Bản nếu Trung Quốc và Nhật Bản nổ ra đụng độ trên vùng biển tranh chấp.
Ông Cheng Chi-wen, Tổng biên tập tờ Quốc phòng châu Á-Thái Bình Dương ở Đài Loan cho rằng thứ vũ khí mà hải quân Trung Quốc còn thiếu hiện nay là các máy bay quân sự chuyên thực hiện các chiến dịch chống tàu ngầm. Hiện tại, Trung Quốc chỉ có thể dựa vào máy bay vận tải Y-8 để đối phó với tàu ngầm Nhật Bản vì chỉ có máy bay này mới có thể chở được ngư lôi và bom chìm.
Máy bay chống ngầm Gaoxin-6 của quân đội Trung Quốc
Chuyên gia phân tích quân sự Shi Hong của Trung Quốc cho rằng quân đội nước này cần thêm máy bay chống ngầm bởi phạm vi hoạt động của trực thăng quá hạn chế. Ông này cho biết một số máy bay vận tải Y-8 của Trung Quốc đã được cải hoán thành máy bay chống ngầm Gaoxin-6.
Chỉ khi được trang bị những máy bay với các hệ thống vũ khí tối tân hơn và tầm hoạt động xa hơn, hải quân Trung Quốc có thể thực hiện những chiến dịch chống ngầm ở Chuỗi đảo thứ hai kéo dài từ Nhật Bản cho tới quần đảo Bonin và Marshall.
Bên cạnh máy bay tuần tra chống ngầm, trực thăng chống ngầm cùng tàu chiến và tàu ngầm, hiện quân đội Trung Quốc cũng đang tìm cách phát triển Hệ thống Trinh sát Âm thanh Dưới nước nhằm giám sát các hoạt động của tàu ngầm Mỹ và Nhật Bản. Tuy nhiên ông Shi Hong cho biết hiện quân đội Trung Quốc vẫn chưa thể sở hữu được hệ thống trinh sát phức tạp như vậy.
Theo khampha
Hạm đội Nam Hải tập trận rải ngư lôi
Ngày 22.1, Tân Hoa xã đưa tin đội tàu ngầm thuộc Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc vừa tuần tra ở biển Đông và diễn tập rải ngư lôi phong tỏa một tuyến đường biển. Giới chức không nói rõ thời gian, địa điểm mà chỉ cho biết cuộc tập trận diễn ra "ở vùng biển xa vào tháng chạp giáp tết âm lịch". Một sĩ quan chỉ huy cũng tiết lộ tàu ngầm đã lặn xuống 200 m và khẳng định với độ sâu này, nó sẽ không bị vệ tinh của đối phương phát hiện.
Một diễn biến khác, Hạm đội Nam Hải, phụ trách hoạt động tại biển Đông, cũng vừa tiến hành tập trận bắn đạn thật vào ngày 19.1 nhưng không rõ địa điểm, theo trang mạng của hải quân Trung Quốc đưa tin. Gần đây, quân đội Trung Quốc liên tục tập trận sau khi có chỉ thị từ Bộ Tổng tham mưu yêu cầu tăng cường diễn tập trong năm 2013 để sẵn sàng cho chiến tranh. Bên cạnh đó, theo Tân Hoa xã, Bộ Quốc phòng Trung Quốc sẽ tăng cường giáo dục quốc phòng về bảo vệ "quyền lợi biển" của nước này.
Tàu ngầm Trung Quốc tập trận trên biển - Ảnh: China Dail
Cũng trong ngày 22.1, AFP dẫn lời Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario tuyên bố nước này vừa đưa tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc chiếm gần toàn bộ biển Đông lên tòa án LHQ. Theo ông, bước đi này phù hợp Công ước LHQ về luật Biển (UNCLOS). Trong đệ trình của mình, Manila khẳng định bản đồ "đường lưỡi bò" của Bắc Kinh trên biển Đông là bất hợp pháp. Theo AFP, Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Mã Khắc Khanh đã phản đối động thái trên.
Theo TNO
Linh kiện ngoại có thể trở thành tử huyệt của Trung Quốc Việc tên lửa Hồng Kỳ-9 của Trung Quốc sử dụng bộ chuyển mạch do Nhật Bản sản xuất, tàu ngầm Trung Quốc cũng sử dụng một loại radar dẫn đường khác của Nhật Bản đã làm dấy lên lo ngại những thiết bị này sẽ trở thành tử huyệt của Trung Quốc khi nước này và Nhật Bản nổ ra chiến tranh. Bộ...