TQ sẽ không còn “kiềm chế” trên Biển Đông?
Chuyên gia Đài Loan nhận định Trung Quốc đã từ bỏ chiến lược “kiềm chế” trên Biển Đông từ năm 2014.
Ngày 14/11, một chuyên gia phân tích của Đài Loan cho rằng dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình, Trung Quốc đã không còn thực hiện “chiến lược” kiềm chế trong các vấn đề tranh chấp trên Biển Đông.
Tàu chiến Trung Quốc hoạt động trên Biển Đông
Tại một hội thảo ở Đài Bắc về những tranh cãi giữa Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản trên Biển Đông và Hoa Đông, ông Lin Cheng-yi, nghiên cứu viên thuộc Viện Nghiên cứu Âu Mỹ Sinica phát biểu rằng từ năm 2014, Trung Quốc đã tăng cường sự kiểm soát trên Biển Đông bằng các hoạt động đào đắp thay đổi hiện trạng trên nhiều bãi đá, hòn đảo.
Ông Lin cho rằng các dự án xây đảo mà Trung Quốc đang thực hiện trên một số bãi đá không chỉ làm thay đổi địa mạo của quần đảo Trường Sa trên Biển Đông mà còn cho thấy Trung Quốc đã từ bỏ chiến lược “kiềm chế” trong khu vực.
Theo đó, Trung Quốc đã áp dụng các chiến lược hoàn toàn mới trong khu vực, như chống lại việc quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông và sự can thiệp của bên thứ ba như Mỹ, Nhật, Úc, đồng thời khăng khăng rằng những tranh chấp này chỉ có thể giải quyết thông qua đối thoại song phương.
Mặt khác, Bắc Kinh cũng đã tìm cách thúc đẩy chính sách “ngoại giao Biển Đông” bằng cách phát triển quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với các thành viên của ASEAN.
Video đang HOT
Ông Lin Cheng-yi, nghiên cứu viên thuộc Viện Nghiên cứu Âu Mỹ Sinica
Ông Song Yann-huei, một đồng nghiệp của ông Lin cho rằng việc cải tạo, xây đảo nhân tạo trên Biển Đông sẽ giúp Bắc Kinh tăng cường sự hiện diện quân sự và quyền kiểm soát trong khu vực, tạo ra bước “thọc sâu” chiến lược cho Trung Quốc xuống Biển Đông.
Tuy nhiên, ông Lin cũng cho rằng các hoạt động trên của Trung Quốc đang tạo ra nguy cơ ngày càng lớn về xung đột và quân sự hóa trong khu vực, khiến các quốc gia ngày càng gặp nhiều khó khăn hơn trong giữ gìn hòa bình và ổn định ở Biển Đông.
Hồi giữa tuần, một tạp chí quốc phòng của Úc cũng tiết lộ rằng Trung Quốc đã biên chế chiếc tàu hộ tống săn ngầm lớp Giang Đảo đầu tiên cho hạm đội Nam Hải hoạt động trên Biển Đông, một động thái được cho là nhằm thúc đẩy chiến lược tác chiến chống ngầm của hải quân Trung Quốc trên vùng biển chiến lược này.
Theo Trí Dũng (Theo CNA) (Khám phá)
TQ đưa tàu săn ngầm hiện đại xuống Biển Đông
Hải quân Trung Quốc đang nỗ lực phát triển tác chiến chống ngầm để khắc phục "gót chân A-sin" của mình.
Hồi giữa tuần, tạp chí quốc phòng IHS Jane's 360 của Anh đưa tin hải quân Trung Quốc vừa đưa chiếc tàu hộ tống Type 056 cải tiến lớp Giang Đảo (Type 056A) được trang bị hệ thống săn ngầm hiện đại xuống Biển Đông.
Một tàu hộ tống lớp Giang Đảo của hải quân Trung Quốc
Theo IHS Jane's 360, tàu hộ tống Type 056 của hải quân Trung Quốc là tàu chiến tên lửa có tính năng tàng hình được đưa vào sử dụng từ năm 2012 với mục đích chính là tác chiến chống tàu nổi.
Hôm 11/11, một tờ báo có liên quan tới quân đội Trung Quốc cho hay chiếc tàu hộ tống Type 056 cải tiến có khả năng tác chiến chống tàu ngầm mang tên Chu Châu đã được biên chế vào hạm đội Nam Hải của hải quân Trung Quốc và là chiếc tàu hộ tống lớp Giang Đảo săn ngầm đầu tiên của hạm đội này.
Mặc dù trong thời gian gần đây hải quân Trung Quốc đã được hiện đại hóa đáng kể để tăng cường khả năng viễn chinh, song tác chiến chống tàu ngầm vẫn là "gót chân A-sin" của họ. Trong khi đó, nhiều quốc gia châu Á đang ngày càng đầu tư mạnh để mua sắm các loại tàu ngầm hiện đại để bảo vệ chủ quyền biển đảo của mình.
Tác chiến chống ngầm được coi là "gót chân Asin" của hải quân Trung Quốc
Theo các chuyên gia phân tích của tờ The Diplomat, với việc thực hiện chiến lược chống tiếp cận, ngăn chặn khu vực, hải quân Trung Quốc từ trước tới nay vẫn không ưu tiên phát triển khả năng chống ngầm mà chỉ tập trung vào hiện đại hóa các loại vũ khí, khí tài chống tàu nổi và phòng không.
Gần đây, hãng tin Reuters cho rằng với việc mua 6 tàu ngầm lớp Kilo hiện đại của Nga, Việt Nam đã xây dựng được một lực lượng răn đe hiệu quả trên Biển Đông. Hải quân Nhật Bản cũng tăng cường đáng kể sức mạnh trong lòng biển của mình bằng các loại tàu ngầm hiện đại.
Theo The Diplomat, mặc dù hải quân Việt Nam chưa thể đọ được với Trung Quốc về số lượng và hỏa lực, tuy nhiên sức mạnh răn đe của tàu ngầm Việt Nam là một thử thách khó có thể vượt qua đối với bất cứ lực lượng bành trướng nào trên Biển Đông.
Vũ khí trang bị trên tàu hộ tống lớp Giang Đảo của Trung Quốc
IHS Jane's 360 cho rằng chính yếu tố này đã khiến hải quân Trung Quốc phải ngày càng chú trọng hơn vào tác chiến chống ngầm, và việc đưa tàu Chu Châu vào biên chế cho hạm đội Nam Hải có thể là bước khởi đầu cho chiến lược chống ngầm của Trung Quốc.
Theo IHS Jane's 360, tàu hộ tống săn ngầm Chu Châu được trang bị thiết bị thủy âm kéo dây có thể phát hiện tàu ngầm khả nghi để tấn công. Trong trường hợp không thể xác định vị trí chính xác tàu ngầm đối phương, tàu chiến này sẽ gửi những thông tin mà nó thu được về trung tâm chỉ huy để điều động máy bay săn ngầm và các tàu chiến mặt nước tiêu diệt mục tiêu.
Theo Trí Dũng (Theo Diplomat) (Khám phá)
Tàu săn ngầm cỡ lớn của hạm đội Biển Đen bốc cháy Kerch, tàu săn ngầm cỡ lớn của Hạm đội Biển Đen, Nga đã bốc cháy trong quá trình sửa chữa tại thành phố cảng Sevastopol nằm trên bán đảo Crimea. Khói đen bốc lên từ khoang phía sau tàu tuần dương tên lửa Kerch của Hạm đội Biển Đen, Nga. Ảnh: Rferl.org Hãng thông tấn Itar-Tass dẫn thông báo của người phát ngôn...