TQ sẽ ‘chộp’ nhiều diện tích Biển Đông trước khi kí COC?
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 10/9 thông báo, nước này và ASEAN sẽ tiến hành các cuộc họp bàn về việc thực thi Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), tiến tới Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông (COC) vào cuối tuần này.
Có những cuộc tham vấn chính thức về COC
Tại cuộc họp báo định kỳ vừa diễn ra chiều 10/9, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã cho biết cụ thể rằng, các cuộc họp về Biển Đông sắp tới là Cuộc họp Quan chức Cấp cao lần thứ 6 và cuộc họp Nhóm Làm việc Chung lần thứ 9 về việc thực thi DOC.
Trung Quốc và ASEAN đã ký kết Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông hồi năm 2001, trong đó vạch ra những nguyên tắc quan trọng nhất trong việc quản lý, kiểm soát các tranh chấp ở Biển Đông.
Theo ông Hồng Lỗi, các quan chức tham dự cuộc họp cuối tuần này sẽ trao đổi sâu với nhau về quan điểm đối với việc thực thi hiệu quả và nghiêm túc DOC cũng như việc tăng cường hợp tác về hàng hải giữa các nước.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại một hội nghị với ASEAN gần đây
Theo lời ông Hồng Lỗi, các cuộc họp sắp tới cũng sẽ bao gồm “cả những cuộc tham vấn chính thức về COC trong khuôn khổ thực hiện DOC”.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị phát biểu, ông tin tưởng rằng cả Trung Quốc và các nước láng giềng ASEAN sẽ có thể bảo vệ hòa bình và sự ổn định ở Biển Đông sau các cuộc họp sắp tới.
ASEAN và Trung Quốc muốn gì qua COC?
Về phía ASEAN, phải khẳng định xu thế chung của khu vực là nhất trí hình thành một COC với mục tiêu càng sớm càng tốt. Cũng vì mong muốn ấy, các nước ASEAN đã họp, đã thống nhất được các thành tố cần thiết của COC trong tương lai từ lâu.
Theo đó, ASEAN cho rằng, COC cần là Bộ Quy tắc tổng thể và mang tính ràng buộc, kế thừa các quy định quan trọng của DOC, nhưng cần phải nâng cao hơn DOC, trong đó cần phải bổ sung thêm những quy định, cơ chế nhằm ngăn ngừa xung đột, cũng như các cơ chế về bảo đảm thực hiện những cam kết trong COC, tuân thủ nguyên tắc giải quyết hòa bình các tranh chấp, hay về xử lý các tranh chấp về áp dụng và giải thích COC.
Có thể nói, ASEAN tin tưởng nếu đạt được COC với Trung Quốc, các quốc gia này sẽ có cơ hội chung sống trong một môi trường hợp tác, ổn định với Trung Quốc.
Trong khi đó, Trung Quốc thực sự đang suy tính gì với COC?
Hôm 4/9, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho rằng Trung Quốc đã lên kế hoạch chiếm bãi cạn Scarborough nhằm mở rộng lãnh thổ của mình trước khi Bộ quy tắc ứng xử trên biển (COC) được kí kết. Ông Rosario cũng thúc giục các nước ASEAN đẩy nhanh tốc độ đàm phán về COC.
“Kiểu hành động đó đe dọa hòa bình và ổn định của khu vực. Nếu ngày hôm nay Philippines là mục tiêu, ngày mai một quốc gia khác sẽ trở thành mục tiêu. Vì thế cần coi đây là vấn đề của cả khu vực”, ông del Rosario nói.
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn: “Bắc Kinh sẽ không bao giờ nhượng bộ với những gì thuộc về lợi ích cốt lõi của mình.”
Đáp lại, người phát ngôn Trung Quốc Hồng Lỗi cho rằng Philippines “chuyện bé xé ra to” về vấn đề Scarborough, khu vực “thuộc chủ quyền không thể tách rời của Trung Quốc”.
Trong nhiều tuyên bố trước đây, những nhà lãnh đạo nhà nước, tướng tá quân đội, học giả Trung Quốc đều khẳng định Biển Đông là “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc trên con đường hiện thực hóa giấc mơ “đại Trung Hoa”.
Hồi cuối tháng 8, trong cuộc gặp gỡ giữa Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc và Mỹ tại Lầu Năm Góc, ông Thường Vạn Toàn cũng một lần nữa nhấn mạnh: “Đừng ai mơ tưởng rằng Trung Quốc sẽ đem lợi ích cốt lõi của mình đi trao đổi và cũng đừng ai đánh giá thấp ý chí và quyết tâm của chúng tôi trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, quyền hàng hải của mình”
Trong khi đó, tác giả James R. Holmes trên tờ Diplomat cảnh báo rằng ASEAN nên cẩn trọng trong vấn đề Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) bởi lẽ Trung Quốc có thể sử dụng COC để hợp thức hóa những khu vực trên Biển Đông mà nước này chiếm từ các nước khác.
Tác giả này cho rằng Ngoại trưởng Philippines del Rosario có lý khi cho rằng Trung Quốc đang tìm cách đi trước COC. Trung Quốc sẽ “chộp lấy” càng nhiều diện tích trên Biển Đông càng tốt và sau đó nhất trí với một bộ quy tắc ứng xử đảm bảo tính hợp pháp cho những vùng mà nước này chiếm được.
Theo Báo Đất Việt
Việt - Trung sớm ký hiệp định cùng khai thác thác Bản Giốc
Việt Nam và Trung Quốc sẽ thúc đẩy nhằm sớm ký kết Hiệp định về hợp tác khai thác tiềm năng du lịch khu vực thác Bản Giốc và Hiệp định về quy chế tàu thuyền qua lại tự do ở cửa sông Bắc Luân.
Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh hội đàm với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị trong cuộc họp hôm nay tại Hà Nội. Ảnh: VOV
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị, đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 3/8 đến ngày 6/8, hội đàm với Ngoại trưởng Phạm Bình Minh sáng nay.
Chủ đề được thảo luận bao gồm các biện pháp nhằm thúc đẩy thực hiện thỏa thuận đạt được giữa hai nước thời gian qua, nhất là thực hiện Chương trình hành động triển khai quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc.
Về vấn đề biên giới lãnh thổ, hai bên đánh giá cao kết quả hợp tác giữa hai nước trong việc thực hiện nghiêm túc ba văn kiện liên quan biên giới trên bộ; nhấn mạnh trong thời gian tới hai Bộ Ngoại giao sẽ tích cực thúc đẩy các cơ quan hữu quan trao đổi để sớm ký kết Hiệp định về hợp tác khai thác tiềm năng du lịch khu vực thác Bản Giốc và Hiệp định về quy chế tàu thuyền qua lại tự do ở cửa sông Bắc Luân.
Về Biển Đông, hai bên khẳng định giải quyết mọi bất đồng thông qua đàm phán hòa bình, hữu nghị, xử lý thỏa đáng các vấn đề nảy sinh với thái độ xây dựng, không để các vấn đề này ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác hữu nghị Việt - Trung cũng như hòa bình, ổn định tại Biển Đông.
Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh, hai bên cần kiên trì giải quyết tranh chấp trên biển trên cơ sở Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc, luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 và tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), hướng tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Theo VNE
Trung Quốc lớn tiếng đe dọa các nước ở Biển Đông Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hôm (27/6) đã lớn tiếng cảnh báo các nước có tranh chấp ở Biển Đông rằng, việc họ tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên thứ ba sẽ hoàn toàn "vô ích" và rằng con đường đối đầu với Trung Quốc chắc chắn sẽ "thất bại". Tàu chiến Trung Quốc tập trận ở Biển Đông Trung Quốc...