TQ: Sập tường nhà máy vì mưa lớn, 18 người chết thảm
Nhiều vụ tai nạn lao động liên tiếp xảy ra ở Trung Quốc trong thời gian gần đây.
Ngày 11/5, một bức tường trong nhà máy xử lý chất thải ở thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc đã bất ngờ đổ sập trong cơn mưa lớn, giết chết 18 công nhân làm việc bên trong.
Chính quyền thành phố Thanh Đảo cho biết những cơn mưa lớn suốt mấy ngày qua đã khiến bức tường nhà máy bị xói lở và sập xuống. Lúc đó có khoảng 40 công nhân đang ở bên trong nhà máy, và nhiều người đã bị cả bức tường gạch lớn đè lên.
Hiện trường vụ tai nạn thảm khốc
Vụ tai nạn này làm dấy lên sự lo ngại trong cộng đồng quốc tế về chính sách đảm bảo an toàn lao động ở Trung Quốc.
Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, và nhiều chuyên gia dự đoán họ sẽ vượt mặt mỹ vào cuối thập niên này. Thế nhưng để có được sự phát triển kinh tế nhanh chóng, Trung Quốc thường hy sinh phúc lợi của người dân và bỏ qua nhiều tiêu chuẩn an toàn cần thiết, gây ra nhiều vụ tai nạn lao động nghiêm trọng trong những năm gần đây.
Lực lượng cứu hộ đổ về hiện trường
Hồi tháng 6 năm ngoái, một ngọn lửa lớn bùng phát tại một nhà máy chế biến giá cầm đã thiêu cháy 120 công nhân. Các nạn nhân sống sót cho biết nhiều cửa thoát hiểm đã bị nhà máy khóa chặt để ngăn ngừa công nhân trộm cắp, khiến nhiều người bị mắc kẹt không thể thoát ra ngoài và chết cháy.
Tháng 11 năm ngoái, một vụ nổ đường ống lớn cũng đã xảy ra ở thành phố Thanh Đảo, giết chết 62 người.
18 nạn nhân bị chôn vùi dưới bức tường gạch lớn
Các nạn nhân trong những vụ tai nạn lao động thảm khốc này đã ra tuyên bố nói rằng chính phủ Trung Quốc đã quá chú trọng vào tỉ lệ tăng trưởng GDP và lợi nhuận mà bỏ qua các tiêu chuẩn an toàn cần thiết cho công nhân, khiến các nhà máy có rất ít hoặc hầu như không có biện pháp đảm bảo an toàn cho sinh mạng của họ.
Video đang HOT
Họ cũng tố cáo rằng chính phủ và các doanh nghiệp Trung Quốc cố tình bưng bít thông tin về những thảm họa lao động trên nhằm ngăn chặn làn sóng phản ứng của dư luận lan rộng trong nước và trên thế giới.
Hiện nhà máy nơi xảy ra vụ sập tường trên vẫn chưa đưa ra bất cứ tuyên bố nào, và các quan chức cũng chưa bình luận gì về thảm kịch trên.
Theo Khmapha
Bức tranh mại dâm trong các khách sạn hạng sang ở Trung Quốc
Một cô gái bán dâm trong khách sạn Kempinski ở thành phố Thanh Đảo kể rằng cô mới 20 tuổi, tiếp ba khách một ngày và được phép giữ lại 40% số tiền mà cô kiếm từ khách.
Một cô gái hành nghề mại dâm chỉ 20 tuổi. Ảnh: BBC
Chuỗi khách sạn Kempinski tự quảng bá họ là tập đoàn khách sạn cao cấp lâu đời nhất của châu Âu. Khách sạn đầu tiên của Kempinski ra đời ở Đức, và hiện nay đặt trụ sở chính tại Thụy Sĩ, với hơn 70 khách sạn 5 sao ở khắp nơi trên thế giới. Thành phố Thanh Đảo nằm ở bờ đông Trung Quốc là một trong số đó.
Phóng viên BBC đã thâm nhập vào cửa hiệu spa nằm ở tầng hầm của khách sạn ở Thanh Đảo. Hành lang u ám dẫn tới một căn phòng nhỏ nhưng sang trọng, nơi hơn 10 cô gái bán dâm hàng ngày ở đây.
Người đàn ông trực ở đó hỏi khách: "Các anh muốn dịch vụ nhanh hay qua đêm luôn?". Người này thông báo nhân viên thu ngân không thể cấp hóa đơn chính thức của khách sạn khi khách sử dụng dịch vụ của spa, do họ kinh doanh riêng rẽ. Nhưng dường như dịch vụ đặc biệt của spa hoạt động khá công khai. Một cô gái bán dâm kể với phóng viên rằng cô mới 20 tuổi, tiếp ba khách một ngày, và được phép giữ lại 40% số tiền mà cô kiếm.
Đây là một ví dụ rõ rệt cho thấy tình trạng những công ty nước ngoài danh tiếng có thể dễ dàng dính líu vào tệ nạn xã hội và hoạt động phi pháp như thế nào khi họ đầu tư vào Trung Quốc. Chính quyền Trung Quốc tuyên bố xóa sổ nạn mại dâm, nhưng dường như đó là một cuộc chiến chưa phân thắng bại.
Những cái tên quen thuộc
Nhiều tổ chức cho rằng khoảng 4 tới 6 triệu người hành nghề mại dâm ở Trung Quốc. Tất nhiên, hoạt động này ẩn nấp dưới bảng hiệu của cửa hàng cắt tóc, quán massage, karaoke - những dịch vụ xuất hiện tràn lan khắp nơi. Vì thế, thông tin mại dâm đang xâm nhập mạnh mẽ vào một số khách sạn ở Trung Quốc chẳng khiến ai ngạc nhiên. Nhưng phóng sự điều tra của BBC lần đầu tiên chỉ ra nạn mại dâm và đám ma cô đã vươn "vòi bạch tuộc" sâu tới mức nào vào ngành công nghiệp khách sạn quốc tế, trong khi chủ sở hữu hoàn toàn không biết. Đó là những khách sạn mà tên tuổi cực kỳ quen thuộc với người dân ở châu Âu và Mỹ.
Nhóm phóng viên gọi điện thoại tới hơn 10 khách sạn quốc tế và đề nghị nhân viên lễ tân kết nối tới cơ sở spa của họ. Một người đóng vai trợ lý riêng trình bày với nhân viên lễ tân của spa rằng, cô đang chuẩn bị tổ chức một buổi họp bàn công việc cho khách hàng tiềm năng, và họ muốn dịch vụ "tươi mát" tại chỗ.
Khoảng 7% những nơi mà phóng viên liên hệ có thể sắp xếp dịch vụ mại dâm theo yêu cầu, từ những thành phố xa như Nam Kinh và Thanh Đảo nằm dọc bờ biển phía đông của Trung Quốc, tới các thành phố nằm xa bờ biển như Tây An và Trịnh Châu.
Với cùng một câu chuyện để ngụy trang và máy quay bí mật, nhóm phóng viên đã trực tiếp tới một vài khách sạn trong số đó. Tại Thanh Đảo, ngoài khách sạn Kempinski, dịch vụ mại dâm còn hoạt động ở một khách sạn của Intercontinental. Những biển hiệu của spa đặt ở tầng hai chỉ rõ rằng cửa hàng không thuộc quyền quản lý của khách sạn, và dịch vụ massage hợp pháp là hoạt động kinh doanh chủ chốt.
Nhưng nhân viên spa chẳng hề ngần ngại khi khách hỏi về dịch vụ "vui vẻ". Cô gái tiếp khách hôm đó cho biết khách sẽ thanh toán hóa đơn cho phần phục vụ của cô ở quầy thu ngân của khách sạn.
Nhân viên spa nằm trong khuôn viên khách sạn này khẳng định cung cấp được 10 cô gái cho khách. Ảnh: BBC
Khách sạn phủ nhận cáo buộc
Cả hai khách sạn Intercontinental và Kempinski đều khẳng định rằng họ không biết gì về những dịch vụ mại dâm mà phóng viên BBC nêu.
Văn bản của Tập đoàn khách sạn Intercontinental khẳng định họ cấm mại dâm trong tất cả các chi nhánh của họ, và những cơ sở kinh doanh do bên thứ ba điều hành (như spa) có nghĩa vụ tuân theo chính sách đó theo quy định của hợp đồng. Khách sạn này khẳng định: "Theo như chúng tôi biết, nhân viên khách sạn không hề liên quan tới quy trình tính hóa đơn cho dịch vụ mại dâm". Tới thời điểm này, khách sạn Intercontinental đã đóng cửa spa.
Khách sạn Kempinskinêu rõ: "Ngay từ đầu, chúng tôi đã trù tính để một cơ sở spa riêng trong khuôn viên khách sạn. Do đó, trừ biển báo trong thang máy, phần phương tiện vật chất thực sự (của spa) chưa từng bao giờ được chuỗi khách sạn Kempinski khai trương hay điều hành. Khách sạn Kempinski chỉ đơn thuần kết nối với cơ sở kinh doanh của bên thứ ba thông qua một hành lang tầng hầm vốn không thể đóng lại vì lý do an toàn".
Phóng viên BBC thắc mắc tại sao khi họ đề nghị nhân viên lễ tân của khách sạn chuyển cuộc gọi cho trung tâm massage, lễ tân khách sạn thực hiện yêu cầu lập tức. Đại diện Kempinski trả lời: "Về cuộc điện thoại, chúng tôi e rằng chúng tôi sẽ chẳng có cách nào để xác định được các cuộc gọi mà các vị gọi đến, và/hoặc thực sự chúng được chuyển tiếp hay không".
Trước lần điều tra này của nhóm phóng viên BBC, tập đoàn Kempinski quyết định rút khỏi việc kinh doanh khách sạn ở Thanh Đảo. Sau đó, họ ngừng điều hành nó từ ngày 15/11/2013, một dấu hiệu cho thấy trục trặc tồi tệ xảy ra chỉ sau một năm từ khi họ khai trương.
Khách sạn thứ ba mà nhóm phóng viên ghé vào là Ramada Plaza ở Trịnh Châu. Như hai lần trước, họ lại đi theo các bảng hiệu chỉ dẫn tới cửa hiệu spa do bên thứ ba kinh doanh, nằm ở tầng 6 của khách sạn. Ở ngay lối vào, họ thấy poster của một người phụ nữ quyến rũ mang đầy ẩn ý. Đây chính là trung tâm massage mà qua điện thoại, nhân viên lễ tân báo cho khách rằng họ có thể tìm thấy dịch vụ "bóc bánh trả tiền" chỉ dành cho các quý ông.
Người đàn ông ở quầy lễ tân cho biết, họ có thể cung cấp dịch vụ tình dục và 20 cô gái làm việc ở đây. Ông ta đưa cho khách một tờ rơi nhỏ. Ngay trên phần đầu, khách thấy dòng chữ viết tay bằng tiếng Anh: "Gái mại dâm 800 NDT", tức là khoảng 85 USD.
Tờ rơi ghi chú giá dịch vụ "tươi mát" ở spa nằm trong khách sạn Ramada. Ảnh: BBC
Lời cảnh báo dành cho khách nữ
Đối với các thông tin do nhóm phóng viên BBC cung cấp, tập đoàn khách sạn Wyndham - chủ sở hữu Ramada - cho biết họ đang tìm hiểu vụ việc.
Hầu hết mọi vị khách ghé qua spa trong khách sạn Ramada ở Trịnh Châu đều nhận ra loại dịch vụ đặc biệt ở đó. Một nhóm khách du lịch nữ từng nghỉ tại Ramada tỏ ra hoài nghi hoạt động mờ ám này. Trong bài nhận xét trên website về du lịch TripAdvisor, họ khuyên: "Nếu bạn là phụ nữ, bạn đừng nên tới đấy".
Trong khi dịch vụ tình dục hoạt động khá thoải mái ở Trung Quốc, các cô gái bán dâm tiếp tục đối mặt với nguy hiểm, không chỉ từ khách hàng mà còn từ cảnh sát.
Gần đây, Sophie Richardson, Giám đốc Tổ chức Theo dõi nhân quyền Trung Quốc (Human Rights Watch), đã kêu gọi chính phủ Trung Quốc bỏ sắc lệnh trừng phạt đối với người lao động tình dục.
Ông Shaun đánh giá chính phủ Trung Quốc sẵn sàng trừng phạt nặng công ty nước ngoài phạm luật. Ảnh: BBC
Nguy cơ từ hoạt động mại dâm
Shaun Rein là giám đốc điều hành của Tập đoàn Nghiên cứu thị trường Trung Quốc. Ông đưa ra lời khuyên cho các công ty nước ngoài hoạt động ở đây. Theo ông, các khách sạn còn nhiều cách để loại trừ nạn mại dâm khỏi công việc kinh doanh.
"Các công ty nên đàm phán với chủ sở hữu tòa nhà, cơ sở cho thuê nhà ngay từ ngày đầu. Họ nên tỏ rõ lập trường rằng nếu họ có thêm một spa, bên thứ ba có thể sở hữu, nhưng nhân viên của khách sạn sẽ quản lý. Khách sạn cũng cần kiểm soát giờ giấc, đóng cửa spa vào 9 giờ tối chứ không thể muộn hơn", ông nói.
Theo Rein, các công ty nước ngoài ở Trung Quốc nên cố gắng tránh xa các hoạt động kinh doanh "bẩn". Ông lập luận rằng danh tiếng của các thương hiệu lớn sẽ tổn hại nếu gái mại dâm hiện diện trong khách sạn. Chính phủ sẽ điều tra và trừng phạt các thương hiệu ngoại để chứng tỏ với người dân rằng họ cũng phải tuân theo pháp luật. Trừng phạt một nhãn hiệu ngoại dễ hơn so với xử lý một công ty bản xứ.
Vài tháng trước, công ty dược phẩm Anh GlaxoSmithKline (GSK) suýt hứng chịu hình thức trừng phạt nghiêm khắc bởi cáo buộc hối lộ để tăng doanh số. GSK thừa nhận rằng một số nhân viên của họ phạm luật. Vì vậy, các khách sạn nước ngoài ở Trung Quốc nên bắt đầu lo lắng về nguy cơ chính quyền sở tại điều tra và trừng phạt họ nếu họ dính dáng đến nạn mại dâm.
Theo Xahoi
Trung Quốc điều tiêm kích tuần tra vùng phòng không mới Thay vì triển khai máy bay ngăn chặn sự xâm nhập của máy bay Mỹ, Hàn, Nhật vào vùng nhận dạng phòng không mới thiết lập ở biển Hoa Đông, Trung Quốc vào hôm 28.11 chỉ điều động một số chiến đấu cơ cùng một máy bay cảnh báo sớm tuần tra vùng này. Chiến đấu cơ Trung Quốc trong một cuộc diễn...