TQ sắp mất nguồn lợi khổng lồ vào tay… robot Mỹ
Lợi thế giá cả, nhân công và sản phẩm phụ trợ ở Trung Quốc đang không còn ý nghĩa trong cuộc cạnh tranh với siêu cường công nghiệp như Mỹ.
75% máy móc hiện đại của Trung Quốc không sản xuất ở Trung Quốc.
Sau 3 thập kỉ tăng trưởng mạnh mẽ, động lực sản xuất của Trung Quốc đang đình trệ. Với giá lương tăng, bất ổn lao động, môi trường bị tàn phá và ăn cắp sở hữu trí tuệ tràn lan, Trung Quốc không còn là nơi hấp dẫn các công ty phương Tây đặt nhà máy sản xuất. Công nghệ mới giúp loại bỏ lợi thế lao động giá rẻ ở Trung Quốc nên nhiều công ty mong muốn đưa ngược dây chuyền sản xuất về Mỹ và châu Âu.
Trung Quốc nhận thức rõ ràng việc đang mất đi lợi thế cạnh tranh lớn và lãnh đạo nước này muốn sử dụng công nghệ tối tân nhằm cân bằng hơn trên sân chơi toàn cầu. Đây được xem là bước đi nhằm tạo ra lợi thế mới cho Trung Quốc.
Tháng 5.2015, Trung Quốc đưa ra kế hoạch 10 năm mang tên “Made in China 2025″ nhằm hiện đại hóa các nhà máy bằng công nghệ tối tân với robot, máy in 3D và internet công nghiệp. Tháng 7.2015, một dự án quốc gia khác mang tên “Internet Plus” được ra mắt nhằm “phát triển hạ tầng mạng internet di động, điện toán đám mây, dữ liệu lớn và mạng lưới kết nối vạn vật”.
Trung Quốc coi đây là ưu tiên quốc gia và đầu tư rất “khủng” cho tham vọng này. Riêng tỉnh Quảng Đông đã chi số tiền lên tới 150 tỉ USD trang bị robot công nghiệp cho các nhà máy trên địa bàn. Ngoài ra, hai trung tâm hỗ trợ tự động hóa đã được xây dựng.
Video đang HOT
Tuy nhiên, dù số tiền được chi ra là bao nhiêu, Trung Quốc vẫn rất khó thắng trên “mặt trận” máy công nghiệp thế hệ tiếp theo. Trung Quốc có lợi thế vì nguồn cung dồi dào, lao động giá rẻ và quy định lỏng lẻo. Nhưng với công nghệ robot hay in 3D, Trung Quốc vẫn còn rất “non”.
Công nhân Trung Quốc làm việc ở nhà máy di động Foxconn.
Robot Mỹ làm việc năng suất chẳng kém gì robot Trung Quốc. Chúng tiêu thụ cùng mức điện năng và “bảo gì làm nấy”. Về quy trình sản xuất, doanh nghiệp Mỹ sẽ không còn phải đẩy nguyên liệu thô và linh kiện điện tử sang Trung Quốc để lắp ráp hoàn chỉnh rồi gửi lại về nước nữa. Với thế hệ robot mới, chi phí sản xuất ở Mỹ có giá thành tương tự. Quan trọng hơn, khi quy trình gửi nhận hàng tốn hàng tuần bị loại bỏ, Mỹ tiết kiệm được thời gian và giảm ô nhiễm.
Có một điểm ngược đời là hầu hết robot Trung Quốc lại không sản xuất ở Trung Quốc. Một phân tích của Dieter Ernst từ Trung tâm Đông-Tây cho thấy 75% robot nước này được mua từ doanh nghiệp nước ngoài. Trung Quốc vẫn phụ thuộc rất lớn vào nhập khẩu các thành phần lõi từ Nhật Bản.
Theo tính toán của Ernst, có 107 công ty sản xuất robot ở Trung Quốc tuy nhiên chất lượng, sự an toàn và thiết kế đều rất kém. Đánh giá chỉ ra khoảng một nửa số này là trụ được trong tương lai.
Vấn đề lớn hơn với Trung Quốc hiện nay là nguồn nhân lực. Dù mỗi năm có hơn 1 triệu kĩ sư tốt nghiệp ở Trung Quốc, tuy nhiên chất lượng giáo dục của tầng lớp này rất thấp và không thông thạo chuyên môn. Tình trạng này còn tồi tệ hơn vì công nghệ sản xuất hiện đại rất cần kĩ năng quản lý, giao tiếp cấp độ cao cũng như điều hành trong một nhà máy đa thông tin. Ernst dự đoán rằng sự thiếu nguồn lực chất lượng sẽ là điểm yếu chí tử của Trung Quốc trong việc thúc đẩy sản xuất và dịch vụ tiên tiến.
Dù Trung Quốc làm ra những robot công nghiệp chất lượng cao, phát triển được quy trình sản xuất tiên tiến thì lợi thế này cũng không tồn tại lâu. Mỹ hoàn toàn có thể mua robot Trung Quốc và sao chép lại những đột phá công nghệ (nếu có).
Theo Quang Minh – QZ (Dân Việt)
Công nghệ khiến con người "ngu đi" như thế nào
Dù sinh ra với mục đích ban đầu là hỗ trợ con người nhưng sự phụ thuộc quá lớn vào máy móc khiến não chúng ta chịu tổn hại không nhỏ.
GPS hỗ trợ đắc lực cho việc di chuyển nhưng khiến trí nhớ chúng ta kém hơn.
Các nhà khoa học đang nghiên cứu tác động dài lâu của thiết bị điện tử hiện đại lên não người trong thời buổi công nghệ bùng nổ như hiện nay. Bên cạnh nhiều ưu điểm không thể phủ nhận, công nghệ đang khiến cuộc sống và kể cả não của chúng ta thay đổi rất nhiều.
Evan Risko, giáo sư ngành tâm lý nhận thức trường đại học Waterloo cảnh báo: "Nếu bạn có thể sử dụng máy tính để lưu thông tin cần thiết thì khả năng cao bạn sẽ không dùng não bộ ghi nhớ thông tin đó nữa. Kết quả là khả năng ghi nhớ thông tin của bạn sẽ bị giảm sút".
Nhà thần kinh học Sam Gilbert cùng giáo sư Evan Risko từng nghiên cứu về quá trình thay đổi nhận thức khi sử dụng công nghệ. Theo đó, những người sử dụng vệ tinh dẫn đường sẽ được lợi hơn khi di chuyển, tuy nhiên trí nhớ của họ bị ảnh hưởng không nhỏ.
Khoa học chứng minh những người đi bảo tàng chụp lại ảnh có xu hướng nhớ kém hơn những người không dùng công nghệ hỗ trợ.
Evan nói rằng các thủy thủ hay tài xế sẽ nhớ ít hơn mọi chuyện xảy ra trên đường đi và rất vất vả nếu muốn di chuyển mà không có sự trợ giúp của thiết bị định vị. Một nghiên cứu khác cho thấy những người đi bảo tàng chụp ảnh lại thường nhớ kém hơn những người quan sát tỉ mỉ bằng mắt thường.
Giáo sư Evan nhận định: "Hành động chụp ảnh có lẽ đã khiến thông tin được đẩy từ não bộ vào máy ảnh thay vì mang lại kết quả tích cực nhằm giúp ghi nhớ tốt hơn".
Nghiên cứu của nhóm tác giả khác cũng cho rằng lượng lớn thông tin sẵn có trên Google khiến nhiều người lầm tưởng chúng ta thông minh hơn. Các nhà khoa học nhận thấy những người thường tìm kiếm thông tin trên internet bị nhầm tưởng rằng mình thông minh hơn.
Tuy nhiên, tác động dài lâu của việc sử dụng công nghệ hiện đại vẫn đang là một bí ẩn lớn. Giáo sư Evan nói: "Công nghệ mang lại lợi ích lớn lao nhưng cái giá phải trả cũng không hề nhỏ. Chúng tôi đang từng bước hiểu được tác động của công nghệ lên não bộ con người".
Giáo sư Evan nói rằng rất cần hiểu biết chính xác cơ chế nhận thức xảy ra khi máy tính, internet, định vị toàn cầu GPS tác động lên não người về ngắn và dài hạn.
Theo Quang Minh - Daily Mail (Dân Việt)
Suốt ngày đăng ảnh "câu view", một cách tàn phá trí não Liên tục đăng ảnh lên "face" có thể khiến bộ nhớ suy yếu, gây căng thẳng và lo lắng, mất dần gắn kết với môi trường xung quanh, giảm đáng kể khả năng tập trung. Với sự phổ biến của điện thoại thông minh và mạng xã hội, nhiều người ngày nay dành cả ngày đêm chụp ảnh, quay video và đưa lên...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nga vạch rõ Mỹ không thể ký thỏa thuận hòa bình hộ Ukraine

Israel đối mặt cháy rừng quy mô lớn nghi do 'khủng bố'

Microsoft cảnh báo sẽ khởi kiện nếu bị yêu cầu ngừng dịch vụ đám mây tại châu Âu

Kỳ vọng tăng trưởng bền vững giữa áp lực hội nhập và cải cách

GDP suy giảm trong quý 1: Kinh tế Mỹ có thể chịu đựng đến đâu giữa 'bão thuế quan'?

Seoul ra mắt bản tin kỹ thuật số và vlog dành cho cư dân nước ngoài

Nền kinh tế Eurozone tăng trưởng vượt kỳ vọng

Cựu trợ lý của chính trị gia Đức bị cáo buộc làm gián điệp cho Trung Quốc

Thế giới đang đứng trước 'mùa Đông kinh tế' năm 2025

Iran thông báo kế hoạch vòng đàm phán hạt nhân thứ 4 với Mỹ

Reuters: Trung Quốc lập danh sách hàng hóa Mỹ được miễn thuế 125%

Nga triển khai S-300PS tới Kyrgyzstan: Bước đi chiến lược củng cố sức mạnh ở Trung Á
Có thể bạn quan tâm

2 ngày sau vụ sát hại người phụ nữ, phát hiện thi thể nghi phạm trên sông Hồng
Pháp luật
13:12:04 01/05/2025
Honda Vario 160 Repsol bản đặc biệt về Việt Nam có giá trên 100 triệu
Xe máy
13:09:15 01/05/2025
Những chặng đường bụi bặm - Tập 21: Bố Phỏm là doanh nhân thành đạt
Phim việt
13:06:32 01/05/2025
Bảng giá xe Jeep tháng 5/2025: Cái tên nào đắt nhất?
Ôtô
13:06:31 01/05/2025
Thunderbolts*: Phim siêu anh hùng điên rồ và dị biệt nhất vũ trụ điện ảnh Marvel
Phim âu mỹ
12:56:15 01/05/2025
8 sai lầm phổ biến khiến kem chống nắng 'mất tác dụng'
Làm đẹp
12:54:01 01/05/2025
10 phim Hàn hài - lãng mạn hay nhất 5 năm qua: Xem 1 tập là nghiện!
Phim châu á
12:45:24 01/05/2025
RM (BTS) 'cắn ngược' HYBE trên sóng, lộ thế lực ngầm Kpop, nghệ sĩ là con rối?
Sao châu á
12:33:33 01/05/2025
Sao nữ cả đời chưa biết xấu, là đối thủ nặng ký về mặt mộc với Phương Anh Đào
Hậu trường phim
12:30:28 01/05/2025
Top những món ngon cho ngày lễ 30/4 -1/5 không dầu mỡ
Ẩm thực
11:42:39 01/05/2025