TQ sắp đưa giàn khoan Hải Dương 982 ra Biển Đông
Giàn khoan Hải Dương 982 sắp hoàn thành sẽ mở đầu cho làn sóng khai thác dầu của Trung Quốc ở Biển Đông, gây thay đổi hiện trạng và căng thẳng trong khu vực.
Ngày 2/8, tổ chức chuyên cung cấp thông tin về hàng hải của Mỹ IHS Maritime cho hay trong nửa đầu năm nay, các công ty con của Tập đoàn Dầu khí Hải dương Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) đã đặt hàng đóng mới nhiều giàn khoan và tàu thăm dò nhiều đến mức kỷ lục và con số này sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới.
Ngoài ra, Trung Quốc đã đặt hàng đóng một giàn khoan nước sâu 30.000 tấn hồi năm ngoái được thiết kế để hoạt động trên Biển Đông, và hai giàn khoan tương tự cũng đang trong giai đoạn lập kế hoạch, trong đó có giàn khoan Hải Dương 982.
Mô hình giàn khoan Hải Dương 982 mà Trung Quốc đang chế tạo
Những giàn khoan này có kích thước không thua kém gì giàn khoan Hải Dương 981, thủ phạm đã gây ra căng thẳng trên Biển Đông suốt 2 tháng trời sau khi Trung Quốc ngang nhiên kéo nào vào vùng biển của Việt Nam, bất chấp sự phản đối của dư luận quốc tế.
Tình hình chỉ lắng dịu sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan này ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và kéo về đảo Hải Nam vào giữa tháng Bảy, tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa với việc Trung Quốc chịu từ bỏ tham vọng “độc chiếm Biển Đông” của mình.
Động lực để Trung Quốc tăng cường chế tạo “hạm đội giàn khoan” này là cơn khát năng lượng khổng lồ của nước này, và nhiệm vụ tìm kiếm nguồn dầu mỏ cho tương lai được đặt lên vai CNOOC, tập đoàn khai thác dầu mỏ trên biển lớn nhất của Trung Quốc.
Theo ISH Maritime, hạm đội giàn khoan này sẽ tạo điều kiện cho Trung Quốc khai thác dầu mỏ đồng thời tuyên bố chủ quyền phi lý trên hầu như toàn bộ diện tích Biển Đông.
ISH Maritime cho rằng Biển Đông sẽ là mục tiêu mà hạm đội giàn khoan này nhăm nhe nhắm tới, bởi vùng biển này hứa hẹn trữ lượng dầu mỏ khổng lồ có thể lên tới 11 tỉ thùng dầu và 58 ngàn tỉ mét khối khí đốt.
Video đang HOT
Với hạm đội giàn khoan khổng lồ, Trung Quốc sẽ có thể tiến sâu hơn xuống Biển Đông và qua mặt các nước láng giềng như Việt Nam và Philippines để ngang nhiên khai thác dầu trên vùng biển chiến lược này, bất chấp luật pháp và thông lệ quốc tế.
Còn trong thời điểm hiện nay, giàn khoan mới Hải Dương 982 của COSL dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2016, và công ty đóng tàu Đại Liên không hề giấu dếm thông tin rằng giàn khoan này được thiết kế và chế tạo chỉ để hoạt động trên Biển Đông.
Theo ông Philip Andrew, chuyên gia an ninh năng lượng tại Viện Nghiên cứu Năng lượng Singapore, việc mở rộng hạm đội giàn khoan này là một phần trong chính sách quốc gia của Trung Quốc, và những giàn khoan dầu này sẽ được Trung Quốc sử dụng như một “tuyên bố chính trị” bên cạnh hoạt động khai thác đơn thuần.
Chiến lược đầy nguy hiểm này của Trung Quốc bắt đầu được áp dụng khi họ kéo giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam, kèm theo đó là hàng chục tàu hộ tống, tàu cá, tàu hải cảnh và thậm chí là cả tàu chiến của hải quân.
Giàn khoan Hải Dương 981 từng hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam
Đồng hành với CNOOC trong quá trình vươn ra hút dầu trên Biển Đông là công ty Dịch vụ Giếng dầu Trung Quốc (COSL), đơn vị sở hữu và vận hành nhiều giàn khoan và tàu khai thác dầu.
Sản lượng khai thác dầu mỏ và khí đốt của CNOOC không thay đổi nhiều trong suốt 4 năm qua, và vào năm 2009, tập đoàn này tuyên bố sẽ đầu tư 30 tỉ USD cho các dự án khai thác biển sâu trong 20 năm tới.
Theo IHS Maritime, trong nửa đầu năm nay, các công ty dầu khí Trung Quốc đã đặt hàng đóng tổng cộng 126.300 tấn tàu và giàn khoan, trong đó có giàn khoan nước cạn, nước sâu, tàu nghiên cứu địa chấn biển sâu và tàu hậu cần.
Trong khi đó, lực lượng hải cảnh Trung Quốc cũng có những bước đi song hành khi tái sắp xếp lại tổ chức vào hồi năm ngoái để hợp nhất lực lượng hành pháp của cảnh sát biển, kiểm ngư và hải giám thành một đầu mối duy nhất.
Hiện hải cảnh Trung Quốc đang sở hữu hơn 100 tàu hiện đại và đang đặt hàng đóng mới 40 tàu tiếp theo, trong đó có 15 tàu sẽ được bàn giao trong năm nay. Theo Tân Hoa Xã, mục tiêu của việc tái cấu trúc lực lượng này là để “bảo vệ quyền và lợi ích trên biển” của Trung Quốc.
Theo Khampha
"Khi mô rảnh việc nước thì tôi về"
Khác với những lần đón Đại tướng Võ Nguyên Giáp về thăm quê lần trước, hôm qua hàng vạn người dân Quảng Bình quặn thắt lòng đón Người về vĩnh hằng trong lòng đất mẹ quê hương!
"Quảng Bình là nhà tôi"
Đúng 11 giờ 30 ngày 13.10, chuyến bay chở linh cữu Đại tướng Võ Nguyên?Giáp từ Hà Nội đã hạ cánh xuống mảnh đất Quảng Bình quê hương trong niềm xúc động chờ đón của hàng vạn người dân quê hương. Sinh thời, dù ở xa quê nhưng bao nhiêu sự kiện lớn, nhỏ diễn ra trên quê hương Quảng Bình, Đại tướng đều dõi theo và có nhiều thư, lời căn dặn, chỉ bảo quý giá.
Người dân quê hương Quảng Bình chờ đón Đại tướng
Nhà văn Nguyễn Thế Tường, người nhiều lần được tháp tùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong những chuyến ông về thăm quê, nhớ lại: Một buổi chiều năm 1992, trên đỉnh Hoành Sơn Quan, trước lúc chia tay về Hà Nội, trước những lời hẹn của người dân và lãnh đạo tỉnh, Đại tướng đã nói: "Có phải trai gái chi mà hẹn hò. Quảng Bình là nhà tôi, khi mô rảnh việc nước thì tôi về!".
Và đúng như lời hẹn, gần như đều đặn hoặc khi có sự cố lụt bão là Đại tướng lại về nhà. Tiếng là về thăm nhà, nhưng lần nào cũng vậy, ông vẫn lo việc nước, việc quê hương với tác phong đầy trách nhiệm.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Bình qua các thời kỳ không ai mà không được Đại tướng căn dặn với những lời tâm sự chân tình mà định hướng tháo gỡ khó khăn thì hết sức rõ ràng. Đại tướng thường dặn các đồng chí lãnh đạo tỉnh: Phải chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, hết sức chăm lo gia đình chính sách, gia đình neo đơn.
Về kinh tế, muốn đi lên thì phải phát triển kinh tế hàng hoá, nông nghiệp phải toàn diện, độc canh, độc nông thì nghèo; nghiên cứu để phát triển kinh tế vùng gò đồi, vùng cát.
Trong chuyến thăm quê lần cuối cùng vào những ngày đầu tháng 11.2004, tại khách sạn Phú Quý (Đồng Hới), các vị lãnh đạo tỉnh Quảng Bình một lần nữa đã nghẹn lòng khi nghe Đại tướng tâm sự: "Dù ở xa nhưng trái tim tôi vẫn hướng về quê hương, nắm đủ thông tin về Quảng Bình. Tỉnh nhà có việc làm tốt, tôi vui, nhưng cũng buồn khi tỉnh nhà có những chuyện chưa hay".
Trở về quê hương mãi mãi
Với mỗi người dân Quảng Bình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một hình tượng đặc biệt, một điểm tựa tinh thần vô giá. Mỗi lần người dân Quảng Bình đón Đại tướng về thăm quê không đơn thuần là đón một vị tướng, một người lãnh đạo mà lúc nào cũng trong tâm thế đón một người con xa quê trở về. Và lần này, người dân Quảng Bình đón Người về an nghỉ trong lòng đất mẹ quê hương cũng với một tâm thế như vậy. Đại tướng về quê hương hôm nay là mãi mãi. Đất mẹ Quảng Bình ôm trọn Đại tướng vào lòng.
Vẫn biết đến trưa linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp mới về đến sân bay Đồng Hới nhưng từ sáng sớm ngày 13.10 hàng vạn người dân Quảng Bình đã xếp hàng đứng đợi, với chỉ một tâm nguyện duy nhất là được ngắm nhìn lần cuối người con ưu tú nhất của quê hương.
Trong dòng người bất tận, người lính Điện Biên Phủ Đoàn Xuân Ngật (90 tuổi) xếp hàng từ 7 giờ sáng, ông nói trong tiếng nấc nghẹn lòng: "Trong lòng tôi, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một người đồng hương đặc biệt nhất mà tôi được gặp. Sau chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, tôi và một số đồng đội đã được gặp Đại tướng ở nhà riêng. Khi biết tôi là đồng hương, ông đã ôm hôn tôi, hỏi han căn dặn tôi rất nhiều điều. Khi ra về, dù rằng là một vị tướng, ông vẫn tiễn chúng tôi ra tận cổng...".
Với nữ Anh hùng Nguyễn Thị Kim Huế, Đại tướng không chỉ là một vị Tổng tư lệnh mà còn là một người cha, người anh thân thương. Bà Huế kể: Lần đầu tiên bà được gặp Đại tướng là tại Đại hội Anh hùng Chiến sĩ thi đua toàn quốc tháng 1.1967. Sau Đại hội, đoàn Quảng Bình dự bữa cơm với Bộ Chính trị. Bà đã nhận ra ngay Đại tướng bởi phong thái uy nghi và giọng nói Quảng Bình đặc sệt.
Lần đó cả Bác Hồ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các đồng chí Bộ Chính trị đã không cầm được nước mắt khi nghe bà kể chuyện 45 ngày dưới mưa bom, bão đạn để san đường, phá bom và tìm xác đồng đội. Sau đó, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gặp riêng đoàn. Đại tướng đã ân cần hỏi thăm bà về sức khỏe, gia đình, tình hình quê nhà. Cũng từ lần đó, trong thâm tâm của bà, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã là một người anh, là một nguồn động viên giúp bà vượt qua những khó khăn nhất...
Sáng 13.10, dù sức khoẻ không cho phép nhưng bà Huế vẫn vượt chặng đường hàng chục km để về Vũng Chùa, tiễn đưa "người Anh" về nơi an nghỉ vĩnh hằng...
Theo Dân Việt
Nhà sử học Dương Trung Quốc: Lòng dân là thước đo tầm vóc Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, nhà sử học Dương Trung Quốc trao đổi với Tiền phong về Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Là nhà nghiên cứu lịch sử ông đánh giá ra sao về tầm vóc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong lịch sử Việt Nam và thế giới? Đánh giá về tầm vóc của Đại tướng...