TQ: Rơi chiến đấu cơ Su-27, 2 phi công chết
Máy bay chiến đấu Su-27 của Trung Quốc bị rơi chiều 31/3
Một trực thăng chiến đấu Su-27 của Trung Quốc vừa rơi xuống khu vực gần Rongcheng, tỉnh Sơn Đông chiều hôm qua. Vụ tai nạn làm 2 phi công chết tại hiện trường.
Rất may vụ tai nạn không gây thiệt hại gì về người và tài sản trên mặt đất. Hiện chưa rõ nguyên nhân của sự cố là gì.
Su-27 là máy bay tiêm kích được trang bị 2 động cơ do hãng máy bay quân sự Sukhoi của Nga thiết kế nhằm cạnh tranh trực tiếp với máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư của Mỹ. Loại trực thăng này có tầm bay 3.530km, được trang bị vũ khí hạng nặng, hệ thống điện tử tinh vi và có tính cơ động cao.
Hiện trường tai nạn
Video đang HOT
Được nâng cấp từ máy bay MiG-29, Su-27 là đối thủ cạnh tranh chính với Đại bàng F-15 của Mỹ.
Trung Quốc đang sử dụng một số lượng lớn máy bay chiến đấu Su-27 mua từ Nga từ đầu những năm 1990 rồi cho ra đời phiên bản nhái là chiến đấu cơ J-11.
Nơi xảy ra tai nạn
Địa điểm xảy ra tai nạn giáp với Hoàng Hải
Một máy bay chiến đấu Su-27
Theo vietbao
Chiến đấu cơ Su-27 của Nga bị rơi
Bộ Quốc phòng Nga thông báo, một chiếc Su-27UB của không quân nước này vừa gặp sự cố và rơi ở khu vực Petrozavodsk thuộc nước Cộng hòa Karelia, Đông Bắc Nga sáng nay.
Nguồn tin từ chính quyền địa phương cho biết: "Máy bay rơi xuống khu vực quanh làng Besovets". Rất may, cả 2 phi công kịp thoát khỏi khoang lái trước khi nó đâm xuống đất. Quân đội Nga đang tìm kiếm 2 phi công.
Chiến đấu cơ Su-27UB của Nga.
RIA Novosti trích dẫn báo cáo ban đầu, không có thương vong hoặc thiệt hại trên mặt đất được ghi nhận tại nơi chiếc phi cơ rơi xuống, một địa điểm cách sân bay Besovets khoảng 3km vào 9 giờ 50 phút.
Một quan chức quân sự phán đoán, có thể một con chim hoang bị hút vào một trong 2 động cơ phản lực AL-31, khiến nó bị hư hại và gây ra vụ tai nạn. Ngoài ra, khả năng xuất hiện lỗi ở hệ thống kiểm soát bay cũng được tính tới. Thông báo chính thức về nguyên nhân vụ tai nạn sẽ được các điều tra viên quân sự thông báo chính thức sau 2 ngày điều tra vụ việc.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng, Đại tá Igor Konashenkov cho biết, phi cơ gặp nạn khi đang luyện tập, không được trang bị vũ khí.
Su-27UB là biến thể 2 ghế lái của "Kẻ tấn công sườn" Su-27. Loại máy bay này được thiết kế nhằm chiếm ưu thế trên không. Tuy nhiên, thiết kế ưu việt cho phép Su-27 thực hiện hầu hết các nhiệm vụ trong đó có cả tiêm kích và cường kích. Sau khi được biên chế trong quân đội Liên Xô, loại chiến đấu cơ này nhanh chóng thể hiện vai trò chủ lực trong tác chiến và được nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam đạt mua.
Không quân Việt Nam cũng có nhiều biến thể xuất khẩu của Su-27 bao gồm tiêm kích Su-27SK, biến thể huấn luyện Su-27UBK và Su-27PU, sau này được đổi tên thành Su-30. Tuy là phiên bản xuất khẩu nhưng những chiếc Su-27 trong không quân Việt Nam đều được thừa hưởng nguyên vẹn những ưu thế của loại chiến đấu cơ từng làm mưa làm gió trên nhiều chiến trường khắp thế giới.
Đúng với cái tên "Flanker" - Kẻ tấn công sườn mà các nhà quân sự phương Tây đã đặt, Su-27 không những chiếm được ưu thế trên không so với F-15 Eagle của không quân Mỹ mà nó còn có thể thực hiện hầu hết các nhiệm vụ tác chiến cùng với tốc độ bay đạt tới Mach 3 (nhanh gấp 3 lần tốc độ âm thanh).
Những biến thể Su-27 đầu tiên về Việt nam từ hơn 2 thập kỉ trước và nhanh chóng khẳng định vai trò chủ chốt trong nhiệm vụ bảo vệ bầu trời và chủ quyền trên không, trên biển của đất nước. Với những vũ khí đối đất, đối không, đối hạm chuyên dụng cùng hệ thống radar cảnh báo từ xa và hệ thống kiểm soát vũ khí độc lập, Su-27 và những biến thể của nó thực sự làm chùn bước mọi kẻ thù có ý định xâm phạm sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Với 10 giá treo vũ khí bên dưới các cánh, Su-27 có thể mang khối lượng vũ khí lên tới 8 tấn, bao gồm cả các loại bom có trọng lượng hàng trăm kg. Khi mang đầy đủ trọng tải, Su-27 vẫn là bậc thầy về nhào lộn trên không cùng với vận tốc chóng mặt khiến nó trở thành sát thủ thực sự trên bầu trời.
Hồng Duy
Theo infonet.vn
'Rắn hổ mang' SU-27 Việt Nam và chiến thuật siêu cơ động Chiến đấu cơ SU-27 được mệnh danh là 'kẻ tấn công sườn' từ lâu đã có mặt trong biên chế không quân Việt Nam và hiện đang đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ không phận cũng như bảo vệ biển đảo... Hiệu quả tác chiến với những tính năng siêu cơ động của máy bay chiến đấu, được thiết kế...