TQ ra luật mới tăng “an ninh quân sự” trên Biển Đông
Với luật này, TQ tự cho mình quyền cấm các tàu bè tiếp cận “khu quân sự” mà họ tự đặt ra trên biển.
Ngày 7/7, tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) cho hay Ủy ban Thường trực Quốc hội Trung Quốc vừa thông qua một đạo luật mới nhằm tìm cách “tăng cường an ninh quân sự trên biển” nhằm đối phó với cái mà họ gọi là “các hành động xâm nhập” vào khu vực cấm trên biển do Trung Quốc đơn phương đặt ra.
Theo thông tin này, Luật Bảo vệ Cơ sở Quân sự Trung Quốc vừa được Quốc hội Trung Quốc thông qua và sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/8 tới đây. Đạo luật này là sự chỉnh sửa một quy định có từ năm 1990 nhằm thêm các điều luật hạn chế quân sự đối với các vùng biển, sân bay và kênh vô tuyến.
Trung Quốc sẽ thắt chặt an ninh tại các khu vực quân sự do họ tự đặt ra trên biển
Trước đó, tờ Quân Giải phóng Trung Quốc đã rêu rao rằng ngày càng có nhiều vụ “xâm nhập vô tình” vào các khu vực cấm trên biển do Trung Quốc đơn phương đặt ra, chẳng hạn như các ngư dân nước ngoài đánh bắt trên Biển Đông.
Hôm 3/7, Trung Quốc đã bắt giữ một tàu cá Việt Nam cùng 6 ngư dân Quảng Ngãi khi họ đang đánh bắt cá hợp pháp tại vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam, đồng thời gia tăng các hành động ngăn cản, uy hiếp các tàu cá của ngư dân Việt Nam đang tham gia khai thác hải sản tại ngư trường này.
Tờ Quân Giải phóng cho rằng đạo luật trên được coi như một biện pháp đối phó với cái mà họ gọi là “nguy cơ bị do thám” của Trung Quốc. Một báo cáo do quân đội Trung Quốc trình bày trước quốc hội nước này nói rằng nhiều cơ sở quân sự của Trung Quốc đã bị tình báo nước ngoài do thám trong thời gian dài.
Một tàu cá của Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm chìm trên vùng biển Hoàng Sa
Cũng theo đạo luật mới được ban hành này, Trung Quốc sẽ tăng cường việc kiểm soát đối với các cơ sở dân sự ở gần các khu phòng thủ ven biển, trong đó có cả quy định cấm máy bay bay thấp trên vùng trời các khu vực hạn chế.
Trung Quốc đang đơn phương tuyên bố chủ quyền phi lý của mình đối với gần như toàn bộ Biển Đông bằng “đường lưỡi bò” mà không dựa trên bất cứ quy định nào của luật pháp quốc tế. Trong thời gian gần đây, Bắc Kinh cũng đã tăng cường các hoạt động bồi đắp trên Biển Đông với mưu đồ biến các rặng đá ngầm thành đảo để xây căn cứ quân sự phục vụ cho tham vọng độc chiếm Biển Đông của Bắc Kinh.
THeo Khampha
Khoảnh khắc đời thường của Tướng Giáp
Những bức ảnh trong cuốn sách ảnh "Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp" xuất bản nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Đại tướng phần nào phác họa chân dung nhà chỉ huy quân sự tài ba lãnh đạo nhiều chiến dịch lớn giải phóng dân tộc.
Video đang HOT
Ngày 10-3-1977, đoàn đại biểu quân sự Việt Nam do Đại tướng Võ Nguyên Giáp dẫn đầu sang thăm Liên Xô theo lời mời của Nguyên soái Dmitriy Ustinov
Đại tướng cùng Anh hùng Phạm Tuân thăm Trung tâm huấn luyện Gagarin (Liên Xô) tháng 7-1980
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trò chuyện với Chủ tịch Fidel Castro trong chuyến thăm Cu Ba
Đại tướng tiếp Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara năm 1995. Trong dịp gặp các phái đoàn Mỹ, đại tướng đã giải thích cho họ hiểu rõ hơn về chiến tranh nhân dân Việt Nam: "Vị tướng giỏi nhất Việt Nam là nhân dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Người Mỹ thua Việt Nam bởi vì chưa hiểu vị tướng ấy".
Năm 2006, trong chuyến thăm Việt Nam, Tổng thống Venezuela Hugo Chavez đã tặng đại tướng Võ Nguyên Giáp phiên bản thanh bảo kiếm của anh hùng Simón Bolívar
Đại tướng thường đi thăm các chiến trường xưa. Năm 2004, ông trở lại Điện Biên Phủ, thăm hầm tướng De Castries - Chỉ huy Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ
Đại tướng nghỉ trưa trong lần thăm di tích địa đạo Củ Chi (TP HCM)
Ông thăm mẹ Việt Nam anh hùng Võ Thị Hồi (96 tuổi) ở Củ Chi
Khi đại tướng thăm đền Hai Bà Trưng (Phúc Thọ, Hà Tây cũ), một lão nông tặng ông đĩa bánh trôi tượng trưng cho lòng kính trọng của dân làng
Đại tướng gặp ông Bùi Duy Ly, phóng viên ảnh chiến trường báo Quân đội nhân dân
Đại tướng Võ Nguyên Giáp dự lễ kỷ niệm 20 năm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (1975-1995)
Dù có tuổi nhưng đại tướng vẫn miệt mài làm việc...
...hay đọc sách
Bên cạnh việc ngồi thiền, đi bộ là môn thể dục ưa thích của đại tướng
Lúc rảnh rỗi, ông ngồi thư giãn bên cây đàn piano
Còn đây là phút thư giãn của đại tướng tại biệt thự 11 Phan Đình Phùng (Vũng Tàu)
Bữa cơm của hai ông bà
Các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ... thường xuyên tới thăm hỏi đại tướng. Trong ảnh, ông Trương Tấn Sang (nay là Chủ tịch nước) thăm đại tướng năm 2008
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm đại tướng năm 2008
Năm 2010, cán bộ và nhân dân làng Thượng, xã Bảo Lý, huyện Phú Bình (Thái Nguyên) tặng đại tướng bài thơ: "Đại tướng anh hùng dễ mấy ai/ Đức độ, anh, uy, trí, dũng, tài/ Thắng hai đế quốc, bách niên thọ/ Hoàn cầu có một, không có hai"
Theo Người lao động
Những dấu mốc trong cuộc đời tướng Giáp Năm 14 tuổi bắt đầu hoạt động cách mạng, đại tướng Võ Nguyên Giáp trở thành một trong những nhà chiến lược quân sự tài ba nhất lịch sử Việt Nam. Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25/8/1911, quê ở làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Tên tuổi ông gắn liền với chiến thắng trong Chiến...