TQ: Phát hiện đội quân đất nung lạ, sau thời Tần Thủy Hoàng
Các nhà khảo cổ mới phát hiện đội quân đất nung với hàng trăm chiến binh có niên đại cách đây 2.100 năm ở Trung Quốc.
Đội quân đất nung có niên đại khoảng 100 năm sau đội quân đất nung của Tần Thủy Hoàng.
Theo Live Science, hàng trăm tượng chiến binh đất nung được đặt thành một đội quân, với cỗ xe được sắp đặt cẩn thận và tượng kỵ binh, bộ binh, nhạc công và chòi canh, chôn giấu trong một miệng hố lớn.
Nhưng chúng chỉ có kích thước thu nhỏ, so với đội quân đất nung to lớn như người thật của Hoàng đế đầu tiên Trung Quốc Tần Thủy Hoàng.
Dựa trên các hiện vật thu thập được, các nhà khảo cổ cho rằng đội quân đất nung thu nhỏ có niên đại 2.100 năm trước, tức là khoảng 100 năm sau khi đội quân đất nung của Tần Thủy Hoàng xuất hiện.
Phần phía nam của miệng hố chứa đầu kỵ binh và xe ngựa, cùng với mô hình tháp canh cao 140cm. Ở chính giữa miệng hố, khoảng 300 bộ binh đứng gác theo bố cục hình vuông. Phần phía bắc của miệng hố có mô hình rạp hát cùng tượng nhạc công.
“Hình dạng và quy mô của miệng hố cho thấy đây là công trình kèm theo một khu mai táng lớn”, các nhà khảo cổ nói trên tạp chí Di sản Văn hóa Trung Quốc. “Các phương tiện, kỵ binh và bộ sinh sắp xếp theo hình vuông dành cho việc chôn cất vua chúa, công thần hoặc hoàng tử”.
Video đang HOT
Dựa theo niên đại, kích thước và vị trí hố chôn, các nhà khảo cổ cho rằng đội quân này được chế tạo cho Tề Hoài vương Lưu Hoành, con trai thứ hai của Hán Vũ Đế (trị vì năm 141-87 trước Công nguyên). Hán Vũ Đế, tên thật là Lưu Triệt, là vị hoàng đế thứ 7 của nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc.
Đội quân đất nung của Hoàng đế Trung Quốc Tần Thủy Hoàng.
Lưu Hoành sống ở thủ đô nước Tề (chư hầu của nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc), nay thuộc tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ông qua đời năm 110 trước Công nguyên. “Các tài liệu lịch sử cho thấy Lưu Hoành làm vua nước Tề từ khi còn nhỏ, nhưng không may sớm qua đời mà chưa có con nối dõi”.
Các nhà khảo cổ phỏng đoán, phát hiện đội quân đất nung thu nhỏ cho thấy có hầm mộ của Lưu Hồng hoặc thành viên hoàng tộc ở một nơi nào đó gần đây.
“Các hiện vật còn lại có thể nằm trên đường dẫn đến khu mộ, nhưng cũng có thể ngôi mộ đã bị phá hủy hoàn toàn”, một nhà khảo cổ nói.
Những người già trong vùng từng mô tả về gò đất dễ nhận biết cao khoảng 4 mét gần hố chôn. Vào thập niên 1960 – 1970, công nhân đã san bằng gò đất để mở rộng tuyến đường sắt Giao Nam – Tế Nam.
Cho đến nay, chỉ duy nhất đội quân đất nung của Tần Thủy Hoàng là có kích thước to lớn như người thật. Sau khi Tần Thủy Hoàng qua đời, nhà Tần cũng nhanh chóng sụp đổ, nhường chỗ cho nhà Hán.
Một số hoàng đế nhà Hán tiếp tục xây dựng hố chôn với đội quân đất nung để cùng họ sang thế giới bên kia, nhưng có kích thước nhỏ hơn nhiều.
Theo Danviet
Vũ khí ghê gớm của đội quân đất nung trong mộ Tần Thủy Hoàng
Đội quân đất nung trong lăng mộ hoàng đế Trung Quốc Tần Thủy Hoàng không chỉ nổi tiếng vì kích thước giống như người thật mà vũ khí cũng có thể đoạt mạng mọi kẻ thù.
Đội quân đất nung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng.
Theo Ancient Origins, năm 1974, các nhà khảo cổ Trung Quốc đã công bố phát hiện chấn động. Đó là 8.000 tượng chiến binh đất nung chôn cùng với hoàng đế Tần Thủy Hoàng ở Tây An.
Gần 3 thập kỷ sau phát hiện đầu tiên, các nhà nghiên cứu mới biết vũ khí của đội quân đất nung này đều là đồ thật, không phải phiên bản mô phỏng. Các vũ khí đều là đồ đặc biệt tinh xảo thời bấy giờ, điển hình là cung tên đủ mạnh để đâm xuyên giáp đối phương.
Đội quân đất nung có niên đại khoảng 2.200 năm, được phát hiện cùng với quần thể lăng mộ rộng 50 km2. Đây là một trong những khu lăng mộ lớn nhất thế giới, được xây dựng để chuẩn bị cho cuộc sống ở thế giới bên kia của Tần Thủy Hoàng, hoàng đế đầu tiên có công thống nhất Trung Hoa.
Các vũ khí còn nguyên vẹn được tìm thấy cùng đội quân đất nung.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, mục đích chế tác đội quân đất nung là đảm bảo an toàn cho hoàng đế Trung Hoa trong hành trình sang thế giới bên kia. Theo tạp chí Archaeology International, hơn 40.000 vũ khí bằng đồng được tìm thấy cùng với các chiến binh.
Đầu mũi tên là vũ khí phổ biến nhất mà các nhà khảo cổ thu thập được. Chúng được xếp theo từng bó 100 chiếc đại diện cho số tên trong bao của một cung thủ. Mỗi cung tên gồm đầu bắn hình tam giác giống kim tự tháp, phần chuôi giúp lắp tên vào khung tre hoặc gỗ và một sợi lông chim gắn ở đuôi. Các bộ phận kim loại của cung tên như mũi tên và chuôi là phần duy nhất còn tồn tại nguyên vẹn đến ngày nay.
Chiếc nó cổ xưa nhất được phát hiện bên trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng.
Các nhà khoa học ở Đại học London và Bảo tàng Đội quân đất nung đã tái tạo các đầu mũi tên và bắn thử bằng một chiếc nỏ thời đó. Kết quả cho thấy mũi tên dễ dàng đâm xuyên bộ áo giáp sử dụng ở giai đoạn năm 200 trước Công nguyên và có thể gây ra vết thương chí mạng.
"Những chiếc cung tên này có trình độ chế tác vượt xa thời đại của chúng", Mike Loades, nhà sử học kiêm chuyên gia về vũ khí hiện đại, nhận định.
Theo Danviet
Phát hiện bất ngờ hé lộ cách Ả Rập Saudi phi tang xác nhà báo Khashoggi Mẫu phân tích từ dưới cống bên dưới lãnh sự quán Ả Rập Saudi ở Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy có dấu vết của acid. Bức ảnh nhà báo Ả Rập Saudi bị sát hại, Jamal Khashoggi. Theo Daily Mail, điều này dẫn đến phỏng đoán của các nhà điều tra rằng Ả Rập Saudi đã phi tang xác nhà báo Jamal Khashoggi...