TQ: Phẫn nộ với ảnh chế nô lệ tình dục thời Thế chiến 2
Ảnh chế bao gồm hình ảnh cựu nô lệ tình dục cùng với những câu như “Không nói nên lời và nghẹt thở”.
Phía dưới ảnh chế là những chú thích như “Không nói nên lời và nghẹt thở”
Người dùng mạng xã hội nổi tiếng của Trung Quốc – QZone – đang phẫn nộ sau khi ảnh chế châm biếm “phụ nữ giải khuây” thời Thế chiến 2 xuất hiện trên QZone.
Ảnh chế bao gồm hình ảnh của những người phụ nữ lớn tuổi, chụp từ bộ phim tài liệu Twenty-Two nói về phụ nữ từng bị bắt cóc và buộc làm nô lệ tình dục cho quân đội Nhật Bản thời thế chiến.
Phía dưới ảnh là những chú thích như “Không nói nên lời và nghẹt thở”, “bối rối” – rõ ràng có ý thể hiện sự hài hước, BBC đưa tin.
QZone đã gỡ bỏ những hình ảnh này, xin lỗi vì sự “xúc phạm” chúng gây ra và cho biết họ đang điều tra.
Ước tính có tới 200.000 phụ nữ Đông Nam Á bị buộc làm nô lệ tình dục cho binh lính Nhật trong Thế chiến 2, trong đó có nhiều người Hàn Quốc.
Video đang HOT
Người dùng QZone phát hiện các ảnh chế vào khoảng ngày 20.8, một tuần sau khi bộ phim Twenty-Two được chiếu vào đúng Ngày Tưởng nhớ Phụ nữ Giải khuây Quốc tế (14.8).
Người dùng mạng thể hiện sự phẫn nộ với ảnh chế nô lệ tình dục
Hàng ngàn người Trung Quốc đã lên mạng xã hội Sina hay Weibo để thể hiện sự giận dữ. Một số người còn kêu gọi tẩy chay QZone.
“Tên súc vật nào đã làm những bức ảnh này?”, tài khoản OhThisBrainA viết. “Bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu đây là thành viên gia đình bạn? Nếu đó là mẹ của bạn?”
Người khác thêm: “Những người chế ảnh này thật vô tâm, tận dụng nỗi đau của người khác để giải trí cho riêng mình”.
Một người nhận được hơn 18.000 lượt thích cho bình luận của mình: “Có một số điều nên luôn được coi là vấn đề nghiêm túc, và đó là điểm mấu chốt, tôi không biết những người làm ảnh này nghĩ gì nữa”.
“Tôi hy vọng họ sẽ đưa ra lời xin lỗi nghiêm túc. Những thứ như thế này không phải là để giải trí. Hoàn toàn không”, tài khoản Cherry_Tiffany viết.
Sau khi bình luận giận dữ xuất hiện tràn lan trên mạng, QZone cho biết những hình ảnh này được “cung cấp bởi bên thứ ba”. Nhưng nhiều người không hài lòng với lời giải thích của trang mạng xã hội.
“Bên thứ ba này tự dưng xuất hiện một cách kỳ diệu”, tài khoản QinYouDuZhong viết và nhận hơn 1.500 lượt thích.
Theo Danviet
Mở bảo tàng "nô lệ tình dục thời thế chiến" ở Hàn Quốc
Vấn đề "nô lệ tình dục" thời Thế chiến 2 đã trở thành trở ngại lớn nhất trong quan hệ giữa Seoul và Tokyo.
Bộ trưởng Bộ Gia đình và Bình đẳng giới Hàn Quốc đến thăm "Nhà Chia sẻ" của các cựu nô lệ tình dục Hàn Quốc
Bộ trưởng Bộ Gia đình và Bình đẳng giới của Hàn Quốc vừa công bố kế hoạch thành lập một bảo tàng ở Seoul để tưởng nhớ những phụ nữ Hàn Quốc bị ép làm nô lệ tình dục cho người Nhật Bản thời chiến tranh. Họ còn được gọi là "phụ nữ giải khuây".
Bộ trưởng Chung Hyun-back cho biết bảo tàng sẽ nhắc nhở mọi người về "sự vi phạm nhân quyền gây ra bởi chiến tranh", Bưu điện Hoa Nam buổi sáng đưa tin.
Trả lời phóng viên, bà Chung cho biết vấn đề "phụ nữ giải khuây" trong quá khứ không còn là chuyện giữa Hàn Quốc và Nhật Bản mà là vấn đề quốc tế.
Chung cho biết bà hy vọng việc xây dựng bảo tàng sẽ bắt đầu ngay khi địa điểm được chốt.
Một trong những thước phim đầu tiên về phụ nữ Hàn Quốc bị ép làm nô lệ tình dục cho phát xít Nhật thời Thế chiến 2
Bà cũng bày tỏ sự ủng hộ các nỗ lực để tài liệu liên quan đến "phụ nữ giải khuây" được liệt kê trong dự án Memory of the World (Kí ức thế giới) của Unesco.
"Tuy lời xin lỗi của Nhật Bản rất quan trọng, điều cần thiết là luôn ghi nhớ sự đau khổ của những người phụ nữ này", bà Chung nói.
Tuần trước, một trong những thước phim đầu tiên về phụ nữ Hàn Quốc bị ép làm nô lệ tình dục cho phát xít Nhật thời Thế chiến 2 đã được công bố.
Video đen trắng được quay trong năm 1944 xuất hiện 7 phụ đứng ngoài một ngôi nhà tồi tàn, được cho là nhà thổ quân sự tại Trung Quốc. Trước khi được quân Đồng minh giải phóng, Trung Quốc là địa điểm phát xít Nhật dựng lên rất nhiều nhà thổ để phục vụ binh sĩ của mình.
Theo Daily Mail, ít nhất 20 vạn phụ nữ, chủ yếu là từ Hàn Quốc, Trung Quốc và một số quốc gia châu Á đã bị ép làm nô lệ tình dục trong các "trại giải khuây" của quân Nhật. Nhiều phụ nữ liên tục bị tiêm thuốc chữa giang mai khiến họ không thể sinh con. Nhiều nguồn tin cho rằng một "phụ nữ giải khuây" phải tiếp tới 50 lính Nhật/ngày.
Theo Danviet
Seoul đặt tượng 'phụ nữ mua vui' trên xe buýt để nhắc nhở về chiến tranh Hàn Quốc cho đặt những bức tượng "phụ nữ mua vui" trên xe buýt ở thủ đô Seoul dù hành động này khiến Nhật Bản tức giận. Bức tượng cô gái trẻ trên xe buýt ở trung tâm thủ đô Seoul, Hàn Quốc. Nguồn: REX. Nhà chức trách Seoul, Hàn Quốc, đang cho đặt trên nhiều tuyến xe buýt ở trung tâm thành...