TQ: Phải phá tan ảo tưởng hạt nhân Triều Tiên
Một học giả Trung Quốc tuyên bố phải tăng cường sức ép và phá tan ảo tưởng trở thành quốc gia hạt nhân của Triều Tiên.
Ngày 16/10, một học giả tại Trường Đảng Trung ương Trung Quốc đã tuyên bố rằng các quốc gia liên quan cần phải tiếp tục gây sức ép lên Triều Tiên để phá vỡ “ảo tưởng” trở thành quốc gia hạt nhân của nước này trước khi tiếp tục bất cứ vòng đàm phán 6 bên nào.
Sau khi tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ 3 vào tháng 2, Triều Tiên đã sửa đổi hiến pháp vào tháng 5 để tuyên bố rằng nước này đã trở thành một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân, một động thái làm phức tạp hóa các nỗ lực quốc tế nhằm thuyết phục Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân.
Chuyên gia về Triều Tiên Zhang Liangui tại Trường Đảng Trung ương Trung Quốc
Ông Zhang Liangui, một chuyên gia về Triều Tiên tại Trường Đảng Trung ương Trung Quốc đã phát biểu trên tờ Hoàn Cầu rằng chính sách hạt nhân của Triều Tiên vẫn không thay đổi mặc dù Bình Nhưỡng tỏ ra muốn tiếp tục các vòng đàm phán 6 bên mà “không có điều kiện tiên quyết.”
Ông Zhang nói: “Trong thời điểm hiện nay, các bên cần phải thử mọi biện pháp có thể để cho Bình Nhưỡng thấy được quyết tâm mạnh mẽ của mình trong việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Họ cũng cần phải phá vỡ ảo tưởng của Triều Tiên rằng một ngày nào đó nước này sẽ được công nhận là quốc gia hạt nhân.”
Video đang HOT
Ông nói tiếp: “Trong quá khứ, Triều Tiên đã tính đến khả năng từ bỏ vũ khí hạt nhân để đổi lấy viện trợ quốc tế. Nhưng giờ đây, họ đang muôn quay trở lại bàn đàm phán với địa vị là một quốc gia hạt nhân và hành xử như một người giám sát các quốc gia hạt nhân khác, với ám chỉ rằng nếu họ từ bỏ vũ khí hạt nhân thì các quốc gia khác cũng phải làm như vậy.”
Triều Tiên đang muốn đàm phán với tư cách là quốc gia hạt nhân
Hiện Trung Quốc rất muốn khởi động lại các vòng đàm phán 6 bên, song Hàn Quốc và Mỹ đã tuyên bố rằng sẽ không có vòng đàm phán nào diễn ra nếu Triều Tiên không thể hiện được ý định phi hạt nhân hóa nghiêm túc thông qua hành động vững chắc.
Các vòng đàm phán 6 bên với sự tham gia của 2 miền Triều Tiên, Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và Nga đã bị trì hoãn từ cuối năm 2008. Từ năm 2006 đến nay, Triều Tiên đã thực hiện tổng cộng 3 vụ thử hạt nhân.
Các chuyên gia về hạt nhân của Hàn Quốc dựa trên các thông tin tình báo thu thập được cũng tuyên bố Triều Tiên hiện đã sở hữu gần như đầy đủ các vật liệu cần thiết để có thể tiến hành vụ thử hạt nhân tiếp theo “vào bất cứ lúc nào”.
Theo Yonhap
Triều Tiên vẫn muốn đàm phán trở thành quốc gia hạt nhân
Triều Tiên hiện đang tìm kiếm khả năng đàm phán trực tiếp hoặc đa phương với Mỹ nhằm được công nhận là quốc gia hạt nhân, phái viên hàng đầu của Washington vừa đến thăm Tokyo cho biết.
Thanh sát viên Hàn Quốc thị sát lò phản ứng hạt nhân tại Yongbyon năm 2009
Theo hãng tin Yonhap của Hàn Quốc, đại sứ Glyn Davies, đặc phái viên về chính sách Triều Tiên của Washington cho biết Mỹ chỉ quan tâm đến đàm phán về phi hạt nhân hóa với Triều Tiên.
"Dường như rõ ràng rằng Triều Tiên đang cố gắng thực hiện các cuộc đàm phán này, khi nào và nếu những cuộc đàm phán như vậy diễn ra, về một điều rất khác biệt đó là quyền của họ trở thành một quốc gia có vũ khí hạt nhân. Đây không phải là điều chúng ta có thể tán thành. Đây không phải là điều chúng ta có thể chấp nhận", ông Davies phát biểu với các phóng viên trong chuyến thăm Tokyo, theo bản ghi của Bộ ngoại giao Mỹ.
Trước đó, ông Davies cũng đã có chuyến thăm tới Seoul và Bắc Kinh để tham vấn về cách thức đối phố với Triều Tiên.
Bình luận của ông Davies cho thấy vẫn còn một chặng đường dài trước khi có thể nối lại đàm phán 6 bên, cho dù Bình Nhưỡng vẫn đang đề nghị đối thoại, sau những tuyên bố đe dọa chiến tranh hồi đầu năm.
Các cuộc đàm phán 6 bên, được xúc tiến năm 2003, đã bị đình trệ kể từ phiên họp tháng 12/2008. Ngoài 2 miền Triều Tiên, các cường quốc khác gồm Nga, Mỹ, Trung Quốc và Nhật cũng tham dự.
Năm 2005, Bình Nhưỡng từng đồng ý từ bỏ chương trình hạt nhân để đổi lại các trợ giúp kinh tế và chính trị từ 5 quốc gia đối thoại còn lại. Nhưng sau đó nước này đã thực hiện 3 vụ thử hạt nhân ngầm.
"Rõ ràng, hy vọng cao nhất đó là chúng ta có thể trở lại những vòng đàm phán 6 bên một cách có ý nghĩa, chân thành và đáng tin cậy", đại sứ Davies nói. "Nhưng các vòng đàm phán đó nên bàn về phi hạt nhân hóa một cách hòa bình trên bán đảo Triều Tiên, như tuyên bố chung 2005 đã chỉ rõ".
Ông Davies cũng bày tỏ quan ngại mạnh mẽ việc Triều Tiên dường như đã tái khởi động một lò phản ứng hạt nhân tại Yongbyon.
"Nếu các báo cáo là xác thực, rằng Triều Tiên đã tái khởi động lò phản ứng plutonium công suất 5 MW, đây sẽ là một vấn đề nghiêm trọng. Chúng tôi cho rằng đó là một bước đi sai lầm về phía Triều Tiên, bởi tất nhiên nó vi phạm một loạt các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc", vị đại sứ nói.
"Chúng tôi đang theo rất sát tình hình. Chúng tôi sẽ đợi xem những diễn biến mới ra sao trong những ngày tới, nhưng đây có khả năng là một vấn đề nghiêm trọng".
Thanh Tùng
Theo Yonhap
Triều Tiên đề xuất đối thoại với Mỹ Triều Tiên hôm qua cho biết sẵn sàng tổ chức các cuộc hội đàm quốc tế nhằm làm giảm căng thẳng trong khu vực, và đổ lỗi cho Mỹ trong việc làm phức tạp tình hình thông qua các cuộc tập trận với Hàn Quốc. Xe tăng Triều Tiên diễu hành tại Bình Nhưỡng. Ảnh minh họa: Flickr "Chúng tôi hiện đã sẵn...