TQ: Nhân sâm nở hoa xanh biếc sau 7 năm ngâm rượu
Một người đàn ông Trung Quốc bất ngờ phát hiện củ nhân sâm dài khoảng 21 cm mà ông ngâm trong bình rượu 7 năm, nở chùm hoa màu xanh.
Củ sâm ngâm rượu 7 năm bỗng nở hoa xanh.
Theo China News, người đàn ông ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc mới đây phát hiện điều kỳ lạ từ củ nhân sâm ông ngâm rượu suốt nhiều năm.
Củ nhân sâm dài khoảng 21 cm, đường kính chỗ lớn nhất đến 3,2 cm. Người đàn ông Trung Quốc chia sẻ, củ nhân sâm này là món quà một người bạn tặng cách đây 7 năm.
Ông đem nhân sâm, linh chi và cẩu kỷ ngâm trong rượu 60 độ để thỉnh thoảng sử dụng, với mục đích bồi bổ cơ thể.
Video đang HOT
Củ sâm được người đàn ông Trung Quốc ngâm rượu trong suốt 7 năm.
Gần đây, người đàn ông hết sức ngạc nhiên khi trên củ nhân sâm xuất hiện nhiều mầm xanh, giống như đang nở hoa.
Các chuyên gia đông y Trung Quốc nhận định, nhân sâm có thể không được phơi khô hoàn toàn, dẫn đến việc tế bào bên trong vẫn còn sống.
Điều kiện ánh sáng, nhiệt độ thích hợp là nguyên nhân chính khiến củ sâm nở hoa.
Trong một số điều kiện nhất định, nồng độ rượu bị pha loãng, đủ để nhân sâm tiếp tục sinh trưởng. Sự kết hợp với không khi bên ngoài cùng ánh sáng, nhiệt độ đã tạo điều kiện để mầm xanh phát triển từ củ nhân sâm.
Theo Danviet
Chỉ dẫn địa lý 'Ngọc Linh' cho sâm củ quý hiếm
Lần đầu tiên tại Việt Nam, chỉ dẫn địa lý của một sản phẩm được cấp cùng lúc cho hai tỉnh, đó là sâm Ngọc Linh ở vùng núi tiếp giáp giữa Quảng Nam và Kon Tum.
Ngày 25/8, UBND tỉnh Quảng Nam họp báo công bố chỉ dẫn địa lý "Ngọc Linh" cho sản phẩm sâm củ. Đây là loài sâm được phát hiện năm 1973 tại vùng núi Ngọc Linh thuộc hai tỉnh Quảng Nam và Kon Tum, ở độ cao 1.500 - 2.200m. Sâm Ngọc Linh có tên trong sách Đỏ Việt Nam năm 1994.
Sâm Ngọc Linh có dạng rễ, trong đó người dân đã từng đào được củ sâm tuổi thọ hơn 100 năm. Ảnh: Sở KHCN Quảng Nam.
Ông Lê Văn Thanh, Phó chủ tịch tỉnh Quảng Nam, cho biết sâm Ngọc Linh rất quý hiếm và chất lượng tốt. Do đó, việc làm hồ sơ chỉ dẫn địa lý là cần thiết để khẳng định sâm Ngọc Linh có nguồn gốc, xuất xứ từ một vùng địa danh nhất định.
Ở Việt Nam chỉ 2 tỉnh Quảng Nam và Kon Tum có sâm Ngọc Linh. Theo ông Phạm Viết Tích, Giám đốc Sở Khoa học và công nghệ Quảng Nam, đây là lần đầu tiên ở Việt Nam cón việc cấp chỉ dẫn địa lý cùng lúc cho 2 tỉnh. Tới đây, Quảng Nam và Kon Tum cần xây dựng Hiệp hội sâm để làm chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý sâm Ngọc Linh. Bên cạnh đó, hai địa phương cũng nên tính đến phương án xây dựng đặc điểm nhận diện, nhãn hiệu riêng cho sâm Ngọc Linh để tránh tình trạng mất thương hiệu hay bị kiện.
Trồng sâm Ngọc Linh dưới tán cây rừng. Ảnh: Sở KHCN Quảng Nam.
Sâm Ngọc Linh có cùng chi Panax và cùng họ nhân sâm (Araliaceae) với sâm Triều Tiên và sâm Trung Quốc.
Tháng 9/2015, Chính phủ phê duyệt Đề án Bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh (sâm Việt Nam) đến năm 2030. Đề án phát triển quy mô hàng trăm ngàn ha, vốn đầu tư gần 950 tỷ, trong đó 800 tỷ là nguồn lực xã hội hóa, huy động người dân và doanh nghiệp đăng ký trồng sâm.
Nguyễn Đông
Theo VNE
Củ cải đỏ, thịt chim cút bổ dưỡng không kém nhân sâm Cải củ đỏ giàu vitamin A, B, C, có thể chế biến thành nhiều món ngon miệng như salad, nấu canh, hầm, bột ăn dặm cho trẻ. Ảnh minh họa: hatgiongdanang. Theo Health Sina, nhân sâm vốn nổi tiếng được biết đến như là loài thực phẩm đại bổ, có công hiệu bổ tỳ, ích phế, dưỡng sinh. Ít người biết rằng củ...