TQ: Nhà máy xả thải, cá chết trắng sông
Một nhà máy ở Trung Quốc đã xả thẳng chất thải độc hại xuống sông khiến hơn 110 tấn cá chết trắng cả khúc sông dài 30 km.
Ngày 5/9, các quan chức môi trường tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc cho biết hàng ngàn con cá đã chết trắng khúc sông dài hơn 30 km ở tỉnh này vì những chất thải ô nhiễm do một nhà máy ở địa phương xả thẳng ra sông.
Các quan chức môi trường cho biết kết quả xét nghiệm mẫu nước lấy từ sông Fu cho thấy nồng độ chất amoniac cực cao trong nước khiến dòng sông bị nhiễm độc nặng là do một nhà máy thuộc công ty Công nghệ và Khoa học Shuanghuan Hồ Bắc gây ra.
Hàng ngàn con cá chết trắng cả khúc sông
Theo đó nồng độ amoniac ở đoạn sông phía dưới nhà máy này lên đến 196 milligram/lít, trong khi nồng độ amoniac cho phép theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới là khoảng 12 milligram/lít, còn nồng độ trong nước uống là khoảng 0,02 milligram/lít.
Video đang HOT
Thủ phạm gây ô nhiễm là nhà máy chuyên sản xuất cacbonat natri, hợp chất được sử dụng trong công nghiệp chế tạo kính, và amoni clorua được dùng để sản xuất phân bón. Theo Viện Dư luận và Môi trường, nhà máy này đã 4 lần bị nhắc nhở vì các vi phạm về môi trường kể từ năm 2008.
Tổ chức này cho biết cứ sau mỗi lần bị nhắc nhở là nhà máy này lại hứa sẽ khắc phục, tuy nhiên vụ việc lần này cho thấy chế tài xử phạt là quá nhẹ và cái giá phải trả cho vi phạm luật bảo vệ môi trường là quá thấp.
Người dân sống dọc con sông này cho biết họ phát hiện cá chết trắng sông vào hôm thứ Hai, và mùi hôi thối khủng khiếp bắt đầu bốc lên. Tân Hoa Xã cho biết khoảng 110 tấn cá chết đã được vớt lên khỏi đoạn sông này.
Các quan chức môi trường nói rằng nước từ dòng sông này không dùng để uống, và họ kêu gọi người dân không nên hoảng loạn. Trong khi đó, Bộ Bảo vệ Môi trường Trung Quốc cho biết kết quả giám sát hồi năm ngoái cho thấy gần một phần ba những con sông lớn ở Trung Quốc bị ô nhiễm đến mức con người không thể tiếp xúc.
Sông Fu chảy vào sông Dương Tử, con sông dài nhất Trung Quốc và là nguồn nước sinh hoạt cho hàng triệu người Trung Quốc. Tuy nhiên các nguồn xả thải vào sông Dương Tử và các nhánh sông của nó đang là vấn đề khiến chính phủ Trung Quốc đau đầu mặc dù đã chi rất nhiều tiền để giảm thiểu ô nhiễm. Theo tính toán, hiện khoảng 40% lượng nước thải của Trung Quốc chảy thẳng vào dòng sông này, khiến chất lượng nguồn nước ngày càng suy giảm.
Theo khampha
Dùng tiền tỷ "thách" cán bộ bơi qua sông
Chuyện kỳ quặc xảy ra khi 2 cán bộ môi trường Trung Quốc bị thách bơi trên sông ô nhiễm, tờ Shanghai Daily đưa tin.
Một con sông ô nhiễm ở Trung Quốc - Ảnh: Xinhua
Vụ việc xảy ra cuối tuần trước khi Jin Zengmin, chủ tịch của một cửa hiệu buôn kính mắt đã treo giải thưởng 200.000 nhân dân tệ (tương đương gần 1,6 tỷ VND) cho chủ tịch bảo vệ môi trường, Bao Zhenming, nếu ông chịu bơi trên sông ô nhiễm trong vòng 20 phút.
Ông Jin cho rằng chính công ty sản xuất ủng cao su đã trực tiếp đổ nước thải công nghiệp ra dòng sông và thải khí độc hại ra một trường, 17 trong số 1.000 người dân ở đây đã chết vì ung thư.
Ông Bao Zhenming thừa nhận tình trạng ô nhiềm của dòng sông nhưng ông cho rằng nguyên nhân là do rác thải sinh hoạt, không phải nước thải từ các nhà máy.
Người đứng đầu cơ quan phụ trách môi trường Ôn Châu phủ nhận việc người dân mắc ung thư do chất thải từ các nhà máy. Ông Bao còn tuyên bố sẽ xây dựng một cơ sở để chống lại ô nhiềm môi trường.
Trước đó, Su Zhongjie, cán bộ môi trường huyện Cảng Nam, thành phố Ôn Châu cũng được treo giải thưởng 300.000 nhân dân tệ nếu ông chịu bơi trên sông.
Theo tờ Shanghai Daily, sau vụ "Doanh nhân Trung Quốc thách cán bộ môi trường bơi trên sông ô nhiềm", thay vì nhận thách thức, cơ quan bảo vệ môi trường tỉnh Chiết Giang lại treo biển để quảng cáo những thành tích của mình.
Nhà chức trách Chiết Giang khẳng định, năm ngoái, họ đã nâng tỷ lệ hài lòng của người dân lên 4,6 %, và được xem là "cơ quan biểu mẫu của chính quyền tỉnh".
Theo &'thành tích' được kê khai, họ đã làm sạch được 16 con sông ô nhiễm. Tờ Shanghai Daily nói hiện chưa xác định được chi phí quảng cáo nhưng hầu hết người dân đều than phiền đây là "khoản lãng phí công quỹ".
Để phủ nhận sự việc trên, một trang mạng xã hội ở thành phố Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang đăng ảnh một con sông bị đổi thành nhiều màu do nước thải hóa học từ các nhà máy.
"Tôi đã nghĩ là mình đang xem các bức tranh sơn dầu nhưng không thể tiếp tục chịu đựng nổi khi biết đó là dòng sông rác", một cư dân mạng nói.
Theo xahoi
DNNN sản xuất thiết bị vệ sinh cao cấp, đầu độc môi trường Một doanh nghiệp sản xuất thiết bị vệ sinh cao cấp 100% vốn nước ngoài ở KCN Song Khê, TP.Bắc Giang vừa bị cảnh sát phát hiện xả thải không qua xử lý ra môi trường. Ngày 12-1, Phòng 2 Cục Cảnh sát PCTP về môi trường (Bộ Công an) đã tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật bảo vệ môi...