TQ: Người phụ nữ đau khổ vì da “hóa đá”
Một phụ nữ 35 tuổi người Trung Quốc đang hết sức bi quan khi da của cô bỗng trở nên “hóa đá”, mất cảm giác và cứng như lớp áo giáp.
“Hóa đá” là từ mà cư dân mạng Trung Quốc mấy ngày nay đã quen dùng khi nói về trường hợp một người phụ nữ mắc căn bệnh nan y quái đản, cơ bắp toàn thân bỗng trở nên cứng đờ và không cử động được. Căn bệnh kỳ lạ hiếm gặp này được biết đến với tên gọi bệnh xơ cứng biểu bì.
Ngày 26/5, một người phụ nữ họ Châu đã đến khám ở khoa khớp thuộc bệnh viện Y học cổ truyền Vũ Hán với làn da đã trở nên sáng và săn chắc. Dù vẫn có cảm giác giống như da tượng sáp nhưng so với nửa năm trước thì trường hợp của cô đã khá hơn rất nhiều, tinh thần cũng có nhiều biến chuyển.
Cô Châu năm nay 35 tuổi, là nhân viên của một ngân hàng từng 5 năm trước đã thất kinh khi phát hiện da trên khắp cơ thể của cô dần dần trở nên đen sạm và cứng đơ, lưỡi khó cử động và không nói được, cử động đều khó khăn vì các cơ trở nên cứng. Đặc biệt mỗi khi thời tiết giảm thì các ngón tay của cô dần chuyển sang màu trắng, sau đó chuyển thành màu tím nhạt, rất khó khăn trong việc cầm nắm đồ vật.
Video đang HOT
Biểu hiện bệnh một bên chân mắc chứng “hóa đá”
Cuối năm 2012, bác sĩ Hùng trưởng khoa khớp bệnh viện y học cổ truyển Vũ Hán đã vận dụng điều trị cho cô bằng thuốc đông y kết hợp với thuốc tây. Qua nửa năm điều trị, bệnh tình của cô Châu đã có nhiều tiến triển: “Tỷ lệ mắc bệnh xơ cứng biểu bì khá thấp, tuy nhiên nguy cơ tử vong lại cao. Dạng bệnh này được xem là bệnh mất khả năng miễn dịch khá nguy hiểm”, bác sĩ Hùng giải thích.
Theo đó những người có nguy cơ mắc bệnh ở độ tuổi từ 20 – 50, tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao hơn từ 3 – 4 lần so với nam giới. Lớp da của người bệnh dần dần bị xơ cứng từ bên ngoài vào, giống như tạo thành một lớp áo giáp. Trường hợp nguy kịch nhất có thể dùng dao đâm không thủng. Cuối cùng bệnh nhân sẽ tử vong do suy chức năng hô hấp.
Theo bác sĩ Hùng khuyến nghị, bệnh xơ cứng biểu bì vô cùng khó chữa, vì vậy khuyến cáo mọi người nên phát hiện sớm bệnh để kịp thời có phác đồ chữa trị. Thời kỳ đầu phát bệnh, bệnh nhân sẽ thấy hiện tượng được gọi là hội chứng bệnh Raynaud, là giai đoạn ngón tay trở nên tê nhói và có màu trắng – tím – đỏ, sau khi được giữ ấm mới bệnh tình mới giảm. Khi gặp chiệu trứng trên cần lập tức đến khám chữa tại các khoa về thấp khớp hoặc da liễu
Theo 24h
Bệnh nhân trại phong Sóc Sơn kêu cứu
Mặc dù đã có kế hoạch di dời đến nơi ở mới nhường chỗ ở hiện tại cho dự án Nghĩa trang Minh Phú, thế nhưng 4 năm nay gần 20 bệnh nhân của Khoa Điều trị phong thuộc Bệnh viện Da liễu Hà Nội vẫn chưa thể đến nơi "tái định cư". Trong khi điều kiện cơ sở hạ tầng của chỗ ở cũ vốn đã xuống cấp thì họ lại phải hứng chịu thêm những bất ổn mới do sự "tàn phá" của chính nhân viên bệnh viện.
Cụ Nguyễn Công Thọ phải lấy bao tải che đồ đạc
Cú điện thoại lúc nửa đêm
Đêm 8-5, chúng tôi nhận cuộc gọi khẩn cấp của một phụ nữ xưng tên là Phạm Thị Thư, 72 tuổi, bệnh nhân của Khoa điều trị phong thuộc Bệnh viện Da liễu Hà Nội, hiện đang ở tại khu trại phong nằm trên địa bàn xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn. Qua điện thoại, cụ Thư đề nghị phóng viên của Báo An ninh Thủ đô đến can thiệp giúp vì: "Ông bác sỹ trưởng khoa đang cho người đến dỡ mái nhà của bệnh nhân. Sự kiện diễn ra vào lúc tối trời, lại sắp mưa nên khiến bệnh nhân vô cùng lo lắng".
Ngay sau đó, chúng tôi đã liên lạc với cán bộ của xã Minh Phú thì được biết, có một số mâu thuẫn nảy sinh giữa bệnh nhân của khu điều trị với nhân viên bệnh viện, nhưng trật tự đã được vãn hồi. Vì khu vực này, đều thuộc quyền quản lý của Bệnh viện Da liễu nên các lực lượng chức năng của xã Minh Phú chỉ có mặt để đảm bảo an ninh trật tự, còn việc mâu thuẫn nội bộ, Bệnh viện Da liễu tự giải quyết. Sáng 9-5 chúng tôi có mặt tại Khu điều trị phong, và gặp tất cả bệnh nhân đang điều trị ở đây.
Cụ Phạm Thị Thư, người trực tiếp gọi điện cầu cứu cho biết: "Tất cả bệnh nhân của khu điều trị đều đã cao tuổi và ở đây từ hàng chục năm nay. Hiện Khoa Điều trị phong có 3 dãy nhà cấp 4 dành cho bệnh nhân ở đều đã xuống cấp. Do khu điều trị nằm trong phạm vi giải tỏa để thành phố xây dựng nghĩa trang Minh Phú nên theo kế hoạch chúng tôi sẽ được di chuyển đến nơi ở mới. Tuy nhiên, 4 năm nay việc này vẫn chưa thể thực hiện được và chúng tôi vẫn phải chấp nhận sống tại đây trong điều kiện rất thiếu thốn. Đã thế, lấy lý do chúng tôi sắp được đưa đến nơi ở mới, bác sỹ , Trưởng khoa Lưu Bá Eng đã nhanh tay "dọn dẹp" nơi này để "tận thu" vật liệu, tài sản... Hôm 28-4, ông ta đã cho chặt toàn bộ cây xanh bóng mát vốn là nơi các cụ nghỉ ngơi trước sân khiến bây giờ nắng như đổ lửa mà chúng tôi vẫn phải chịu. Trước đó, tối 8-4 ông ta cho người đến dỡ toàn bộ mái của dãy nhà bệnh nhân đang ở trong khi mấy hôm này trời mưa rất lớn. Khi chúng tôi ra ngăn cản thì ông ta lớn tiếng đe nẹt. Đây là tài sản của Bệnh viện Da liễu Hà Nội và cũng là nơi nhà nước dùng để giúp đỡ cuộc sống bệnh nhân, ông ta không có quyền làm như vậy".
Dỡ mái cho đỡ nguy hiểm?
Mặc dù lúc này mới khoảng 10h sáng, nhưng khi lên khoa điều trị tìm bác sỹ Eng, chúng tôi thấy cửa phòng làm việc của cả khoa đều khóa im ỉm. Gần 20 bệnh nhân trực tiếp đưa phóng viên đến tận hiện trường. Dãy nhà đầu tiên là nơi sinh sống của 2 cụ Vương Thị Tống và Nguyễn Công Thọ đều đã trên 80 tuổi. Cụ Thọ bị điếc nặng, 2 chân đều đã cụt tới đầu gối do di chứng của bênh phong đang đánh vật kê lại chiếc giường vì đêm trước bị dột. Mọi câu hỏi của chúng tôi cụ Thọ đều lắc đầu nên cụ Vương Thị Tống phải "phiên dịch" thay: "Ông ấy bảo khổ quá, có cái mái proximang đáng bao nhiêu tiền mà bác Eng cũng dỡ. Bây giờ nước cứ nhỏ lung tung thế này thì chỉ còn cách lấy áo mưa mà che chứ biết làm sao?". Theo cụ Tống thì từ hôm 7-5 bác sỹ Eng đã cho người lên tháo toàn bộ đinh vít của mái nhà và đến tối 8-5 thì đến dỡ tấm lợp. Khi bệnh nhân phản ứng mạnh và cán bộ xã đến can thiệp, bác sỹ Eng lại thanh minh rằng, mấy hôm nay mưa kèm gió lớn, khoa phải dỡ mái xuống để khỏi bị gió thổi bay gây nguy hiểm cho các cụ. Hậu quả là bây giờ toàn bộ dãy nhà thứ nhất đều không có mái. Nước đọng trên trần thấm dột tứ tung. "Thành phố còn chưa quyết định khi nào chúng tôi sẽ chuyển mà ông ta đã "tận tình" quá khiến cuộc sống của chúng tôi hết sức khổ sở" - cụ Thư cho biết.
Cây xanh trước sân cũng đã bị triệt hạ
Để rõ hơn về sự việc này, chúng tôi đã trao đổi với bác sỹ Nguyễn Quốc Hưng - Giám đốc Bệnh viện Da liễu Hà Nội. Ông Hưng cho biết: "Sự việc bác sỹ Eng dỡ mái khu nhà ở của bệnh nhân là có. Sau đó mâu thuẫn giữa bác sỹ Eng và các cụ ở đây cũng khá căng thẳng nên ngay trong đêm chúng tôi đã phải xuống cùng với chính quyền xã giải quyết. Hiện mọi việc đã tương đối ổn định". Cũng theo ông Hưng, việc bác sỹ Eng dỡ mái nhà bệnh nhân mục đích là "để tránh nguy hiểm cho các cụ khi mưa gió". Tuy nhiên, khi phóng viên đặt câu hỏi: Lý do này có xác đáng không khi bệnh nhân tố cáo bác sỹ Eng đã chặt hết cây và tháo toàn bộ đinh vít mái nhà từ ngày hôm trước? Không trả lời thẳng vào câu hỏi, ông Hưng cho rằng hiện sự tồn tại của Khoa Điều trị phong tại Sóc Sơn đã đi vào thoái trào vì chỉ trong thời gian ngắn nữa số các cụ ở đây sẽ được di chuyển. Nơi này sớm muộn cũng sẽ được giải tỏa. Hiện bệnh viện đã gửi tờ trình lên cấp trên để số bệnh nhân ở đây được di chuyển sớm. Cũng theo bác sỹ Hưng, để tránh căng thẳng, hiện bệnh viện đã điều bác sỹ Eng về làm việc tại Hà Nội. Và hiện tại Khoa Điều trị phong tại Sóc Sơn chỉ còn một vài hộ lý. Hy vọng việc di chuyển các cụ bệnh nhân phong ở đây sẽ diễn ra sớm để cuộc sống bớt căng thẳng và khổ sở hơn.
Theo vietbao
Cứu sống "thần kỳ" bệnh nhân bị bong tróc da toàn thân Sau gần 3 tháng điều trị tích cực, đội ngũ y bác sĩ tại bệnh viện Phong da liễu Quỳnh Lập (Quỳnh Lưu, Nghệ An) đã cứu chữa thành công một bệnh nhân trong tình trạng bong tróc da toàn thân, hôn mê sâu... Trước đó, vào ngày 13/02/2013 bệnh viện Phong - Da liễu TƯ Quỳnh Lập tiếp nhận bệnh nhân Lữ...