TQ nghiên cứu thuốc điều trị từ kháng thể khắc chế virus corona
Các nhà khoa học Trung Quốc đã phân lập thành công một vài kháng thể đạt hiệu quả cao trong việc ngăn chặn virus corona xâm nhập tế bào cơ thể người.
Cho đến nay, vẫn chưa có liệu pháp điều trị nào được chứng minh đảm bảo hiệu quả hoàn toàn đối với bệnh Covid-19, gây nên bởi chủng virus corona mới (SARS-CoV-2).
Dịch bệnh bùng phát từ Trung Quốc nay đã lan rộng trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, với hơn 850.000 người nhiễm và hơn 42.000 ca tử vong.
Nhân viên y tế Pháp chuyển bệnh nhân Covid-19 lên tàu cao tốc TGV ở nhà ga Gare d’Austerlitz sơ tán về Brittany. Ảnh: Reuters.
Zhang Linqi, chuyên gia tại Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh, Trung Quốc, cho biết nhóm nghiên cứu của ông phát hiện một số kháng thể đặc biệt hữu hiệu trong việc ngăn chặn virus corona xâm nhập tế bào cơ thể người.
Ông cho rằng nếu một loại thuốc được điều chế với những kháng thể này thì việc điều trị sẽ hiệu quả hơn các liệu pháp hiện thời, trong đó có điều trị bằng truyền huyết tương của người khỏi bệnh, theo Reuters.
Huyết tương của người khỏi bệnh có chứa kháng thể ngăn virus corona phát triển. Điểm hạn chế là nhóm máu phải phù hợp giữa người khỏi bệnh và bệnh nhân Covid-19.
Zang cho biết nhóm của ông và một nhóm nghiên cứu khác tại Bệnh viện Nhân dân Số 3, thành phố Thâm Quyến, từ đầu tháng 1 đã bắt đầu phân tích kháng thể trong máu của người khỏi bệnh.
Họ phân lập được 206 kháng thể đơn dòng có khả năng gắn kết “mạnh” với những protein trong chủng virus bí ẩn.
Bước kế tiếp, các nhà khoa học Trung Quốc kiểm tra khả năng kháng thể ngăn virus xâm nhập tế bào cơ thể người. Trong khoảng 20 kháng thể đầu, có 4 loại ngăn chặn thành công. Trong đó, họ phát hiện 2 kháng thể “đặc biệt hữu hiệu”.
Nhóm của ông Zhang đang nỗ lực nhận diện và có thể kết hợp những kháng thể mạnh nhất để đề phỏng rủi ro virus corona đột biến.
Video đang HOT
Nếu nghiên cứu diễn ra thuận lợi, những nhà phát triển dược phẩm có thể sản xuất số lượng lớn và thử nghiệm trên động vật, sau đó đến thử nghiệm trên người. Nhóm đã hợp tác với hãng công nghệ sinh học Brii Biosciences.
“Tầm quan trọng của kháng thể đã được chứng minh trong ngành y nhiều thập kỷ qua. Chúng được dùng để điều trị ung thư, bệnh tự miễn dịch và bệnh truyền nhiễm”, ông Zhang cho biết dù đây không phải là vắc-xin nhưng vẫn có tiềm năng áp dụng giảm rủi ro phơi nhiễm cho những nhóm nguy cơ cao.
Nhân viên y tế lấy mẫu bệnh phẩm tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, để xét nghiệm Covid-19. Ảnh: Reuters.
Quá trình phát triển và cấp phép thuốc điều trị thường mất khoảng 2 năm. Tình hình đại dịch Covid-19 có thể khiến thời gian được rút ngắn. Ông Zhang hy vọng có thể thử nghiệm kháng thể trên người trong 6 tháng tới.
Một số chuyên gia y học kêu gọi cần thận trọng với hướng nghiên cứu và phát triển liệu pháp điều trị bằng kháng thể. Ben Cowling, chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Đại học Hong Kong, nhấn mạnh các bên không được phép bỏ qua một số bước trong quá trình phát triển trước khi áp dụng điều trị bệnh nhân Covid-19.
“Tuy nhiên, tôi cũng hào hứng khi được biết về những hướng điều trị tiềm năng và cơ hội thử nghiệm. Nếu chúng ta tìm được nhiều ứng viên, cuối cùng chúng ta sẽ có được biện pháp điều trị tốt nhất”, Cowling đánh giá.
Nghiên cứu mới: Con người muốn kiểm soát, Covid-19 đột biến theo hướng khó nắm bắt hơn
3 nghiên cứu riêng biệt mới nhất đến từ các nhà khoa học Trung Quốc cho thấy, các biện pháp kiểm dịch được thực hiện quy mô đã làm virus gây dịch Covid-19 biến đổi và trở nên khó hiểu, khó phát hiện hơn.
Các nhà nghiên cứu virus tại Vũ Hán cho biết, các biện pháp kiểm dịch được thực hiện có thể đã gây ra sự đột biến của Covid-19, khiến cho các triệu chứng ban đầu của virus trở nên nhẹ hơn hoặc không có biểu hiện ở giai đoạn đầu của bệnh.
Chuyên gia về bệnh hô hấp, ông Zhang Zhan và nhóm các bác sĩ đến từ Bệnh viện Renmin thuộc Đại học Vũ Hán, một trong những cơ sở được chỉ định để điều trị cho bệnh nhân nhiễm Covid-19, cho biết, có một sự "bất thường" trong các ca nhiễm mới virus.
"Chúng tôi nhận thấy các triệu chứng lâm sàng của các bệnh nhân nhiễm Covid-19 nhập viện sau ngày 23.1 (ngày có lệnh phong tỏa Vũ Hán) tương đối khác biệt so với những bệnh nhân trước đó. Điều này mang đến những thách thức mới trong việc chẩn đoán bệnh", ông Zhang Zhan cho biết.
Covid-19 biến đổi để khó phát hiện hơn sau các biện pháp kiểm dịch (ảnh: Reuters)
"Các bệnh nhân nhập viện trước ngày 23.1 thường có những triệu chứng như sốt, mệt mỏi, ho đờm, đau nhức cơ. Tuy nhiên, những bệnh nhân nhập viện sau ngày 23.1 ít gặp phải các triệu chứng nêu trên. Theo thống kê, 50% các bệnh nhân nhập viện sau ngày 23.1 không có triệu chứng sốt, 70% không có mệt mỏi và 80% không có đau nhức cơ", nghiên cứu của nhóm bác sĩ tại Bệnh viện Remin cho biết.
"Tuy các triệu chứng ban đầu nhẹ hơn nhưng không có bằng chứng nào cho thấy, khả năng lây nhiễm hay sự nguy hiểm của Covid-19 đã giảm", nghiên cứu cho hay.
Một nghiên cứu khác của các nhà khoa học đến từ Đại học Bắc Kinh và Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc được công bố vào ngày 3.3 cũng đưa ra kết quả tương tự với nhóm bác sĩ tại bệnh viện Remin.
Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Lu Jian - nhà khoa học đến từ Đại học Bắc Kinh đã phân tích gene của 103 mẫu bệnh phẩm Covid-19 từ bệnh nhân tại Trung Quốc và các quốc gia khác.
Một người dân đứng bên ngoài trạm kiểm dịch tại Hồ Bắc (ảnh: SCMP)
Nghiên cứu chỉ ra rằng, những nỗ lực kiểm dịch của con người đã gây ra "áp lực chọn lọc" đối với Covid-19. Covid-19 đã đột biến thành 2 loại và một loại trong số đó có khả năng lây nhiễm khó nắm bắt và độ nguy hiểm vượt trội hơn hẳn.
Một nghiên cứu khác do bác sĩ Jiang Yongzhong đến từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh tỉnh Hồ Bắc cũng đưa ra kết luận tương tự.
Các nhà khoa học hiện vẫn đang nghiên cứu thêm về vấn đề sự đột biến của Covid-19 có ảnh hưởng thế nào đối với các biện pháp kiểm dịch.
Thú cưng cũng được trang bị cẩn thận để phòng tránh lây nhiễm Covid-19 (ảnh: SCMP)
Thông tin về sự đột biến của Covid-19 có vai trò rất lớn trong việc điều trị và phát triển vắc xin phòng ngừa. Ngoài ra, bằng cách theo dõi những thay đổi trong gene của Covid-19, các nhà khoa học có thể biết thêm thông tin về virus trong quá khứ và dự đoán trước hoạt động của loại virus này trong tương lai.
Hầu hết các nhà khoa học đều cho rằng, Covid-19 có nguồn gốc từ dơi. Gene của virus Corona đã được tìm thấy trong một bầy dơi tại tỉnh Vân Nam nhiều năm về trước.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng, virus Corona đã đột biến qua hàng trăm năm trước khi trở thành chủng virus mới như hiện nay.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Theo danviet.vn
Đèn sáng mà không có người - các công ty TQ giả vờ hồi phục thế nào? Chịu áp lực hoàn thành chỉ tiêu sau thời gian nghỉ dài vì virus corona, các công ty đã ngụy tạo mức tiêu thụ điện, tiêu chí dùng để chứng minh cho hoạt động sản xuất. Một số doanh nghiệp và quan chức địa phương đang ngụy tạo mức tiêu thụ điện và các số liệu khác để đáp ứng các chỉ tiêu...