TQ: Ngàn ngọn nến cho nạn nhân của thảm họa tàu cao tốc
Tính đến 25/7, vụ tai nạn tàu cao tốc xảy ra tối 23/7 tại thị trấn Song Tự, thành phố Ôn Châu thuộc tỉnh Chiết Giang (miền Đông Trung Quốc) đã làm ít nhất 38 người thiệt mạng. Nguyên nhân của sự cố còn gây nhiều tranh cãi.
Kết thúc cuộc họp báo tại Bắc Kinh, hãng tin Tân Hoa Xã hôm nay (25/7) cho biết, vấn đề mà nhiều người quan tâm nhất hiện nay vẫn là sự cố tàu Trung Quốc trật bánh lao khỏi cầu hôm 23/7 vừa qua. Một số nghi vấn chưa được làm rõ, đặc biệt về nguyên nhân tàu cao tốc trật bánh.
Người nhà và người dân địa phương Ôn Châu đã bày tỏ niềm thương tiếc vô hạn với các nạn nhân trong vụ tai nạn hôm 23/7. Họ đã tập trung thắp nến cầu siêu thoát cho các nạn nhân của thảm họa này.
Video đang HOT
Hôm qua (24/7), Bộ giao thông đường sắt Trung Quốc đã quyết định sa thải các quan chức như người đứng đầu Văn phòng đường sắt Thượng Hải, Bí thư Đảng Ủy và thứ trưởng phòng công tác quản lý công cộng… để xảy ra thảm họa tàu cao tốc, đồng thời tiến hành điều tra vụ việc.
Hiện nay, người dân Trung Quốc đang bày tỏ sự phẫn nộ rất lớn đối với vụ tai nạn thảm khốc này: tại sao thảm họa này lại dữ dội và thảm khốc như vậy? Rốt cuộc là hệ thống đào tạo, cơ chế quản lý và mạng lưới thông tin có vấn đề gì? Liệu có mâu thuẫn gì trong quản lý nội bộ của đoàn tàu? Trong thời đại thông tin nhanh như hiện nay thì tại sao lại không kịp gửi thông tin đoàn tàu đang mắc kẹt trên đường ray, để xảy ra sự cố như vậy?
Đây vụ tai nạn đường sắt nghiêm trọng nhất Trung Quốc kể từ năm 2008. Nhà nước cũng như các phương tiện truyền thông nước này đang đặt ra câu hỏi về vấn đề an toàn đối với hệ thống đường sắt phát triển quá nhanh. Nguyên nhân sự cố có thể xuất phát từ công tác quản lý, sự thiếu sót trong công tác thông tin khiến cho hệ thống đảm bảo an ninh vô cùng khó khăn. Trong giai đoạn hiện nay, làm thế nào để tốc độ phát triển của phần mềm giao thông đường sắt bắt kịp với tốc độ phát triển phần cứng, cũng như việc nâng cấp đồng bộ cả về an toàn và tốc độ là vô cùng cấp bách.
Hiện tại, hàng chục nhân viên cứu hộ và dân thường đang tích cực làm việc để tìm kiếm những người còn sống sót sau tai nạn tàu cao tốc kinh hoàng, bên cạnh những câu chuyện cảm động về tấm lòng chân thành của taxi tình nguyện chở nạn nhân tới bệnh viện…
Tuy nhiên, điều mà người dân Trung Quốc mong chờ nhất là các cơ quan chức năng nhanh chóng điều tra để sớm đưa ra một nguyên nhân cụ thể; chỉ có như vậy mới xoa dịu những phẫn nộ trong lòng người dân.
Bài học bằng máu từ vụ tai nạn tàu cao tốc Trung Quốc
Vụ tai nạn tàu hoả khủng khiếp vừa qua tại Trung Quốc đang làm dấy lên những lo ngại về kế hoạch phát triển một cách quá nhanh hệ thống đường sắt cao tốc trên toàn quốc của chính quyền Bắc Kinh.
Hiện trường vụ tai nạn.
Tờ Global Times ra ngày 25.7 giật tít: "Bài học cho sự phát triển đường sắt", trong đó gọi vụ tai nạn thảm khốc giữa tàu cao tốc D301 và tàu D3115 ở tỉnh Chiết Giang làm 43 người thiệt mạng (ảnh) là "bài học bằng máu" cho toàn bộ ngành công nghiệp đường sắt ở Trung Quốc. Báo này khẳng định, vụ tai nạn đã gây nghi ngại về kế hoạch mở rộng đường sắt cao tốc ở Trung Quốc bởi nước này có "ít kinh nghiệm". Nhiều tờ báo nhà nước của Trung Quốc cũng đã đặt câu hỏi về sự an toàn của đường sắt cao tốc sau vụ tai nạn vừa qua, đặc biệt là khi vận chuyển bằng đường sắt liên quan tới sinh mạng của hàng triệu người mỗi năm.
Bộ Đường sắt Trung Quốc vừa thông báo quyết định sa thải 3 quan chức của ngành sau khi xảy ra vụ tai nạn. Những quan chức bị sa thải gồm: Giám đốc, Phó Giám đốc, Bí thư Đảng uỷ Cơ quan Đường sắt Thượng Hải. Bộ trưởng Đường sắt Trung Quốc Sheng Guangzu cũng đã chính thức xin lỗi các nạn nhân và gia đình họ sau vụ tai nạn. Nhưng đã 2 ngày trôi qua, các cơ quan chức năng vẫn chưa có lời giải thích nào về việc tại sao đoàn tàu thứ hai lại không nhận được cảnh báo khi có một đoàn tàu khác đang nằm chắn trên đường ray.
Ông Qi Qixin - Giáo sư Viện Nghiên cứu giao thông, Đại học Công nghệ Bắc Kinh - cho rằng, đây là lỗi của con người trong quản lý. "Hệ thống cần phải có khả năng tự động phát đi những cảnh báo, thậm chí dừng đoàn tàu trong những trường hợp tương tự" - ông Qi nói.
Vụ tai nạn vừa qua là cú đánh mới nhất vào tham vọng phát triển tàu cao tốc ở Trung Quốc. Trung Quốc từng coi việc phát triển tàu cao tốc như là niềm tự hào quốc gia, cùng với các chương trình không gian. Các dự án tàu cao tốc được cho là sẽ chứng tỏ tiềm lực kinh tế và khả năng làm chủ công nghệ của Trung Quốc.
Bắc Kinh đã lên kế hoạch mở rộng mạng lưới tàu cao tốc (hiện đã lớn nhất thế giới) tới vùng sâu, vùng xa, còn định bán tàu cao tốc cho Mỹ Latin và Trung Đông. Theo kế hoạch chính thức, Bắc Kinh định mở rộng mạng lưới tàu cao tốc lên 13.000km trong năm nay và 16.000km vào năm 2020.
Tháng trước, Trung Quốc đã khai trương tuyến đường sắt cao tốc nối Bắc Kinh - Thượng Hải, với tốc độ tối đa của đoàn tàu lên tới 300km/h. Tốc độ này đã được giảm xuống so với kế hoạch là 350km/h do một số lo ngại về độ an toàn. Chỉ trong chưa đầy 4 tuần hoạt động, tuyến đường dài 1.300km này đã gặp nhiều sự cố, trong đó có mất điện và một vài trục trặc khác. Bộ Đường sắt đã từng phải xin lỗi về các sự cố này và cho rằng các cơn bão mùa hè và gió mạnh là nguyên nhân của vài vụ việc.
Tàu cao tốc của Trung Quốc được sản xuất dựa trên công nghệ Nhật Bản, Pháp, Đức, nhưng Bắc Kinh đang cố gắng tìm cách bán tàu cho các nước Mỹ Latin và Trung Đông. Đã có những lời than phiền rằng Bắc Kinh vi phạm bản quyền với các nhà cung cấp công nghệ nước ngoài, khi họ bán lại công nghệ mà lẽ ra chỉ được sử dụng ở Trung Quốc.
Theo Lao Động
Vụ tai nạn tàu cao tốc: TQ sa thải 3 quan chức Trung Quốc đã sa thải 3 quan chức của ngành sau khi xảy vụ tai nạn tàu cao tốc D301 và tàu D3115 đâm nhau gần thành phố Ôn Châu ở tỉnh Triết Giang vào ngày 23/7, khiến 43 người thiệt mạng. Vụ tai nạn đường sắt thảm khốc ở Trung Quốc xảy ra sau khi tàu cao tốc D301 đâm vào đuôi...