TQ, Mỹ, Hàn nên đối phó với Kim Jong-un như thế nào?
Để giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, Bắc Kinh, Washington và Seoul cần phải thống nhất một cách tiếp cận khi đàm phán với nhà lãnh đạo Triều Tiên, chuyên gia Mỹ nhận định.
Truyền hình Hàn Quốc đăng tải hình ảnh của 3 nhà lãnh đạo Donald Trump, Kim Jong-un và Moon Jae-in.
Chuyên gia Kristian McGuire cho rằng, Mỹ và Hàn Quốc đang muốn đẩy nhanh tiến trình giải quyết căng thẳng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.
Nhưng điều quan trọng là cả 3 bên Washington, Bắc Kinh và Seoul cần phải đưa ra được lập trường thống nhất, nếu không muốn đàm phán một lần nữa lại đổ vỡ.
Thất bại trong việc đưa ra một lập trường thống nhất có thể khiến 3 bên rơi vào thế yếu trong khi đàm phán với Bình Nhưỡng, dẫn đến nỗ lực đạt được một giải pháp lâu dài trở nên khó khăn.
Mỹ, Trung Quốc và Hàn Quốc hiện đang theo đuổi 3 chiến lược khác nhau về vấn đề Triều Tiên. Washington muốn gây sức ép mạnh mẽ nhất, khẳng định lập trường cứng rắn để buộc Triều Tiên đàm phán.
Ngược lại, Bắc Kinh lại khá kiềm chế, chỉ áp đặt lệnh cấm vận do Liên Hợp Quốc thông qua, và mong muốn các bên thể hiện thiện chí hơn là gây sức ép.
Video đang HOT
Seoul lại theo đuổi chiến lược toàn diện giống Washington, nhưng muốn chủ động xóa nhòa khoảng cách giữa cách tiếp cận cứng rắn của Mỹ và niềm tin của Trung Quốc.
Trong vòng vài tháng qua, 3 chiến lược này phần nào thu về kết quả, bằng phản ứng thiện chí hơn của Triều Tiên. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un hồi tháng trước còn đến Bắc Kinh để lần đầu tiên gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Bắc Kinh hồi tháng trước.
Phần nào cảm thấy hài lòng với năng lực hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Triều Tiên, nhà lãnh đạo Kim Jong-un thể hiện mong muốn tìm kiếm hòa bình lâu dài và thậm chí muốn đàm phán giải trừ hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.
Theo chuyên gia Kristian McGuire, trong những vòng đàm phán sắp tới, ông Kim sẽ cố gắng khai thác sự bất đồng giữa Mỹ, Trung Quốc và Hàn Quốc để giành được nhiều ưu thế nhất có thể.
Bình Nhưỡng hoàn toàn có thể khai thác mâu thuẫn Mỹ-Trung, đặc biệt về vấn đề thương mại, để cân bằng tầm ảnh hưởng của hai cường quốc này trên bán đảo Triều Tiên.
Cuối cùng, mọi giải pháp lâu dài về vấn đề hạt nhân Triều Tiên đều cần đến sự nhất trí của Hàn Quốc, Mỹ và Trung Quốc. Trong đó, không một bên nào muốn đứng ngoài, bởi điều này sẽ chỉ càng khoét sâu mâu thuẫn giữa Mỹ và Trung Quốc.
Chuyên gia Kristian McGuire cho rằng, Seoul, Washington và Bắc Kinh cần đạt được thỏa thuận về vấn đề hạt nhân Triều Tiên mà 3 bên đều có thể chấp nhận được. Dĩ nhiên, mỗi nước đều có quyền theo đuổi chiến lược riêng, nhưng cần phải mang ý nghĩa tích cực, chứ không phải cạnh tranh.
Bắc Kinh hiện đang làm tốt nhiệm vụ của mình khi không để hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD mà Mỹ đặt tại Hàn Quốc, làm suy yếu sự hợp tác trong vấn đề hạt nhân Triều Tiên.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng thể hiện thiện chí khi sẵn sàng đàm phán trực tiếp với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Có thể nói, bằng cách thống nhất lập trường về vấn đề Triều Tiên, Mỹ, Trung Quốc và Hàn Quốc có thể gửi thông điệp đến Triều Tiên, rằng Bình Nhưỡng không thể lợi dụng bất kỳ một bên nào.
Chỉ khi đó, Bình Nhưỡng mới tin tưởng vào một giải pháp phi hạt nhân hóa và hòa bình lâu dài trên bán đảo Triều Tiên.
Theo Danviet
Điểm đặc biệt ở nơi Tổng thống Hàn gặp Kim Jong Un
Lãnh đạo hai nước Hàn Quốc và Triều Tiên dự định gặp nhau ngày 27/4 tại làng đình chiến ở biên giới chung giữa hai nước.
Binh sĩ Triều Tiên và Hàn Quốc đứng đối mặt nhau qua biên giới chung. (Ảnh: Reuters)
Hôm qua, ngày 5/4, hai bên đã gặp nhau để bàn bạc các chi tiết về an ninh. Theo tạp chí Quartz, hội nghị sẽ được tổ chức ở mạn nam của đường phân ranh quân sự, tại làng đình chiến Panmunjom. Kể từ bắt đầu cuộc chiến liên Triều năm 1950, không một lãnh đạo Triều Tiên nào đi qua biên giới sang thăm Hàn Quốc.
Panmunjom là một nơi đặc biệt. Đây là điểm duy nhất ở vùng phi quân sự liên Triều mà binh sĩ hai bên trực tiếp đối diện nhau. Panmunjom còn là điểm nổi tiếng hấp dẫn du khách.
Hội nghị thượng đỉnh Hàn - Triều sẽ diễn ra ở Nhà Hòa Bình, vốn được coi là một nơi trung lập mặc dù nó nằm ở mạn nam của đường phân ranh.
Hàn Quốc và Triều Tiên từng tổ chức 2 hội nghị vào năm 2000 và năm 2007. Tuy nhiên, cả hai sự kiện đều diễn ra ở Bình Nhưỡng. Sau hội nghị đầu tiên, Hàn Quốc đề nghị Chủ tịch Triều Tiên khi đó là ông Kim Jong Il tới Seoul nhưng ông từ chối, giải thích rằng Seoul có thể là một trung tâm kinh tế nhưng Bình Nhưỡng mới là thủ đô thực sự.
Giờ đây, việc ông Kim Jong Un sẵn sàng tổ chức hội nghị ở Hàn Quốc là một điều có ý nghĩa rất lớn. Nhưng nó cũng có nghĩa là ông cần cảm giác an toàn về an ninh - chủ đề mà Bình Nhưỡng luôn coi trọng.
Chẳng hạn, khi ông Kim Jong Un tới thăm Bắc Kinh tháng trước bằng tàu hỏa, có tới 3 con tàu riêng rẽ tham gia: một tàu đi trước rà bom, tàu đi sau chở lực lượng vệ sĩ và các thiết bị bổ sung. Chuyến thăm được giữ bí mật cho đến khi tàu chở ông Kim Jong Un đã quay trở về Bình Nhưỡng.
Tương tự, những ngày này, cả Triều Tiên và Hàn Quốc chắc chắn sẽ giữ kín các chi tiết an ninh trước hội nghị thượng đỉnh hai miền.
Theo Thanh Hảo
Vietnamnet
Báo Nhật Bản: Ông Kim Jong-un muốn nối lại đàm phán 6 bên về giải trừ hạt nhân Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã nói với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm Bắc Kinh hồi tuần trước rằng Bình Nhưỡng sẵn sàng trở lại vòng đàm phán 6 bên về giải trừ hạt nhân, báo Nikkei của Nhật Bản cho biết hôm nay 5/4. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) và lãnh đạo...