TQ muốn chuẩn dầu mới dùng NDT: Lợi ích của Bắc Kinh
Nếu Trung Quốc ra được chuẩn giá dầu riêng dùng nhân dân tệ sẽ làm giảm sức mạnh của đồng USD, đồng thời giảm sự phụ thuộc vào Mỹ.
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Trưởng bộ môn Quản trị Tài chính Quốc tế, Khoa Tài chính Quốc tế (Học viện Tài chính) nhận định như vậy khi trao đổi về kế hoạch ra chuẩn giá dầu riêng dùng nhân dân tệ của Trung Quốc.
PV: – Trung Quốc đang có kế hoạch khởi động thùng dầu tiêu chuẩn riêng, tương tự như dầu Brent biển Bắc và dầu WTI ngọt nhẹ Bắc Mỹ, vào tháng 10 tới. Các hợp đồng mua bán dầu trên sẽ thực hiện thanh toán bằng nhân dân tệ, không dùng USD. Theo ông, tại sao Trung Quốc lại muốn xây dựng chuẩn dầu riêng vào lúc này?
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: – Đồng USD được sử dụng nhiều trong giao thương quốc tế và đã trở thành một thói quen trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh dầu mỏ. Từ trước tới nay, tất cả các giao dịch mua bán dầu mỏ trên thế giới đều được quy đổi, tính toán bằng USD. Cả thế giới đều coi đồng USD như một chuẩn chung, vì thế chính phủ Mỹ sử dụng sức mạnh trong giao thương của đồng USD để khống chế thị trường dầu, làm thay đổi giá cả dầu mỏ cũng như làm các quốc gia kinh doanh dầu mỏ phụ thuộc vào Mỹ. Trước đây, khi muốn bao vây cấm vận Liên Xô, Mỹ từng dùng biện pháp đồng USD lên giá và dầu mỏ mất giá để khống chế.
Không chỉ Trung Quốc mà rất nhiều quốc gia muốn giảm phụ thuộc vào đồng USD trong kinh doanh dầu mỏ bằng cách chuyển sang đồng euro hay đồng tiền khác nhưng từ trước đến nay họ chưa làm được điều đó.
Nguyên nhân là bởi đồng USD vẫn là đồng tiền mạnh nhất, các nước chưa tìm ra được đồng tiền nào phổ biến và thông dụng như đồng USD. Mặt khác, chính phủ nhiều quốc gia có quan hệ chặt chẽ với chính phủ Mỹ, chịu sự tác động về mặt kinh tế, chính trị, xã hội của Mỹ nên họ muốn thoát ra mà chưa thoát được.
Một lý do nữa đó là thói quen của các nhà kinh doanh dầu là thanh toán bằng đồng USD. Nhưng quan trọng nhất, đồng tiền khác mà các nước muốn sử dụng để thay thế đồng USD rất khó được chấp nhận. Trước đây Liên Xô muốn sử dụng đồng rúp làm đồng tiền chung nhưng nó chỉ có thể lưu thông được trong khối XHCN, còn đi ra thế giới vẫn phải sử dụng đồng USD. Ngay cả trên thị trường vàng, người ta vẫn coi đồng USD là nhất, bởi thế các nước vẫn cứ phụ thuộc vào đồng USD.
Video đang HOT
Bây giờ nếu Trung Quốc có được chuẩn giá dầu riêng bằng nhân dân tệ thì có thể làm giảm sức mạnh của đồng USD và kinh tế Mỹ, từ đó giúp các nước mua bán dầu bằng đồng nhân dân tệ độc lập với kinh tế Mỹ. Mỹ khi đó khó lòng hưởng lợi từ việc kinh doanh dầu và sự lên xuống của các thị trường sẽ tự do hơn, tách rời khỏi sự điều khiển của Mỹ.
Trung Quốc sắp khởi động kế hoạch chuẩn giá dầu riêng bằng nhân dân tệ
PV: – Trung Quốc đang là một trong những nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới. Động thái phá giá đồng nhân dân tệ vừa qua của Trung Quốc khiến việc nhập khẩu dầu của quốc gia này tốn kém hơn. Khi có chuẩn giá dầu riêng bằng nhân dân tệ, Trung Quốc sẽ tránh được những rủi ro khi thanh toán bằng USD như thế nào? Liệu các nước bán dầu có chịu bán cho Trung Quốc bằng nhân dân tệ hay không?
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: – Như tôi nói ở trên, một khi việc nhập khẩu mỏ được tính bằng đồng nhân dân tệ thì người được hưởng lợi đầu tiên là Trung Quốc. Việc mua bán dẩu lên xuống theo sự lên xuống của đồng nhân dân tệ chứ không phải đồng USD như trước và như thế tính độc lập của kinh tế Trung Quốc với kinh tế Mỹ rất cao, sự điều phối của các nhà kinh tế Mỹ với thị trường dầu mỏ thế giới sẽ không còn nhiều ý nghĩa nữa. Trong trường hợp đó, có thể đồng nhân dân tệ sẽ được chính phủ Trung Quốc cố gắng giữ một giá trị nào đó hoặc không, nhưng tất cả mọi yếu tố đều đi đến một việc: tất cả những ai trên thế giới chấp nhận đồng nhân dân tệ, coi đồng nhân dân tệ là chuẩn mực sẽ phải phụ thuộc vào nền kinh tế Trung Quốc, sự điều hành nhân dân tệ của chính phủ Trung Quốc.
Họ cũng tránh được rủi ro khi thay đổi tỷ giá giữa nhân dân tệ với USD vì bản chất vấn đề lúc đó là Trung Quốc sẽ quyết định giá trị thực của đồng tiền, quyết định giá dầu mỏ thế giới, sự tăng hay giảm của giá dầu phụ thuộc vào sức mạnh của nền kinh tế và mong muốn của chính phủ Trung Quốc.
Theo_Báo Đất Việt
Công ty MiG mất cơ hội bảo trì tiêm kích MiG-29 Bulgaria
Bulgaria quyết định ký hợp đồng với Ba Lan chứ không phải với Nga trong việc thực hiện bảo trì tiêm kích MiG-29 của không quân nước này.
Bulgaria quyết định ký hợp đồng với Ba Lan chứ không phải với Nga trong việc thực hiện bảo trì tiêm kích MiG-29 của không quân nước này.
Theo Jane's, Bộ trưởng Quốc phòng Bulgaria Nikolai Nenchev hôm 6/7 tuyên bố Không quân Bulgaria sẽ chấm dứt sự phụ thuộc vào Nga trong việc bảo trì các tiêm kích MiG-29 bằng việc ký kết một thỏa thuận với Ba Lan để bảo dưỡng và nâng cấp các máy bay này.
Hợp đồng đó sẽ do Cơ sở Wojskowe Zaklady Lotnicze Số 2 (WZL Số 2) ở thành phố Bydgoszcz phụ trách. Dự kiến các thủ tục ký kết hợp đồng sẽ được hoàn tất vào cuối tháng 7 này.
Tiêm kích MiG-29 của Không quân Bulgaria.
WZL Số 2 cũng vốn là một cơ sở bảo trì các tiêm kích MiG-29 và Sukhoi Su-22 đang hoạt động trong Không quân Ba Lan. Đây cũng là trung tâm cung cấp các dịch vụ bảo trì cho 48 máy bay chiến đấu Lockheed Martin F-16C/D của Ba Lan. Bản thân nước này cũng đã có một chương trình nâng cấp các tiêm kích MiG-29 để giảm tải tối thiểu sự phụ thuộc vào Nga.
Trong khi đó, phía Bulgaria cũng đang vận hành 12 tiêm kích MiG-29 nhưng đã không tính đến chuyện đặt hàng thêm các chiến đấu cơ của Nga để thay thế cho mẫu máy bay già cỗi MiG-21. Thay vào đó trong năm ngoái, Bulgaria còn tuyên đã tìm mua lại các máy bay cũ F-16 hoặc loại máy bay khác do phương Tây thiết kế.
MiG-29A và UB của Bulgaria tập trận với F-16 Hy Lạp.
Bộ trưởng Quốc phòng Bulgaria Nikolai Nenchev cho rằng, việc đàm phán với phía Ba Lan, một nước cùng trong khối NATO sẽ cho phép Bulgaria giảm sự phụ thuộc của Nga, nhất là trong tình thế khủng hoảng ở Ukraine hiện nay.
"Chúng tôi sẽ làm mọi thứ có thể đểm giảm sự phụ thuộc vào Nga. Bulgaria là nước thành viên duy nhất của NATO hiện vẫn còn có tới 90% sự phụ thuộc vào Nga về vũ khí. Điều đấy làm cho chúng tôi rất lo lắng, và chúng tôi không muốn điều này tiếp diễn nữa", Bộ trưởng Nenchev nói.
Hiện Không quân Bulgaria còn trong biên chế khoảng 15 chiếc tiêm kích đánh chặn MiG-29 biến thể A và UB (hai chỗ ngồi). Hầu hết chúng được nhận trước thời điểm Liên Xô sụp đổ.
Văn Biên
Theo_Kiến Thức
Vì sao du khách TQ "nghiện" mua sắm ở Paris? Giá cổ phiếu rớt mạnh và đồng nhân dân tệ mất giá dường như không hề ảnh hưởng tới thú mua sắm ở Paris của du khách Trung Quốc. Giá cổ phiếu rớt mạnh và đồng nhân dân tệ mất giá dường như không hề ảnh hưởng tới thú mua sắm ở Paris của du khách Trung Quốc. Pháp là điểm đến ưa...