TQ lo thiếu lương thực, ban hành cương yếu về dinh dưỡng
Văn phòng Quốc Vụ viện Trung Quốc vừa ban hành “Cương yếu phát triển dinh dưỡng và lương thực, thực phẩm Trung Quốc (năm 2014-2020)”.
Theo đó, tờ TTXVN đưa thông tin về Cương yếu đặt mục tiêu đến năm 2020, khẩu phần lương thực cả năm bình quân đầu người của Trung Quốc là 135kg, dầu ăn thực vật 12kg, đậu các loại 13kg, thịt các loại 29kg, trứng các loại 16kg, sữa các loại 36kg, thủy sản 18kg, rau xanh 140kg, hoa quả 60kg.
Về mục tiêu dinh dưỡng, đảm bảo đầy đủ lượng bổ sung năng lượng và protein, khống chế lượng chất béo, duy trì thích hợp lượng vitamin và khoáng chất.
Để đảm bảo, Cương yếu cũng xác định đến năm 2020, sản lượng lương thực toàn quốc ổn định ở mức trên 0,55 tỷ tấn, sản xuất dầu ăn, thịt, trứng, sữa các loại, thủy sản phát triển ổn định; đảm bảo ngũ cốc cơ bản tự cung tự cấp, đảm bảo an ninh tuyệt đối khẩu phần lương thực, nâng cao toàn diện chất lượng lương thực, thực phẩm, ưu việt hóa cơ cấu chủng loại sản phẩm, từng bước tăng cường năng lực cung cấp lương thực thực phẩm.
Các nhà chức trách nước này cũng xác định, đối với việc kiểm soát bệnh liên quan đến dinh dưỡng, đến năm 2020, kiểm soát tỷ lệ chậm lớn ở trẻ dưới 5 tuổi trên cả nước dưới 7%; tỷ lệ thiếu máu trong cộng đồng dưới 10%, trong đó ở phụ nữ mang thai dưới 17%, người già dưới 15% và trẻ dưới 5 tuổi dưới 12%.
Mục tiêu này được đưa ra khi chỉ mới đây thôi ngày 19/1 Tân Hoa xã công bố có tên gọi là “Tài liệu số 1″ được Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc công bố vào tháng 1 hàng năm đã thể hiện sự lo ngại thiếu lương thực trong tương lai gần của nước này.
Do đó Văn kiện nhấn mạnh, Trung Quốc “sẽ không nới lỏng việc sản xuất lương thực nội địa bất kỳ lúc nào”.
Trong khi đó, tờ Tiếng Vọng ( Les Echos) của Pháp tháng 10/2013 đưa tin, quá trình đô thị hóa nhanh chóng, cùng với sự phát triển của tầng lớp trung lưu đã làm thay đổi các thói quen về ăn uống ở Trung Quốc. Tiêu thụ thịt heo, bò, gia cầm cũng bùng nổ.
Video đang HOT
Để giải quyết bài toán lương thự, Trung Quốc đã mua hàng triệu tấn lúa mì trên thị trường thế giới
Gần 20 triệu người di cư hàng năm từ nông thôn ra thành thị vùng duyên hải phía đông. Với tốc độ như vậy, dân số thành thị Trung Quốc sẽ vượt mức một tỷ từ nay đến năm 2025, Les Echos dẫn báo cáo của văn phòng nghiên cứu McKinsey. Để đối phó tình trạng đó, ngoài việc tự sản xuất, Trung Quốc còn tìm cách thu mua lương thực từ khắp nơi trên thế giới và thuê cả ruộng đất ở nước ngoài để trồng trọt, sản xuất.
Theo thống kê từ Bộ Tài nguyên Trung Quốc, diện tích ruộng đất canh tác nước này đã sụt giảm 6,2% trong giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2008. Từ nhiều năm nay, Trung Quốc phải tìm kiếm nguồn tài nguyên từ nước ngoài, tại Đông Nam Á có Lào, Campuchia và Indonesia. Ngoài ra, còn có khu vực châu Mỹ Latinh. Không chỉ có vậy, trong nhiều năm, Trung Quốc đã lập các kho dự trữ lớn, đặc biệt là lúa mì để đề phòng những trường hợp cấp bách.
Les Echos cũng dẫn báo cáo của Tổ chức Lương Nông Liên hiệp quốc, con số dự trữ lên đến hàng chục triệu tấn, đó là chưa kể những kho dự trữ tư nhân.
Tờ báo này cũng lý giải hiện tượng này là Trung Quốc đang mất dần khả năng tự túc lương thực để cung ứng cho nhu cầu lớn mạnh của dân chúng và cần phải gom lương thực từ bên ngoài.
Mặc dù vẫn còn lo thiếu đói như vậy nhưng đảm bảo dinh dướng để phát triển thể chất vẫn được nước này coi trọng.
Theo Báo Đất Việt
Nạn nhân siêu bão Haiyan ngày càng liều lĩnh hơn vì đói
Hàng chục nghìn người sống sót sau siêu bão Haiyan đang trở nên tuyệt vọng và manh động hơn do thiếu lương thực.
Giới chức Philippines đang gặp vô vàn khó khăn trong hoạt động phân phát hàng cứu trợ tại các khu vực mà siêu bão Haiyan tàn phá, bởi số người cần trợ giúp lên tới hàng vạn, trong khi những đống đổ nát cản trở họ tới các khu dân cư. Lực lượng cứu hộ cũng cảm thấy quá tải trong nỗ lực tìm kiếm người chết và giúp đỡ người sống, bởi số nhân viên cứu hộ quá nhỏ so với quy mô của thảm họa. Rất nhiều người không có lương thực và nước trong hai ngày qua.
Người dân nắm dây điện khi xếp hàng để nhận thực phẩm và hàng cứu trợ tại thành phố Tacloban hôm 10/11. Ảnh: AFP.
Do chưa nhận được lương thực, thuốc men và nước sạch từ chính quyền, nhiều người sống sót ở thành phố Tacloban đã trở nên manh động. Họ xông vào các cửa hàng và siêu thị để hôi của.
"Bão đã phá hủy hoàn toàn thành phố Tacloban. Nhiều người đã trở nên mất trí do quá đói và mất người thân. Họ đang trở nên hung dữ hơn và sẵn sàng xông vào các nhà máy, cửa hàng để tìm thực phẩm. Tôi sợ rằng họ sẽ chết vì đói trong vòng một tuần", AFP dẫn lời Andrew Pomeda, một giáo viên 36 tuổi tại Tacloban.
Giới phân tích dự đoán giá lương thực sẽ tăng trong vài ngày tới do hậu quả của bão Haiyan nên rất có thể sự tuyệt vọng và liều lĩnh của những người đói sẽ tăng theo,Philstar đưa tin.
Một người đàn ông mang bao gạo mà anh ta vừa cướp tại một cửa hàng ở Tacloban hôm 10/11. Ảnh: AFP.
Khi thị sát Tacloban hôm qua, Tổng thống Benigno Aquino nói nạn hôi của và cướp bóc đã trở thành nguy cơ lớn ở Tacloban, bởi lực lượng cảnh sát thành phố bao gồm 390 người, song chỉ 20 người tới công sở.
"Vì thế chúng tôi điều động 300 binh sĩ và cảnh sát để thay thế cho những cảnh sát không thực thi trách nhiệm tại Tacloban. Họ sẽ khôi phục an ninh và trật tự trong thành phố", Aquino nói.
Thủ tướng Anh David Cameron đã gọi điện thoại tới Tổng thống Aquino để bày tỏ sự cảm thông với tổn thất mà Philippines hứng chịu sau siêu bão Haiyan, đồng thời thông báo London sẽ cung cấp gọi viện trợ trị giá 9,6 triệu USD cho Manila để khắc phục hậu quả của bão.
Những cột điện đổ giữa đường là một trong những chướng ngại vật cản trở nỗ lực phân phát nhu yếu phẩm cho nạn nhân của siêu bão Haiyan tại Philippines. Ảnh:Reuters.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon tuyên bố các cơ quan của Liên Hợp Quốc sẽ giúp đỡ nạn nhân của bão tại Philippines trong thời gian sớm nhất. Ủy ban châu Âu nói họ sẽ viện trợ cho Philippines 4 triệu USD. Tổng thống Mỹ Barack Obama chia sẻ mất mát mà người dân Philippines đang trải qua, đồng thời cam kết Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ đồng minh.
Theo Tri thức
Người ăn không hết... Trong khi nhiều người Anh bỏ phí hàng triệu tấn thực phẩm mỗi năm thì rất nhiều người Anh khác nói riêng và hàng tỷ người trên thế giới nói chung vẫn đang thiếu đói triền miên. Một cửa hàng thực phẩm với khẩu hiệu kêu gọi tiết kiệm thực phẩm và chống lãng phí Chương trình Hành động về tài nguyên và...