TQ lên tiếng về tin đặt quân đội vào tình trạng “giới bị cấp 1
Bộ quốc phòng Trung Quốc đã lên tiếng trước thông tin nói rằng Bắc Kinh ra lệnh đặt quân đội trong tình trạng “sẵn sàng chiến đấu”.
Người phát ngôn Bộ quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân nói rằng cuộc tập trận (phi pháp-PV) mà nước này tiến hành ở vùng biển quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam-PV) từ 5-11/7 vừa qua “là sắp xếp theo thông lệ dựa trên kế hoạch huấn luyện thường niên”.
Theo ông Dương, cuộc tập trận đơn thuần nhằm mục tiêu nâng cao năng lực thực thi nhiệm vụ của hải quân Trung Quốc.
Theo tờ Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc), phát ngôn như trên được Lầu Bát Nhất đưa ra lúc 16h33 chiều nay (12/7, giờ Bắc Kinh), chỉ nửa tiếng trước khi Tòa trọng tài thường trực ( PCA) công bố phán quyết vụ kiện biển Đông do Philippines làm nguyên đơn.
Thời điểm đưa ra phản ứng được đại diện quân đội Trung Quốc tính toán kỹ lưỡng nhằm “hạ nhiệt” thông tin nước này sẵn sàng huy động lực lượng quân sự lớn để giải quyết tranh chấp ở biển Đông.
Video đang HOT
Hoàn Cầu cho hay, trước thềm phán quyết PCA, một thông tin được cho là “nguồn tin quân đội Trung Quốc” đã lan rộng trong dư luận nước này, trước khả năng kết quả vụ kiện bất lợi cho Trung Quốc và Mỹ có hành động thách thức mới, Quân ủy trung ương Trung Quốc đã ra mệnh lệnh “chuẩn bị chiến tranh”.
Theo thông tin này, Quân ủy Trung Quốc còn yêu cầu quân đội “sẵn sàng quyết chiến” để “bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ”.
Nguồn tin cũng khẳng định chiến khu miền Nam của Trung Quốc đã được đặt vào tình trạng giới bị cấp 1, đồng thời Hạm đội Nam Hải, lực lượng tên lửa và không quân được đưa vào trạng thái “trực chiến”.
Hoàn Cầu khẳng định, phản ứng của Bộ quốc phòng nước này “chứng minh thông tin trên là sai sự thực”.
Cũng theo Hoàn Cầu, “một quan chức quân đội được đề cập trong tin thất thiệt” nói với tờ này rằng thông tin Trung Quốc sẵn sàng chiến tranh là “suy đoán bừa bãi”.
Theo Soha News
Trang web tòa trọng tài bị sập sau phán quyết về Biển Đông
Vài giờ sau phán quyết về vụ tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines, trang web của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) bị sập chưa rõ nguyên nhân.
Cụ thể, chỉ ít lâu sau phán quyết "Không có cơ sở pháp lý nào để Trung Quốc đòi quyền lịch sử với các nguồn tài nguyên trong vùng biển nằm trong đường 9 đoạn", trang web của Tòa Trọng tài Thường trực rơi vào tình trạng không truy cập được.
Người dùng sẽ nhận thông báo lỗi "500 - Internal Server Error" khi truy cập vào trang http://www.pcacases.com.
PCA vẫn chưa đưa ra nguyên nhân về lỗi trên, nhưng theo nhiều chuyên gia mạng, lỗi "500 - Internal Server Error" thường xảy ra khi một trang web có đợt người truy cập tăng vọt, khiến máy chủ không thể được nhận diện.
Khoảng 19h40 (giờ Việt Nam) ngày 12/7, trang web này đã vào lại được bình thường. Tuy vậy, website PCA vẫn không thể truy cập ổn định và liên tục mắc lỗi 500 - Internal Server Error trở lại.
Đây không phải lần đầu tiên trang web này gặp sự cố. Năm 2015, công ty ThreatConnect của Mỹ tố các gián điệp mạng của Trung Quốc đã tấn công trang web của PCA tại Hà Lan vào tháng 7, khi vụ kiện Philippines - Trung Quốc liên quan đến Biển Đông bắt đầu.
Công ty này tố rằng các malware do "ai đó ở Trung Quốc" cài vào có thể khiến những người truy cập website bị mất thông tin cá nhân.
Tòa án Trọng tài thường trực, viết tắt là PCA (Permanent Court of Arbitration) là một tổ chức quốc tế có trụ sở tại La Haye, Hà Lan. Thành lập từ năm 1989, nhiệm vụ của PCA là khuyến khích việc giải quyết tranh chấp liên quan đến các quốc gia, tổ chức nhà nước, các tổ chức liên chính phủ, và các bên tư nhân bằng cách hỗ trợ trong việc thành lập các tòa án trọng tài và tạo thuận lợi cho công việc của họ, theo định nghĩa chính thức do tổ chức này công bố.
Trong suốt hơn 3 năm qua, PCA đã đứng ra chủ trì các kiện tụng biển đảo giữa Philippines và Trung Quốc với kết quả là phán quyết nêu trên.
Trung Quốc liên tục bác bỏ vụ kiện của Philippines và từ chối tham gia các phiên tranh tụng. Bắc Kinh cũng tuyên bố không tuân thủ phán quyết của PCA.
Theo Soha News
PCA: Trung Quốc ngang nhiên vạch ra "đường lưỡi bò" Mới đây trên trang Reuters dẫn thông báo từ Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague, Hà Lan, cho biết: Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đòi quyền lịch sử với các nguồn tài nguyên bên trong "đường lưỡi bò". Tuyên bố đòi quyền lịch sử dựa trên "đường lưỡi bò" của Trung Quốc đi ngược lại với...