TQ lên tiếng về cuộc tập trận trái phép ở quần đảo Hoàng Sa
Trung Quốc tuyên bố tập trận (phi pháp) ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và kết thúc chỉ 1 ngày trước khi Tòa trọng tài đưa ra phán quyết cuối cùng cho vụ kiện biển Đông.
Đại diện Bộ quốc phòng Trung Quốc trả lời phỏng vấn tờ China Daily ngày 4/7 nói rằng: “[Cuộc tập trận ở quần đảo Hoàng Sa] là hoạt động theo lịch trình của Hải quân Trung Quốc, căn cứ theo kế hoạch năm.”
Trước đó, Cục hải sự thành phố Tam Á, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc hôm 3/7 đã ra thông báo về cuộc tập trận quân sự (trái phép-PV) của Hải quân nước này ở vùng biển quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) từ 5-11/7, đồng thời ngang ngược “cấm tàu thuyền đi vào khu vực tập trận”.
Thông báo này nhanh chóng được truyền thông phương Tây nhận định là động thái “tuyên bố chủ quyền” của Trung Quốc, “nhằm vào sự kiện Tòa trọng tài thường trực (PCA) ra phán quyết vụ kiện biển Đông ngày 12/7 tới”
Video đang HOT
Trả lời phỏng vấn tờ Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) hôm 3/7, các quan chức chính phủ Trung Quốc trắng trợn tuyên bố cuộc tập trận quân sự ở Hoàng Sa là “hợp lý và hợp pháp”.
Lý Kiệt, chuyên gia quân sự nổi tiếng của Trung Quốc, cũng bình luận cuộc tập trận là hành động thể hiện sự không thừa nhận phán quyết của PCA.
Tờ Wall Street Journal (Mỹ) cho hay, địa điểm tổ chức hoạt động huấn luyện lần này của Hải quân Trung Quốc “thể hiện rõ tính chất thách thức”.
Hãng tin Yonhap (Hàn Quốc) dẫn phân tích cho rằng thông qua cuộc tập trận (phi pháp) ở Hoàng Sa, Bắc Kinh đang gửi thông điệp bất chấp bị Mỹ và đồng minh “kiềm chế”, nước này sẽ tiếp tục bố trí các loại vũ khí và tàu chiến hiện đại, cũng như tiếp diễn các hình thức tập trận ở biển Đông.
Theo Soha News
Thổ Nhĩ Kỳ 'chiều' Nga hết mực
Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu vừa tuyên bố với kênh truyền hình TRT rằng nước này đang tính tới khả năng mời Nga sử dụng căn cứ không quan Incirlik để đánh IS, theo RT.
Căn cứ Incirlik của Thổ Nhĩ Kỳ
"Chúng tôi sẽ hợp tác với bất kỳ ai muốn đánh nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS). Ankara mở toang căn cứ Incirlik cho những ai tham gia vào cuộc chiến này", ông Cavusoglu tuyên bố trên kênh truyền hình nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ, TRT.
"Tại sao chúng tôi lại không thể mời người Nga hợp tác như vậy nhỉ? Thổ Nhĩ Kỳ đã sẵn sàng mời Nga vào Incirlik. Chủ nghĩa khủng bố là kẻ thù chung của cả thế giới. Sự đoàn kết là rất quan trọng nhằm chống lại bọn khủng bố", Ngoại trưởng Cavusoglu nói thêm.
Quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ gần đây đã được tái lập sau khi Tổng thống Erdogan xin lỗi nước Nga vì vụ bắn hạ máy bay Su-24 của Nga hồi năm ngoái.
Trong thời kỳ đóng băng quan hệ, Nga từng nhiều lần tố cáo với những bằng chứng hai năm rõ mười rằng chính quyền Ankara bao che cho khủng bố.
Căn cứ Incirlik hiện được quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và liên minh chống IS do Mỹ dẫn đầu sử dụng để tiến hành các cuộc không kích nhóm Nhà nước Hồi giáo ở miền bắc Syria.
Hiện Moskva chưa có phản ứng gì trước đề nghị của Ankara, tuy nhiên theo giới quan sát, Nga hiện đã có căn cứ không quân tại Syria, nên có nhiều khả năng sẽ chỉ ghi nhận "tấm lòng" của Thổ Nhĩ Kỳ thôi chứ không cần thiết phải sử dụng thêm một căn cứ không quân khác ngoài Syria.
Đề nghị mở toang cánh cửa Incirlik của Thổ Nhĩ Kỳ được coi là một cử chỉ đầy thiện chí sau khi hai nước Nga-Thổ cải thiện quan hệ ngoại giao hồi tuần trước. Nên biết rằng người Mỹ đã phải đánh đổi rất nhiều mới được Ankara cho phép sử dụng căn cứ Incirlik, mặc dù Mỹ-Thổ là đồng minh và cùng chung ngôi nhà NATO.
Theo Petrotimes
Vụ kiện Biển Đông: G7 gây sức ép lên Trung Quốc Chính phủ Nhật Bản đang phối hợp với các quốc gia khác thuộc Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) ban hành một tuyên bố chung, trong đó yêu cầu Trung Quốc tôn trọng phán quyết sắp tới của Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) liên quan đến các yêu sách lãnh thổ của Bắc Kinh ở Biển Đông. Tờ Japan...