TQ: Lập danh sách đen khách đi máy bay ngang bướng
5 hãng hàng không Trung Quốc đã bắt tay nhau lập danh sách đen gồm các khách hàng ngang bướng và bất lịch sự trong bối cảnh càng ngày càng có nhiều du khách có thái độ ồn ào khi ngành hàng không mở rộng thị trường.
5 hãng Air China, China Eastern, China Southern, Hainan Airlines và Spring Air cho biết họ sẽ chia sẻ danh sách chung này và thực hiện cấm bay.
Dự báo cho rằng Trung Quốc là thị trường khách lớn nhất thế giới vào năm 2034 với mức tăng trưởng hiện tại. Nhưng kèm theo đó là việc hủy chuyến, trễ chuyến tăng cao nên các du khách thường bày tỏ thái độ theo nhiều cách tiêu cực, tệ nhất là đập phá sân bay.
Khách Trung Quốc lên máy bay
“Nhiều khách hàng hành hung nhân viên, không chịu lên máy bay hay chặn lối ra vào” Giám đốc marketing Spring Air nói.
Video đang HOT
Các sự cố tương tự đã lên mặt báo nhiều lần, không chỉ ở Trung Quốc mà còn ở nước ngoài.
Năm ngoái, chính quyền Thái Lan đã bắt giữ 30 khách du lịch Trung Quốc, do họ không chịu lên máy bay và đứng hát quốc ca tỏ thái độ phản đối việc trễ chuyến. Vào tháng 7, hoạt động một sân bay bị giám đoạn sau khi một người đàn ông đốt rèm cửa trên khoang hạng nhất một máy bay.
Khách đập phá đồ đạc tại Sân bay Bảo An, Thâm Quyến
Trước đó, năm 2014, một chuyến bay Air Asia tới Nam Kinh cũng phải quay lại khi một hành khách ném tô mì nóng vào tiếp viên vì không được đổi ghế ngồi cạnh người thân. Ngoài ra có nhiều vụ việc khác như cố gắng mở cửa thoát hiểm để hút thuốc.
Cục Du lịch Quốc gia Trung Quốc cho biết các vụ việc này khiến hình ảnh người Trung Quốc trở nên tồi tệ.
Tháng trước, Cơ quan Hàng không dân sự Trung Quốc đã công bố chiến dịch kêu gọi và liệt kê các hành vi bị cấm bao gồm lao vào quầy làm thủ tục và hành hung nhân viên hàng không.
Theo Danviet
Taliban muốn được xóa tên khỏi danh sách đen của Liên Hợp Quốc
Đây là tuyên bố của 1 thành viên cấp cao Taliban khi đại diện Talban dự một diễn đàn không chính thức ở Qatar.
Phiến quân Taliban ở Afghanistan muốn được xóa tên khỏi danh sách đen của Liên Hợp Quốc trước khi xem xét tái tham gia đàm phán hòa bình nhằm chấm dứt 15 năm nội chiến.
Phiến quân Taliban ở Afghanistan muốn được xóa tên khỏi danh sách đen của Liên Hợp Quốc (ảnh: Reuters)
Nhiều tháng giao tranh ác liệt, với việc tỉnh Helmand bị tuột khỏi tầm kiểm soát của chính phủ cùng các vụ đánh bom liều chết thường xuyên ở thủ đô Kabul đã hối thúc chính phủ Afghanistan và các nước láng giềng tìm cách nối lại đàm phán.
Tới nay, triển vọng Taliban tham gia đàm phán ngày càng trở nên xa vời, nhất trong bối cảnh Taliban đang gia tăng sự hiện diện sau những thắng lợi trên thực địa. Tuy nhiên, một thành viên Taliban cho biết, nhóm này có thể tham gia đàm phán nếu Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hủy một nghị quyết phong tỏa tài sản và hạn chế đi lại đối với các thành viên cấp cao Taliban.
Pakistan đã đứng ra tổ chức vòng đàm phán chính thức đầu tiên giữa Taliban và chính phủ Afghanistan vào tháng 7/2015 nhưng vòng đàm phán thứ hai bị hủy sau khi xuất hiện thông tin thủ lĩnh Taliban Mullah Mohammad, người có chủ trương ủng hộ hòa đàm, đã chết được 2 năm.
Sau đó, quan hệ giữa Afghanistan và Pakistan xấu đi trong khi giao tranh giữa Taliban và quân đội Afghanistan ngày càng trở nên dữ dội. Ngoài ra, sự bất đồng trong nội bộ Taliban cũng cản trở tiến trình hòa bình ở Afghanistan./.
Trần Nga
Theo_VOV
Tình hình Ukraina sẽ ra sao trong năm 2016? Trước khi kết thúc năm 2015, Mỹ và EU tiếp tục tung ra những đòn trừng phạt nhằm vào Nga liên quan tới vấn đề Ukraina. Lực lượng quân đội Ukraine. Theo dự báo, căng thẳng Nga-phương Tây xung quanh vấn đề này còn kéo dài sang năm 2016 và có thể còn lâu hơn nữa bất chấp việc hai bên đã có...