TQ khăng khăng giải pháp song phương cho Biển Đông
Trung Quốc tuyên bố rằng, tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông phải được giải quyết theo con đường song phương giữa lúc các giải pháp đa phương được nhiều quan chức Đông Nam Á thúc đẩy. Các quan chức này sẽ tham dự Diễn đàn an ninh khu vực ở Bali, Indonesia vào cuối tuần này.
Người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói, quan điểm của chính phủ nước này về Biển Đông “là rõ ràng và nhất quán”.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi. Ảnh: ibtimes
“Trung Quốc luôn luôn duy trì quan điểm, tranh chấp Biển Đông cần được giải quyết theo quy định của luật pháp quốc tế thông qua đàm phán trực tiếp giữa các bên có liên quan trực tiếp”,
ông Hồng nói trong cuộc họp báo mà nội dung được đăng tải trên trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Vị phát ngôn này đưa ra tuyên bố trên nhằm phản ứng với đề xuất của Philippines để đưa vấn đề tranh chấp ra trước Tòa án Quốc tế về Luật biển.
Trong cuộc họp báo ở Manila sau chuyến thăm Trung Quốc, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario nói rằng, ông đã đưa ra đề xuất liên quan tới quần đảo Trường Sa với người đồng cấp Trung Quốc Dương Khiết Trì tại Bắc Kinh khi hai bên gặp nhau. “Tôi đề xuất cần đi tới Tòa án Quốc tế về Luật biển”, ông Del Rosario nói.
“Philippines đã chuẩn bị để bảo vệ quan điểm của mình theo đúng quy định của luật pháp quốc tế, của Công ước LHQ về Luật Biển và chúng ta đã yêu cầu họ nếu họ sẵn sàng làm như vậy”.
Video đang HOT
Trung Quốc vẫn khăng khăng đòi giải quyết tranh chấp trên cơ sở song phương hơn là đa phương, một chiến lược mà các nhà phê bình mô tả là cách thức “chia để trị”.
“ Tôi không nghĩ rằng quan điểm của họ đã thay đổi”, ông del Rosario nhấn mạnh. “Trung Quốc duy trì cách tiếp cận song phương. Họ muốn vấn đề được thảo luận chỉ giữa các bên tuyên bố chủ quyền, chứ không phải ở một diễn đàn quốc tế”.
Hồi đầu tháng này, báo chí Philippines đã đưa tin, Mỹ và Philippines sẽ thúc giục ARF giải quyết những căng thẳng hiện tại xung quanh vấn đề tranh chấp ở Biển Đông khi diễn đàn khai mạc.
“ Là một diễn đàn an ninh quan trọng, vấn đề tranh chấp Biển Đông sẽ có thể là chủ đề chính tại ARF”, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario nói. Đại sứ Mỹ tại Philippines Harry Thomas cũng nhất trí rằng, ARF “là cơ hội tuyệt vời để giải quyết xung đột ở Biển Đông”.
Từ 16-18/7, Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN ở Bali, Indonesia, sẽ là nơi tập trung ngoại trưởng của 27 nước gồm các nước thành viên ASEAN và những đối tác khu vực như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản… Diễn đàn nhằm mục đích tăng cường sự tham gia khu vực “thông qua các biện pháp xây dựng lòng tin và ngoại giao phòng ngừa”.
Các quan chức tham dự diễn đàn sẽ không chỉ đề cập tới tranh chấp Biển Đông mà còn nói tới những nguy cơ đe dọa an ninh khu vực như khủng bố, cướp biển, buôn người, an ninh hàng hải…
Theo VietNamNet
Máu đổ tại "kinh đô" tài chính của Ấn Độ
Vào khoảng 19h tối qua (13/7, theo giờ địa phương), ba vụ đánh bom liên hoàn đã xảy ra tại các khu vực thương mại sầm uất của thành phố Mumbai, Ấn Độ.
Theo hãng tin AP, tính tới 6h sáng 14/7 (theo giờ Việt Nam) đã có 21 người thiệt mạng cùng 141 người bị thương trong các vụ đánh bom này.
Các nguồn tin địa phương cho biết, nơi xảy ra các vụ nổ là Dadar nằm ở trung tâm Mumbai, Jhaveri Bazaar và Opera House ở phía Nam Mumbai. Cả ba địa điểm này đều là khu vực thương mại sầm uất và khu dân cư.
Bộ Nội vụ Ấn Độ cho biết, hiện vẫn còn quá sớm để xác định nguyên nhân các vụ nổ. Tuy nhiên, phát biểu với các phóng viên, Thủ hiến bang Maharashtra, Prithviraj Chavan đã gọi các vụ nổ này là " tấn công khủng bố".
Năm 2008, đã có 10 phiến quân Hồi giáo xâm nhập vào Mumbai, gây ra tấn công làm 166 người thiệt mạng. Ấn Độ cáo buộc nhóm Hồi giáo Lashkar-e-Taiba có căn cứ tại Pakistan là thủ phạm gây ra vụ tấn công này.
Dưới đây là một số hình ảnh về loạt khủng bố bom ở Mumbai tối 13/7:
Nơi xảy ra ba vụ nổ tại "kinh đô" tài chính Mumbai của Ấn Độ - Ảnh: AP.
Bức ảnh này được chụp từ điện thoại di động cho thấy người bị thương nằm la liệt trên đường - Ảnh: Reuters.
Người đàn ông áo xanh cố dìu một nạn nhân ra khỏi khu vực bị đánh bom - Ảnh: AP.
Một nạn nhân bị thương đang được đưa tới bệnh viện - Ảnh: AP.
"Xác" một chiếc xe máy sau vụ đánh bom ở Mumbai - Ảnh: AP.
Người dân tụ tập tại một trong các địa điểm xảy ra đánh bom ở Mumbai - Ảnh: AP.
Các nạn nhân bị thương trong vụ đánh bom đang được điều trị tại một bệnh viện ở Mumbai - Ảnh: AP.
Bên ngoài, những người thân của họ đang khóc lóc - Ảnh: AP.
Cảnh sát đã tiến hành phong tỏa các con đường - Ảnh: AP.
Một cảnh sát dân phục đang xem xét hiện trường vụ đánh bom - Ảnh: Reuters.
Lực lượng an ninh đường sắt đang dùng chó nghiệp vụ kiểm tra đồ dùng của các hành khách tại ga đường sắt sau các vụ nổ bom ở Mumbai - Ảnh: AP.
Theo VietNamNet
Tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông: Trung Quốc yếu lý Ngày 13.7, Philippines cho rằng, việc Trung Quốc từ chối cho phép một tòa án do LHQ hỗ trợ đứng ra phán quyết về tranh chấp lãnh hải trên Biển Đông cho thấy lời tuyên bố về chủ quyền của Trung Quốc đối với khu vực này là dựa trên những nền tảng yếu về mặt pháp lý. Manila sẽ tiếp tục phản...