TQ học gì từ vụ máy bay Hàn Quốc bị bắn hạ?
Căng thẳng hiện tại ở Hoa Đông là một lời nhắc nhở “lạnh lùng” về câu chuyện quá khứ khi Nga bắn hạ chiếc Boeing của Hàn Quốc tháng 9/1983.
Ảnh: EPA
Trung Quốc gần đây đã tuyên bố thành lập Vùng xác định phòng không (ADIZ) ở Hoa Đông. Động thái này không chỉ khiến Nhật mà các đồng minh gồm cả Mỹ lo lắng. Mỹ lập tức điều hai máy bay ném bom B52 tới khu vực mà không tuân thủ quy định mới của Trung Quốc.
Chính sách “bên miệng hố chiến tranh” cũng đã đủ để khiến căng thẳng lên tới đỉnh điểm, nhưng với sự qua lại thường xuyên của các hãng hàng không thương mại rất dễ dẫn tới hiểu lầm, sự cố. Điều này khiến người ta nhớ lại số phận chuyến bay của hãng hàng không Hàn Quốc cách đây 30 năm.
Một ngày tháng 9 năm 1983, máy bay chở khách Boeing 747 của hãng Korean Airlines theo lộ trình từ sân bay JFK tới Seoul, Hàn Quốc, dừng lại tiếp dầu ở Anchorage, Alaska, đã bay nhầm vào không phận cấm của Liên Xô. Một máy bay chiến đấu Nga lập tức được điều động và bắn hạ chiếc Boeing rơi xuống Biển Nhật Bản.
Liên Xô khi đó đã đổ lỗi cho Mỹ, rằng vụ bắn hạ máy bay là một trường hợp xâm nhập không phận có chủ ý từ trước với động cơ gián điệp. Kết quả là, toàn bộ 269 hành khách và phi hành đoàn (gồm 62 công dân Mỹ) tử nạn.
Câu chuyện quá khứ hiển hiện trong bối cảnh hiện tại. Và không cần phải nói rằng, các hãng hàng không cần được khuyến cáo phù hợp khi qua vùng tranh chấp hoặc tránh bay qua đây; hay nếu buộc phải qua, họ nên tuân thủ quy định mà Trung Quốc đưa ra.
ADIZ ở Biển Đông?
Video đang HOT
Tờ China Post dẫn lời cơ quan quốc phòng Đài Loan hôm 1/12 rằng, Trung Quốc có thể thiết lập ADIZ mới ở Biển Đông sau động thái tương tự ở Hoa Đông.
Theo báo cáo của cơ quan quốc phòng Đài Loan, mục tiêu của Trung Quốc còn bao gồm ý đồ thách thức cơ chế an ninh tồn tại bấy lâu trong khu vực do Mỹ dẫn dắt, tạo nền tảng pháp lý căn bản cho các yêu sách chủ quyền trong trường hợp phán quyết các tranh chấp ở Hoa Đông. Báo cáo nhấn mạnh, ADIZ cho phép Trung Quốc đối phó với các biện pháp trinh sát điện tử hải quân và không quân của Mỹ và Nhật Bản trong vùng.
Ngay sau động thái mới của Trung Quốc, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc và Australia đã lên tiếng bày tỏ sự quan ngại về khả năng làm leo thang tranh chấp và gây bất ổn khu vực.
Theo VNN
5 điều chưa biết về vụ ám sát Tổng thống John F. Kennedy
Tháng này đánh dấu 50 năm kể từ khi vụ ám sát Tổng thống John F. Kennedy xảy ra tại Dallas vào ngày 22/11/1963. Kẻ ám sát Tổng thống, Lee Harvey Oswald, cũng đã bị bắn chết 2 ngày sau khi vụ việc xảy ra bởi Jack Ruby.
Cho đến nay, bức màn bí mật xung quanh cái chết của Tổng thống Kennedy vẫn bị bao phủ. Đã có hàng trăm giả thuyết về người đứng đằng sau vụ ám sát, và liệu Oswald có phải là thủ phạm duy nhất, hay là có một tay súng bắn tỉa đã phục ở trên đồi cỏ nổi tiếng khi xe Tổng thống Kennedy đi qua.
Tuy nhiên, có những điều đến nay, không phải ai cũng biết những điều dưới đây về vụ án sát vị tổng thống thứ 35 của Mỹ:
1. Oswald không bị bắt vì giết chết Tổng thống Kennedy
Chân dung kẻ ám sát Tổng thống Kennedy - Lee Harvey Oswald
Lee Harvey Oswald đã thực sự bị bắt vì giết chết một sĩ quan cảnh sát, tuần tra viên Dallas JD Tippitt, 45 phút sau khi giết Tổng thống Kennedy. Hắn phủ nhận việc giết chết hai người nói trên. Khi được chuyển giao tới nhà tù của quận hai ngày sau đó, hắn đã bị bắn chết bởi kẻ điều hành hộp đêm Dallas có tên là Jack Ruby.
2. Năm 1963, kẻ ám sát Tổng thống không bị xem là tội phạm liên bang
Tổng thống Kennedy vào thời khắc trước khi bị bắn ở Dallas, 22/11/1963
Mặc dù trước đó cũng đã có 3 vụ ám sát tổng thống xảy ra trước đó, tội giết chết hoặc cố gắng để gây tổn hại cho một tổng thống không phải là một hành vi phạm tội liên bang cho đến năm 1965, hai năm sau cái chết của Tổng thống Kennedy. Trước đó, 3 tổng thống từng bị ám sát gồm: Abraham Lincoln , James Garfield và William McKinley.
3. Các chương trình truyền hình bị gián đoạn trong 4 ngày
Tại đài NBC trong khoảng thời gian khi tin tức Tổng thống Kennedy bị bắn được lan truyền.
Vào lúc 12h40 (giờ địa phương) ngày 22/11/1963, chỉ 10 phút sau khi Tổng thống Kennedy bị ám sát, CBS là đài truyền hình đầu tiên phát sóng các tin tức về vụ nổ súng. Sau đó, cả 3 mạng lưới truyền hình lớn của Mỹ lúc đấy là CBS, NBC và ABC đã lập tức cắt bỏ các chương trình thường xuyên của họ để tập trung đưa tin về vụ ám sát trong 4 ngày liên tiếp. Vụ ám sát Tổng thống Kennedy là sự kiện tin tức liên tục dài nhất trên truyền hình cho đến khi bị phá kỷ lục bởi sự kiện vụ tấn công khủng bố nước Mỹ hôm 11/9/2001.
4. Lần đầu tiên và duy nhất nước Mỹ có một phụ nữ điều hành lễ tuyên thệ của tổng thống
Bà Sarah Hughes (góc trái phía dưới) điều hành lễ tuyên thệ nhậm chức của Phó Tổng thống Lyndon Johnson.
Vài giờ sau vụ ám sát, Phó Tổng thống Lyndon Johnson đã tuyên thệ nhậm chức Tổng thống trên một chiếc chuyên cơ Không lực Một - Air Force One (chuyên cơ dành riêng cho Tổng thống Mỹ), bên cạnh có Jacqueline Kennedy - Phu nhân của Tổng thống John F. Kennedy, một hình ảnh mang tính biểu tượng lớn. Thẩm phán liên bang lúc đó, bà Sarah Hughes đã điều hành lễ tuyên thệ này. Bà là người duy nhất cho đến nay được làm việc này.
5. Oswald đã cố gắng ám sát người đối đầu với Tổng thống Kennedy
Ông Edwin Walker trong một cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc tại Đại học Mississippi tháng 9/1962.
8 tháng trước khi Lee Harvey Oswald ám sát Tổng thống Kennedy, hắn đã cố gắng giết một cựu tướng quân đội Mỹ, Edwin Walker, một người nổi tiếng vì những quan điểm rất bộc trực. Sau khi ông từ chức khỏi quân đội Mỹ vào năm 1961, Walker trở thành một nhà phê bình thẳng thắn của chính quyền Kennedy và tích cực phản đối các hành động phân biệt chủng tộc thông qua các bài giảng ở các trường học miền nam. Ủy ban Warren, chịu trách nhiệm điều tra vụ ám sát Kennedy năm 1963, điều tra ra rằng Oswald đã cố gắng bắn chết Walker tại nhà riêng của ông này. Walker đã bị thương nhẹ.
Theo Tri thức
Trung Quốc lên tiếng vụ "ngư dân bị bắn chết" trên Biển Đông Theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), Bắc Kinh sẽ ủng hộ mạnh mẽĐài Loan trong trường hợp căng thẳng leo thang sau vụ một ngư dân Đài Loan bị lính tuần duyên Philippines bắn chết tuần trước. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi trong một cuộc họp báo ở Bắc Kinh. Tuy nhiên, theo tờ báo...