TQ: Động đất kép ở thượng nguồn, lo hiệu ứng domino gây nguy cho đập Tam Hiệp
Truyền thông Đài Loan hôm 2.7 đưa tin, một trận động đất mạnh 3,2 độ richter đã xảy ở huyện Nhược Nhĩ Cái, Tứ Xuyên, thượng nguồn đập Tam Hiệp. Tuy nhiên, khu vực thượng nguồn đập Tam Hiệp còn đón thêm một trận động đất khác, với cường độ mạnh hơn, theo NTD TV.
Không chỉ có một trận động đất xảy ra ở thượng nguồn đập Tam Hiệp hôm 2.7 (ảnh: SCMP)
Trung tâm Mạng lưới Động đất Trung Quốc (CENC) ngày 3.7 tiết lộ, ngay sau trận động đất ở Tứ Xuyên, khu vực thượng nguồn đập Tam Hiệp phải hứng chịu thêm một cơn địa chấn khác mạnh 4,5 độ richter, ở độ sâu 13 km.
Trận động đất thứ hai xảy ra ở huyện Hách Chương, tỉnh Quý Châu, sau trận động đất thứ nhất chỉ khoảng 7 tiếng đồng hồ.
Động đất kép là hiện tượng động đất xảy ra liên tiếp trong một khoảng không gian và thời gian tương đối gần nhau.
Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Quý Châu đã triển khai hệ thống cảnh báo sớm về rủi ro địa chất cho 64 quận, huyện, thành phố tại địa phương.
Theo Taiwan News, nếu hiện tượng động đất còn tái diễn, nguy cơ một số hồ chứa nhỏ ở thượng nguồn sông Dương Tử bị vỡ sẽ tăng cao. Điều này có thể tạo ra hiệu ứng domino khiến đập Tam Hiệp có nguy cơ bị vỡ.
Ngoài ra, đập Tam Hiệp được xây dựng trên hai đường đứt gãy lớn là Jiuwanxi và Zigui Badong. Việc thay đổi đột ngột áp lực nước do lũ từ thượng nguồn đổ về trong hồ chứa của đập Tam Hiệp có thể gây ra động đất và sạt lở.
Ngày 3.7, sông Dương Tử đón đợt lũ đầu tiên trong năm khi lưu lượng nước dồn về đập Tam Hiệp lên tới 53.000 m3/giây.
Cơ quan Khí tượng Trung Quốc (CMA) đã tiếp tục phát đi cảnh báo rằng, khu vực phía Tây Nam nước này sẽ tiếp tục hứng chịu đợt mưa lớn bắt đầu vào ngày 4.7.
Theo Nhân dân nhật báo, những cơn mưa lớn xảy ra vào thời gian này trong năm thường khiến các con sông của Trung Quốc dâng cao, làm ngập các hồ chứa.
Nước lũ nhấn chìm một thị trấn ở Quảng Tây, Trung Quốc (ảnh: CGTN)
Sau hơn 31 ngày liên tục diễn ra mưa xối xả, nhiều chuyên gia đã cảnh báo về các vụ lở đất và nứt vỡ tại các hồ chứa, đập dọc sông Dương Tử .
“Hầu hết các hồ chứa nhỏ ở Trung Quốc được xây dựng vào những năm 1960, 1970. Tiêu chuẩn xây dựng ở thời điểm này còn chưa cao. Khi thời tiết diễn biến khắc nghiệt và thất thường, các hồ chứa rất dễ gặp nguy hiểm”, Brandon Meng – kỹ sư thủy lợi ở Thâm Quyến – nhận xét.
Theo các chuyên gia, nếu so với đợt xả lũ đầu tiên của đập Tam Hiệp vào ngày 29.6, sự gia tăng lưu lượng nước đổ về con đập hiện này là rất nguy hiểm
Ngày 28.6, lưu lượng nước dồn về đập Tam Hiệp là 40.000m3/giây (gần gấp đôi so với ngày 27.6).
Đến ngày 29.6, đập Tam Hiệp đã được cho phép xả nước mặc dù điều này có thể khiến tình trạng mưa ngập ở khu vực hạ lưu thêm nghiêm trọng.
10 sáng ngày 2.7 theo giờ địa phương, nước dồn về đập Tam Hiệp đã ở mức 50.000 mét khối – tương đương với lưu lượng nước trong trận lũ lịch sử năm 1998 khiến hơn 4.000 người thiệt mạng.
2 giờ chiều ngày 2.7, lượng nước đổ về đã tăng lên 53.000 m3/ giây. Đập Tam Hiệp sau đó được cho phép mở 3 cổng xả lũ, lượng xả là 35.500m3/s.
Bộ Tài nguyên nước Trung Quốc cho biết, mực nước của 304 con sông ở 19 tỉnh thành Trung Quốc đã vượt mức cảnh báo lũ.
Theo thông tin mới nhất, mưa lũ ở Trung Quốc đã khiến ít nhất 106 người thiệt mạng và mất tích. Cuộc sống của 15 triệu người bị ảnh hưởng và thiệt hại kinh tế hơn 4 tỷ USD.
Động đất liên tiếp xảy ra tại thượng nguồn đập Tam Hiệp
Hai trận động đất có cường độ 3,2 và 4,5 độ Richter liên tiếp xảy ra tại Tứ Xuyên và Quý Châu thuộc thượng nguồn Trường Giang ngày 2/7 có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới đập Tam Hiệp.
Trung tâm Mạng lưới Động đất Trung Quốc (CENC) cho biết, trận động đất tại huyện Nhược Nhĩ Cái thuộc tỉnh Tứ Xuyên có cường độ 3,2 độ Richter đã xảy ra rạng sáng ngày 2/7 ở độ sâu 8km dưới lòng đất. Tiếp đó, một cơn địa chấn mạnh 4,5 độ làm rung chuyển huyện Hách Chương thuộc vùng Tất Tiết, tỉnh Quý Châu vào 11h11 trưa cùng ngày.
Lực lượng cứu hỏa huyện Hách Chương, Qúy Châu chuẩn bị lên đường cứu người bị nạn. Ảnh: DDCPC
Tờ Taiwannews nhận định, hiện tượng động đất liên tiếp xảy ra tại thượng nguồn sông Trường Giang, nơi đập Tam Hiệp được xây trên dòng chảy đã khiến nhiều người lo ngại rằng nếu tình trạng này còn tái diễn, thì một số con đập nhỏ hơn Tam Hiệp ở thượng nguồn Trường Giang có nguy cơ vỡ đập. Như vậy sẽ tạo ra một phản ứng domino khiến đập Tam Hiệp có thể sụp đổ theo
Ngoài ra, đập Tam Hiệp được xây dựng trên hai đường đứt gãy lớn là Jiuwanxi và Zigui Badong. Chỉ cần áp lực trong hồ chứa nước của đập có sự thay đổi lớn do lũ từ thượng nguồn đổ về, thì sẽ dẫn tới động đất và sạt lở gây ảnh hưởng xấu tới đập Tam Hiệp.
Trong vài ngày qua, hiện tượng lũ lụt đã xảy ra ở nhiều vùng nằm xung quanh đập Tam Hiệp, trong đó có thành phố Nghi Xương nằm cách đập chỉ 40km và khu danh thắng Phượng Hoàng cổ trấn thuộc tỉnh Hồ Bắc.
Video: Động đất 4,5 độ Richter tại huyện Hách Chương, Qúy Châu ngày 2/7. Nguồn: Trang tin Đại kỷ nguyên
TQ: Nước dồn về đập Tam Hiệp đã ngang với "đại hồng thủy" từng khiến hơn 4.000 người chết Cơ quan Khí tượng Trung Quốc (CMA) đã phát cảnh báo mưa lớn liên tục kéo dài suốt 31 ngày trên cả nước. Lượng nước lớn tiếp tục đổ dồn về đập Tam Hiệp, làm gia tăng lo ngại hồ chứa nước bị quá tải, theo Taiwan News. Lưu lượng nước dồn về đập Tam Hiệp tiếp tục tăng, ngang với trận lũ...