TQ đóng cửa đường nối Triều Tiên với phần còn lại của thế giới
Trung Quốc mới đây đã đóng cửa cây cầu duy nhất nối liền Triều Tiên, vài ngày sau khi hãng hàng không Air China tạm thời ngừng bay đến Bình Nhưỡng.
Cây cầu nối liền Triều Tiên và Trung Quốc.
Theo Express, quyết định ngừng bay từ Trung Quốc đến Triều Tiên được thông báo là do thiếu hụt lượng khách cần thiết.
Quan chức hãng hàng không Air China ở Bắc Kinh nói với Reuters rằng, hoạt động thương mại với Triều Tiên đang “không đạt được kỳ vọng”.
Kể từ sau vụ thử hạt nhân của Triều Tiên hồi tháng 9, lượng khách du lịch Trung Quốc đến Bình Nhưỡng đã giảm mạnh.
Simon Cockerell, người điều hành công ty du lịch trụ sở ở Bắc Kinh nói, lợi nhuận thu được từ các tour đi Triều Tiên đã giảm 50% so với năm ngoái.
Mới đây nhất, Trung Quốc đã đóng cửa cây cầu duy nhất nối với Triều Tiên ở cầu ở Đan Đông, tỉnh Liêu Ninh. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho biết, cây cầu bị đóng cửa tạm thời cho đến khi việc sửa chữa hoàn tất.
Trung Quốc đã tạm ngừng khai thác đường bay sang Triều Tiên.
Video đang HOT
Tuy nhiên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc không nói rõ thời điểm đóng cửa, khoảng thời gian thực hiện hay ảnh hưởng đến việc đi lại trên đường bộ và đường sắt.
Cầu Hữu Nghị dài gần 1.000 m, kết nối trung tâm công nghiệp nhẹ Sinuiju của Triều Tiên và Đan Đông, Trung Quốc. Bắc qua sông Áp Lục, cầu có cả tuyến đường sắt và đường bộ.
Khoảng 80% hoạt động giao thương và đi lại của người dân Trung Quốc và Triều Tiên diễn ra trên cây cầu này. Lần gần nhất cầu Hữu Nghị ngưng hoạt động là năm 2015 khi một phần đường bị sập.
Giới quan sát cho rằng việc đóng cửa cây cầu là động thái phản ứng của Trung Quốc cam kết thực hiện các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc.
Sun Xingjie, một chuyên gia tại Đại học Jilin, Trung Quốc, đánh giá việc đóng cửa cầu Hữu Nghị có thể là “một cái cớ ngoại giao thông minh”.
“Trung Quốc đã có tính toán khi nói đóng cửa cây cầu để sửa chữa, hơn là khiến Triều Tiên cảm thấy ê chề vì lệnh trừng phạt. Điều này giữ thể diện cho cả hai nước”, ông Sun nói.
Đây được coi là 2 tuyến đường chính thức duy nhất nối liền Triều Tiên với thế giới bên ngoài. Hồi tháng 10, Nga mở lại tuyến phà chở hàng đến Triều Tiên nhưng lưu lượng vận chuyển thấp.
Theo Danviet
Nghìn người liều mình băng qua cây cầu sắp gãy
Cầu Hà Tân bắc qua sông Bàn Thạch (Quảng Nam) bị xuống cấp, sụt lún gần nửa mét khiến bề mặt uốn lượn, lan can gãy đứt.
Cầu Hà Tân dài 300m với 18 nhịp là cây cầu độc đạo để người và phương tiện của 5 thôn (thuộc xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) liên thông với các xã khác của huyện.
Cầu được đưa vào sử dụng từ năm 1994, nay đã xuống cấp nghiêm trọng. 5 năm trước, nhịp cầu thứ 3 cũng đã bị sụt lún.
Nhịp cầu bị lún gần nửa mét khiến người dân bất an.
Nằm gần giữa cầu, nhịp số 8 bị lún gần nửa mét. Cách đó khoảng 40m, nhịp số 3 lún xuống lòng sông khoảng 35cm. Bề mặt cầu uốn lượn, đứt gãy nhiều đoạn lan can. Phía dưới nước mênh mông, sâu gần 10 mét.
Ngoài ra, móng cầu ở phía thôn Hà Mỹ (xã Duy Vinh) xuất hiện một số vết nứt, các mảng bê tông bị sập.
Sáng nay, sau 1 tiếng quan sát, dù chính quyền địa phương đã có cảnh báo "cầu hỏng" nhưng hàng trăm lượt người và phương tiện qua lại cầu, vì không còn đường khác để đi.
Cầu Hà Tân đã khai thác hơn 20 năm và đang xuống cấp nghiêm trọng.
"Cách đây 2 hôm, chiếc xe máy xúc chạy qua đã làm nhịp số 8 của cây cầu bị sụt lún gần nửa mét. Chính quyền đã cử công an xã làm cổng barie cấm xe trọng tải lớn qua cầu", ông Trần Ngọc Dũng (58 tuổi, trú thôn Hà Mỹ) cho biết.
Ông Dũng nói thêm, vào mùa mưa nước sông Bàn Thạch dâng cao, chảy xiết thì nguy cơ cầu sập là rất cao. Là cây cầu nối xã Duy Vinh với huyện Duy Xuyên, biết là nguy hiểm nhưng hàng ngàn dân phải liều mình băng qua.
Là cây cầu độc đạo nên dù biết nguy hiểm nhiều người dân vẫn liều mình đi qua. Ảnh: Vũ Trung
Bà Nguyễn Thị Thương (61 tuổi, trú thôn 4, xã Duy Vinh) cho biết: "Nguyên nhân cầu lún là do xe tải chở nguyên vật liệu chạy nhiều quá. Mỗi lần tôi đi chợ phải qua cầu đều cảm thấy bất an, không biết cầu sập xuống sông lúc nào".
Để dân qua lại nguy hiểm lắm
Theo Chủ tịch UBND xã Duy Vinh Nguyễn Sáu, xây dựng cách đây hơn 20 năm, cầu Hà Tân đang xuống cấp nghiêm trọng. Mỗi ngày, có khoảng 8.000 lượt người và phương tiện của bà con trong xã và xã Cẩm Kim lưu thông qua, chưa kể người nơi khác đến.
Ông Sáu cho biết, trước đó, xe có trọng tải 6 tấn được qua cầu. Từ khi cầu xuống cấp thì trọng tải cho phép là 3,5 tấn. Việc người dân phải qua lại trên cầu là rất nguy hiểm.
"Ngay sau khi phát hiện cầu bị sụt lún, chúng tôi đã cử công an xã trực, chắn barie để cảnh báo người dân. Tuy nhiên, đó là biện pháp tạm thời, còn về lâu dài cần phải tu sửa hoặc xây mới để người dân thông thương" - ông Sáu nói.
Ông Lê Trung Cường, Phó chủ tịch UBND huyện Duy Xuyên cho biết, đã nhận được phản ánh của người dân về sự xuống cấp nghiêm trọng của cầu Hà Tân.
"Huyện đã cử đoàn xuống kiểm tra và ghi nhận. Chúng tôi cũng đã có các văn bản kiến nghị lên UBND tỉnh để xin kinh phí sửa chữa, nâng cấp cầu cho bà con đi lại an toàn.
Hiện, huyện Duy Xuyên vẫn đang chờ chỉ đạo từ cấp trên", ông Cường cho biết thêm.
Theo Lê Bằng (Vietnamnet)
Giẫm đạp kinh hoàng ở cầu đi bộ Ấn Độ, 22 người chết Video cho thấy người nằm chồng chất lên nhau và không thể thoát khỏi cây cầu. Video giẫm đạp kinh hoàng ở cầu đi bộ Ấn Độ Một vụ giẫm đạp kinh hoàng vừa xảy ra tại cầu đi bộ trong nhà ga Ấn Độ, Reuters đưa tin. Vụ việc diễn ra vào giờ cao điểm buổi sáng trong cơn mưa lớn đột...