Tác động của mực nước biển tăng sẽ là “vô cùng khủng khiếp”, theo một giáo sư Viện Vật lý Khí tượng thủy văn Trung Quốc.
Thành phố Thượng Hải trước nguy cơ gánh chịu hậu quả tự nhiên khi nước biển tăng.
Các nhà khoa học từ Viện Đại dương Quốc gia Trung Quốc (SOA) cảnh báo rằng những thảm họa tự nhiên như bão lốc, vòi rồng sẽ gia tăng đột biến khi mực nước biển ở quốc gia đông dân nhất thế giới lên cao.
Trong báo cáo môi trường biển mới công bố, SOA cho biết mực nước biển trung bình ở Trung Quốc đã tăng thêm 82mm trong khoảng thời gian từ 1993 đến 2001. Mực nước biển năm ngoái cao hơn năm 2015 là 38mm.
Mực nước biển tăng cao gây thiệt hại 5 tỉ nhân dân tệ (khoảng 14.000 tỉ đồng) năm 2016 và khiến 60 người chết hoặc mất tích. Dựa trên số liệu thống kê, SOA cho biết những vùng biển ở Thượng Hải, Chiết Giang và Phúc Kiến sẽ chứng kiến mức tăng nước biển cao nhất.
Ở thành phố Diêm Thành, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, nước biển tăng khiến xói mòn đất đai và năm 2016 đã xâm thực 59m vào bờ. Ngoài yếu tố tự nhiên như El Nino và La Nina, tại những thành phố như Thiên Tân, đất đai sụt lún khiến mực nước biển tăng lên. SOA dự tính mực nước biển ở thành phố công nghiệp quan trọng này sẽ tăng lên 180mm trong 30 năm tới.
Mực nước biển tăng cao cũng gây ra bão, xói mòn và thủy triều xâm thực ở Quảng Đông. SOA cảnh báo mực tăng nước biển là 3,2 mm/năm trong giai đoạn từ 1980 đến 2016. NASA cho biết mức tăng cao nhất có thể là 3,6mm/năm, dựa trên số liệu từ vệ tinh.
“Tăng vài milimet có vẻ ít nhưng nếu bạn biết đại dương lớn tới mức nào, sự tác động sẽ là vô cùng khủng khiếp”, giáo sư Hoàng Cương từ Viện Vật lý Khí tượng thủy văn Trung Quốc, nói.
Giáo sư Hoàng làm đề tài nghiên cứu từ năm 2015, dự đoán rằng mực nước biển sẽ tăng lên 1,2m ở đồng bằng sông Châu Giang cuối thế kỷ này. Khi đó, những khu vực như Hong Kong, Macau sẽ bị nhấn chìm. “Tác động của mực nước tăng sẽ đến nhanh hơn nếu môi trường bị biến đổi nhiều hơn”.
SOA trong vài năm trở lại đây cảnh báo rằng sự ấm lên của nước biển và băng tan hai cực do ảnh hưởng khí hậu càng khiến mực nước biển tăng nhanh. Ngoài ra, ô nhiễm nguồn nước của Trung Quốc cũng khiến tình trạng này thêm trầm trọng.
Năm ngoái, 191 quốc gia kí Thỏa thuận Paris về chống biến đổi khí hậu nhưng phó giáo sư Lưu Trung Huy từ đại học Hong Kong không lạc quan về con số giảm 2 độ C nhiệt độ trung bình trái đất như cam kết. “Nỗ lực của thế giới trong thời gian qua nhằm cắt giảm khí CO2 không thành công. Nước biển tăng cao, tác động của biến đổi khí hậu sẽ ngày càng rõ rệt hơn trong tương lai gần”.
Theo Danviet
Tin mới nhất
Tầm nhìn kinh tế mới của EU: Ưu tiên cạnh tranh, giảm bớt quy định xanh
23:08:04 25/01/2025
Dù vậy, EU vẫn khẳng định mục tiêu đạt trung hòa carbon vào năm 2050 nhưng cách tiếp cận sẽ thay đổi để ưu tiên tính cạnh tranh và trung lập về công nghệ.
Các công ty giao hàng Hàn Quốc 'quay cuồng' trước dịp Tết Nguyên đán
23:01:19 25/01/2025
Một trong những tin nhắn gây chú ý viết: "Do số lượng đơn hàng quá lớn, tôi vừa rời khỏi trung tâm. Việc giao hàng có thể hoàn thành vào khoảng 2 giờ sáng. Tôi rất xin lỗi vì sự chậm trễ và mong bạn thông cảm".
Nga cảnh báo ý định gia nhập NATO của Ukraine
22:25:52 25/01/2025
Nhà ngoại giao Nga nhấn mạnh, việc Kiev gia nhập NATO sẽ ngăn cản việc đạt được hòa bình ở Ukraine và theo nghĩa rộng hơn là ngăn cản việc tạo ra bất kỳ kiến trúc an ninh nào .
Báo Đức: Trận địa phòng thủ của Ukraine ở Donbass sụp đổ
22:23:59 25/01/2025
Tình hình trên chiến trường ở những vùng lãnh thổ phía đông Ukraine hiện nay diễn ra khá căng thẳng trước đà tấn công mạnh mẽ của Nga.
Nga cảnh báo nguy cơ xung đột quân sự giữa các cường quốc hạt nhân
22:20:12 25/01/2025
Thư ký Hội đồng An ninh Liên bang Nga Sergei Shoigu cảnh báo, hiện nay cạnh tranh địa chính trị giữa các nước lớn trên trường quốc tế đang ngày càng tăng và có nguy cơ xảy ra một cuộc xung đột quân sự giữa các cường quốc hạt nhân.
Afghanistan: Từ chiến trường tới địa điểm du lịch
22:17:53 25/01/2025
Hơn 3 năm sau khi trở lại nắm quyền tại Afghanistan, chính quyền Taliban mong muốn thu hút khách du lịch để thu hút ngoại tệ và cải thiện hình ảnh trên trường quốc tế.
Tổng thống Trump: Ông Zelensky lẽ ra không nên để xảy ra cuộc chiến với Nga
22:15:55 25/01/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky dường như cũng phải chịu một phần trách nhiệm khi xung đột giữa Kiev với Nga nổ ra.
Sắc màu cuộc sống: 120 ngày sống trong lòng biển
22:15:09 25/01/2025
Nguồn điện của cabin được cung cấp thông qua các tấm pin Mặt Trời trên mặt biển, với hệ thống máy phát dự phòng. Dù đầy đủ tiện nghi, nhưng cabin lại thiếu vòi sen một thách thức không nhỏ khi sống lâu ngày dưới biển.
Phản ứng quốc tế về việc Tổng thống Trump rút khỏi Thỏa thuận khí hậu Paris
22:12:55 25/01/2025
Ông Adair Turner, Chủ tịch Ủy ban Chuyển đổi Năng lượng, nhận định động thái của ông Trump có thể khiến nhiệt độ toàn cầu tăng thêm 0,3 độ C và khiến các quốc gia khác nới lỏng các cam kết giảm phát thải carbon.
Thái Lan gây tranh cãi vì cách xử lý ô nhiễm không khí "độc nhất vô nhị"
22:11:09 25/01/2025
Bay qua bầu trời không mây của Bangkok, một chiếc máy bay nhỏ phun một làn sương trắng lên lớp sương mù dày đặc bên dưới.
Tổng thống Trump: Ukraine sẵn sàng ký thỏa thuận chấm dứt xung đột với Nga
22:07:56 25/01/2025
Trong bài phát biểu trực tuyến trước Diễn đàn Kinh tế Thế giới hôm 23/1, bình luận về triển vọng giải quyết hòa bình cuộc xung đột Nga - Ukraine, Tổng thống Donald Trump cho biết Ukraine đã sẵn sàng ký một thỏa thuận để chấm dứt xung độ...
Bluesky trở thành nền tảng yêu thích mới của giới khoa học
22:02:56 25/01/2025
Dù khảo sát không phản ánh toàn diện tình hình của toàn bộ cộng đồng khoa học, kết quả vẫn cho thấy rõ sự chuyển dịch đáng kể từ X sang Bluesky, đặc biệt kể từ sau cuộc bầu cử Mỹ.