TQ điều động quân, báo động cao trước căng thẳng Triều Tiên
Trung Quốcbắt đầu điều động các lực lượng quân sự xung quanh bán đảoTriều Tiênnhằm đối phó với tình hình căng thẳng không ngừng leo thang trong khu vực.
Trung Quốc đã điều động quân để sẵn sàng đối phó với tình hình trên bán đảo Triều Tiên trong trường hợp cần thiết.
Theo đó, các động thái quân sự của Trung Quốc tại biên giới Triều Tiên trong đó có các hoạt động chuyển quân và chuẩn bị sẵn sàng triển khai phi đội máy bay không người lái đã bắt đầu kể từ giữa tháng 3. Hiện tại, Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đặt trong tình trạng “sẵn sàng ở mức độ 1″, mức cao nhất của họ.
Trong khi đó, các lực lượng quân sự Trung Quốc bao gồm xe tăng và xe bọc thép, bị phát hiện được điều động tới thành phố Ji’an và gần sông Áp Lục, dòng sông biên giới chia tách Triều – Trung. Theo nhiều nguồn tin, các khu vực biên giới khác cũng được tuần tra thường xuyên bằng máy bay của PLA.
Chưa hết, Trung Quốc cũng tiến hành tập trận hải quân bắn đạn thật trên biển Hoàng Hải, theo lịch vừa kết thúc hôm qua. Giới quan sát nhận định, động thái này được xem là màn hỗ trợ mà Bắc Kinh dành cho Bình Nhưỡng.
Video đang HOT
Theo giới chức Mỹ, nguyên nhân dẫn đến việc Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc tăng cường hiện diện quân sự tại vùng biên giới với Triều Tiên đến từ những tuyên bố cứng rắn gần đây của chính quyền Bình Nhưỡng.
Về phía Triều Tiên, theo các hình ảnh vệ tinh, Bình Nhưỡng đã bắt đầu huy động kho vũ khí tên lửa tầm ngắn và tầm trung. Giới chức Mỹ tiết lộ, Triều Tiên đã lên kế hoạch thử tên lửa di động tầm trung KN-08 mới. Tuy nhiên, Hàn Quốc đã bác bỏ thông tin này.
Dù nhiều người không tin Triều Tiên sẽ khiêu khích, tấn công Hàn Quốc trong trò chơi chiến tranh song những người này cũng bày tỏ quan ngại chỉ cần Hàn Quốc “lầm lỡ”, một cuộc chiến tranh toàn diện có thể được kích động. Nếu kịch bản chiến tranh xảy ra, để đáp trả Triều Tiên, Hàn Quốc có khả năng phóng tên lửa trước tiên.
Xe bọc thép chống máy bay của Hàn Quốc di chuyển qua một cây cầu tạm trong cuộc tập trận quân sự vượt sông ở Hwacheon gần biên giới với Triều Tiên hôm qua.
Tương tự như liên minh Mỹ – Hàn, Triều Tiên và Trung Quốc từ lâu cũng có hiệp ước quốc phòng chung. Theo đó, Bắc Kinh sẽ lập tức chi viện cho Bình Nhưỡng trong trường hợp chiến tranh. Lần “song kiếm hợp bích” gần đây nhất giữa Trung – Triều là thời chiến tranh Triều Tiên khi hàng chục nghìn binh sĩ Trung Quốc tình nguyện được triển khai tới bán đảo Triều Tiên trực chiến. Phát ngôn viên quân sự Trung Quốc nhấn mạnh, quan hệ Trung – Triều gắn bó mật thiết như “môi và răng”.
Giới chức quân sự nhấn mạnh, mối quan ngại lớn nhất của Trung Quốc là sự sụp đổ của chế độ Bình Nhưỡng sẽ khiến dòng người tị nạn Triều Tiên ồ ạt tràn sang nước này cùng viễn cảnh, các căn cứ quân sự Mỹ sẽ được thiết lập tại vùng biên giới phía đông, khiến nước này khó lòng yên ổn.
Nhà báo James Corbett, chủ bút tờ Corbett Report chia sẻ, giữa bối cảnh các bên liên tục chỉ ra các động thái khiêu khích, đe dọa lẫn nhau, ông tin rằng, Trung Quốc cũng quan ngại, sự hiện diện của các lực lượng quân sự nước ngoài trong khu vực sẽ kìm chế và làm suy yếu họ chứ không riêng gì đồng minh ruột.
“Động thái gần đây của Mỹ như triển khai máy bay ném bom tàng hình có khả năng hạt nhân B-2 trên bầu trời Trung Quốc, theo tôi, không chỉ khiến Bình Nhưỡng quan ngại mà Trung Quốc chắc chắn cũng không vui vẻ gì. Bắc Kinh chắc chắn không thích chuyện các máy bay ném bom hạt nhân lượn lờ gần khu vực biên giới phía nam của họ”, ông James Corbett nhấn mạnh.
Trong khi đó, không ít người thậm chí cho rằng, chiến lược của Mỹ nhằm mục đích gây bất ổn không chỉ trên bán đảo Triều Tiên mà còn cả ở Trung Quốc.
Li Jie, chuyên gia của một viện nghiên cứu Hải quân Trung Quốc bình luận: “Mục tiêu chiến lược cuối cùng của Mỹ là phong tỏa và kìm chế Trung Quốc, để đánh lạc hướng và làm chậm sự phát triển của Trung Quốc. Mối quan ngại lớn nhất của Mỹ chính là sự phát triển và mở rộng không chỉ trên phương diện kinh tế mà còn sức mạnh quân sự của Trung Quốc “.
Tuy nhiên, hiện nay, ngoài tuyên bố kêu gọi các bên bình tĩnh và nỗ lực giữ hòa bình khu vực, Bắc Kinh đã tỏ ra hợp tác và ủng hộ Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thông qua các biện pháp trừng phạt mới nhất đối với Triều Tiên sau vụ thử hạt nhân lần 3 của nước này. Điều đó khiến một số nhà quan sát cho rằng, đây là dấu hiệu chứng tỏ, Bắc Kinh đã ngày càng mất kiên nhẫn, chán nản và bắt đầu nghĩ đến việc thay đổi chính sách đối với “đồng minh ruột” Bình Nhưỡng.
Cuối cùng, Thiếu tướng đã về hưu Luo Yuan của Trung Quốc bình luận: “Một khi tập trận chung Mỹ – Hàn cùng các hoạt động kỷ niệm sinh nhật của nhà sáng lập Triều Tiên Kim Nhật Thành kết thúc, căng thẳng sẽ lắng dịu. Bán đảo Triều Tiên sẽ trở về với hiện trạng không chiến tranh, không thống nhất”.
Theo vietbao
Nga cảnh báo hành động "dương oai diễu võ" của Mỹ
Nga hôm qua (29/3) đã lên tiếng cảnh báo về những hành động đáp trả đầy hiếu chiến trước những lời đe dọa ngày một mạnh bạo của Triều Tiên gần đây. Theo Moscow, những đòn đáp trả kiểu "dương oai diễu võ' đó có thể biến tình hình căng thẳng leo thang thành bạo lực.
Máy bay ném bom tàng hình tối tân B-2 của Mỹ
"Chúng tôi cực kỳ quan ngại trước việc, song song với phản ứng thích hợp từ phía Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và hành động tập thể của cộng đồng quốc còn có những hành động đơn phương khác xung quanh Triều Tiên. Những hành động đó ngày một liên quan nhiều đến hoạt động quân sự", Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã nói như vậy với các phóng viên sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Ukraine Leonid Kozhara ngày hôm qua.
Ông Lavrov kêu gọi tất cả các bên liên quan đến cuộc khủng hoảng Triều Tiên hiện nay hãy kiềm chế, không nên đưa ra thêm những hành động phô trương sức mạnh nữa.
Mặc dù Ngoại trưởng Nga không chỉ đích danh đến bất kỳ nước nào nhưng rõ ràng, những lời phát biểu trên của ông ám chỉ đến căng thẳng đang bùng phát dữ dội giữa Bình Nhưỡng và Washington sau cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn ở sát khu vực biên giới liên Triều. Trong bối cảnh căng thẳng này, Mỹ đã có một hành động "gây giật mình" khi cho triển khai những chiếc máy bay ném bom tàng hình tối tân B-2 đến bán đảo Triều Tiên.
Hai chiếc máy bay ném bom B-2 Spirit của Mỹ đã cất cánh từ Căn cứ Không quân Whiteman ở bang Missouri của Mỹ và bay tới bán đảo Triều Tiên để thực hiện một cuộc tập trận bắn đạn thật. Động thái này được các nhà phân tích đánh giá là bất thường vì hai lý do. Thứ nhất, máy bay ném bom tàng hình B-2 vốn là vũ khí tối mật của Mỹ và nước này hầu như không tiết lộ thông tin về vị trí của những chiếc máy bay B-2. Thứ hai, chi phí cho việc thực hiện một chuyến bay của B-2 rất "khủng" nên nếu không thực sự cực kỳ cần thiết, Mỹ không bao giờ "tung" B-2 ra.
Việc triển khai một trong những thứ vũ khí đáng sợ hàng đầu của Mỹ như máy bay ném bom B-2 đến gần Triều Tiên rõ ràng là lời cảnh báo sắc lạnh gửi đến Triều Tiên. Tuy nhiên, người ta đang lo lắng tự hỏi, liệu hành động "dương oai diễu võ" bằng B-2 vừa rồi có phải là dấu hiệu cho thấy Mỹ đã sẵn sàng trừng phạt Triều Tiên bằng hành động quân sự.
Có lẽ, chưa bao giờ trong nhiều năm trở lại đây, cộng đồng quốc tế lại quan ngại về tình hình bán đảo Triều Tiên như thời điểm này. Bản thân một quan chức hàng đầu NATO cũng thừa nhận, một cuộc xung đột vũ trang giữa Mỹ và Triều Tiên là khó tránh khỏi. Viễn cảnh chiến tranh Mỹ-Triều cận kề khi các bên liên quan trên bán đảo Triều Tiên đang "tung" ra những hành động quân sự đầy bất cẩn. Một bên là Mỹ, Hàn tập trận rầm rộ và triển khai cả những vũ khí đáng sợ hàng đầu. Bên kia là Triều Tiên cũng không vừa khi nước này đã ra lệnh cho các đơn vị tên lửa vào vị trí sẵn sàng chiến đấu, nhắm bắn vào các mục tiêu của Mỹ và Hàn Quốc.
Trung Quốc tránh xa khủng hoảng Mỹ-Triều
Trong khi Nga bày tỏ quan ngại về những động thái dương oai diễu võ trên bán đảo Triều Tiên thì Trung Quốc - nước được xem là đồng minh lớn nhất của Bình Nhưỡng, dường như đang cố tìm cách đưa mình tránh xa cuộc khủng hoảng này.
Bắc Kinh hôm qua đã thể hiện rõ lập trường "không can thiệp" đối với tình hình căng thẳng đang bùng lên trên bán đảo Triều Tiên. Theo Bắc Kinh, nước này sẽ không can thiệp trực tiếp để kiềm chế Bình Nhưỡng.
"Hòa bình và sự ổn định trên bán đảo Triều Tiên cũng như khu vực Đông Bắc Á sẽ đem lại lợi ích chung và cũng đòi hỏi những nỗ lực chung của tất cả các bên. Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên liên quan cùng nỗ lực để làm đảo chiều tình hình căng thẳng hiện nay", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã phát biểu như vậy tại cuộc họp báo diễn ra ngày hôm qua.
Phát biểu ngắn gói gọn trong vài câu trên của ông Hồng Lỗi đã cho thấy lập trường thận trọng của Trung Quốc đối với tình hình bán đảo Triều Tiên hiện nay.
Trung Quốc vốn là đồng minh thân thiết nhất và cũng là nhà tài trợ lớn nhất của Triều Tiên. Người ta tin rằng, Bắc Kinh là nước có ảnh hưởng nhiều nhất và cũng duy nhất đến Triều Tiên. Theo lẽ thường, Trung Quốc sẽ phải là nước can thiệp tích cực nhất và trực tiếp vào tình hình bán đảo Triều Tiên bởi ngoài quan hệ đồng minh với Bình Nhưỡng, tình hình ở Triều Tiên cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến Bắc Kinh. Vậy vì sao phản ứng của Trung Quốc đối với cuộc khủng hoảng Triều Tiên hiện nay lại khác thường như vậy?
Nhiều người cho rằng, sở dĩ Bắc Kinh phản ứng thờ ơ với vấn đề Triều Tiên như vậy là do bản thân Bắc Kinh cũng đang bực mình với cách hành xử của nước đồng minh thân thiết cũng là láng giềng sát nách của họ.
Trung Quốc rõ ràng đã cảm thấy mất mặt khi chỉ trong thời gian ngắn vài ba tháng, họ đã bị Bình Nhưỡng liên tiếp "dội những gáo nước lạnh". Triều Tiên đã cố tình phóng tên lửa tầm xa hồi tháng 12 năm ngoái và thử hạt nhân hồi tháng 2 vừa rồi bất chấp sự phản đối quyết liệt của phía Bắc Kinh.
Có vẻ như Bắc Kinh đang mất dần sự kiên nhẫn với Bình Nhưỡng nên nước này đã để mặc cho các cường quốc trừng phạt đồng minh của họ. Mặc dù vậy, Trung Quốc vẫn theo dõi chặt chẽ tình hình trên bán đảo Triều Tiên để không cho nó "vượt ra khỏi tầm kiểm soát".
Theo vietbao
Triều Tiên cảnh báo "Nhật Bản và Mỹ sẽ là quốc gia đầu tiên trả giá" Đây là lời tuyên bố chắc nịch đượcBình Nhưỡngđưa ra khi thông tin về việc Mỹ liên tục điều động vũ khí, khí tài hướng về bán đảoTriều Tiên... Trước việc quân đội Mỹ đang tích cực vận chuyển vũ khí hướng về Triều Tiên, đặc biệt là sự góp mặt của lực lượng hải quân, không quân hùng hậu. Bằng chứng mới...