TQ điều 3 máy bay ra giàn khoan Hải Dương 981
Ngày 18/6, Kiểm ngư Việt Nam phát hiện 2 máy bay cánh bằng và 1 máy bay tuần thám bay lượn liên tục tại khu vực giàn khoan 981 ở độ cao 500-800m.
2 máy bay cánh bằng và 1 máy bay tuần thám bay lượn liên tục tại khu vực giàn khoan 981 ở độ cao 500-800m.
Cục Kiểm ngư Việt Nam cho biết, ngày 18/6, phía Trung Quốc duy trì khoảng 110-118 tàu các loại, trong đó có 39-41 tàu hải cảnh, 14-15 tàu vận tải, 17-20 tàu kéo, 35-37 tàu cá, 5 tàu quân sự.
Đặc biệt, lực lượng Kiểm ngư phát hiện có 2 máy bay quân sự cánh bằng lượn 2 vòng trên khu vực phía Tây Nam giàn khoan ở độ cao 500-700m, sau đó bay về hướng giàn khoan. Lực lượng Kiểm ngư cũng phát hiện 1 máy bay tuần thám số hiệu 3586 lượn 2 vòng trên khu vực phía Tây giàn khoan ở độ cao 500-800m, sau đó rời khu vực theo hướng Tây Bắc.
Tại hiện trường, các tàu hải cảnh, tàu kéo của Trung Quốc đã tăng tốc độ, chặn hướng, áp sát ngăn cản quyết liệt (cách tàu ta 20-50m), sẵn sàng phun nước, đâm va khi các tàu kiểm ngư tiếp cận giàn khoan ở khoảng cách 10-12 hải lý.
Về phía Việt Nam, hoạt động của lực lượng kiểm ngư và tàu cá ở khu vực giàn khoan vẫn bình thường. Trong ngày, các tàu kiểm ngư của ta vẫn tiếp cận giàn khoan đấu tranh, tuyên truyền và thực thi pháp luật.
Cục Kiểm ngư Việt Nam cho biết, lực lượng kiểm ngư vẫn kiên trì bám trụ, vòng tránh, chọn thời cơ tiếp cận gần giàn khoan 981 hơn để thực hiện tuyên truyền và thực thi pháp luật, kiên quyết yêu cầu giàn khoan và các lực lượng bảo vệ của Trung Quốc rời khỏi vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Video đang HOT
Các tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam vẫn tổ chức đánh bắt cá trên ngư trường truyền thống ở phía tây nam giàn khoan 981, cách giàn khoan 30-40 hải lý đồng thời tổ chức tuyên truyền yêu cầu giàn khoan Hải Dương 981 và các tàu của Trung Quốc rút ra khỏi vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Trung Quốc vẫn tổ chức thành nhóm gồm 35-38 tàu cá dưới sự hỗ trợ của 1 tàu hải cảnh số hiệu 46102 tiến hành dàn hàng ngang, ngăn cản và ép hướng nhóm tàu cá Việt Nam không cho vào gần khu vực giàn khoan để khai thác thủy sản.
Tuy nhiên, dưới sự hỗ trợ của các tàu kiểm ngư, các tàu cá của ta vẫn bám sát ngư trường và đánh bắt ở khu vực cách giàn khoan 30-40 hải lý, hỗ trợ nhau đảm bảo an toàn.
Theo Khampha
Báo quốc tế nói gì về việc ông Dương Khiết Trì sang VN
Chuyến thăm Việt Nam của ông Dương Khiết Trì thu hút sự quan tâm của báo chí và dư luận quốc tế.
Ngày hôm nay, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì sẽ sang thăm Việt Nam và được Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đón tiếp, đánh dấu cuộc thảo luận cấp cao đầu tiên giữa hai nước kể từ khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển Việt Nam.
Chuyến thăm Việt Nam lần này của ông Dương Khiết Trì cũng thu hút sự chú ý của báo chí quốc tế trong bối cảnh cộng đồng thế giới đang rất quan ngại trước những hành động hung hăng bất chấp luật pháp và thông lệ quốc tế của Trung Quốc trên Biển Đông.
Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì
Tờ Wall Street Journal của Mỹ cho rằng, cuộc gặp ngoại giao này là dấu hiệu đầu tiên cho thấy cả Bắc Kinh và Hà Nội đang tìm kiếm một giải pháp để tháo gỡ những căng thẳng đang làm ảnh hưởng đến quan hệ song phương giữa hai nước.
Tạp chí Diplomat có trụ sở ở Tokyo (Nhật Bản) nhận định rằng cuộc gặp giữa ông Dương Khiết Trì và Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh là dấu hiệu tích cực đầu tiên trong quan hệ Việt Nam-Trung Quốc kể từ khi Trung Quốc kéo giàn khoan vào vùng biển Việt Nam, và nó sẽ tạo ra cơ hội cho những tiến triển về ngoại giao.
Theo Diplomat, để đạt được bước đột phá quan trọng trong cuộc gặp quan trọng này, cả hai bên đều phải thể hiện sự mềm dẻo, linh hoạt hơn với tinh thần thực sự cầu thị nhằm tháo gỡ căng thẳng.
Tuy nhiên, tờ New York Times của Mỹ dẫn lời một số quan chức ngoại giao giấu tên nói rằng ông Dương Khiết Trì là một Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc được biết đến như một người luôn cổ vũ cho sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông, và nhiều khả năng ông này sẽ không chịu nhượng bộ hay đưa ra giải pháp đột phá cho tình hình.
Theo các quan chức ngoại giao này, ông Dương rất có thể chỉ tái khẳng định lập trường của Trung Quốc đối với việc họ ngang nhiên kéo giàn khoan 981 vào vùng biển Việt Nam mà Trung Quốc tuyên bố là chủ quyền (phi lý, phi pháp - PV) của họ.
Theo các nguồn tin ngoại giao trên, ông Dương có thể sẽ nhấn mạnh rằng Việt Nam không nên tìm kiếm sự ủng hộ về vật chất và tinh thần từ các nước khác trên thế giới trong vấn đề này, đặc biệt là Mỹ.
Chính quyền của Tổng thống Barack Obama từ trước tới nay đã nhiều lần lên án việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan 981 là hành động "đơn phương và khiêu khích", tuy nhiên Washington cũng khẳng định là họ sẽ không can thiệp vào các vấn đề tranh chấp lãnh thổ.
Giàn khoan 981 có thể là vấn đề sẽ được bàn thảo trong cuộc gặp này
Hôm qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã khẳng định rằng ông Dương Khiết Trì sẽ khuyến khích "trao đổi kỹ lưỡng và thẳng thắn về các quan điểm mà các bên cùng quan tâm".
Bà Hoa còn tuyên bố: "Chúng tôi hy vọng Việt Nam sẽ tập trung vào đại cục, hợp tác với Trung Quốc và xử lý hợp lý tình hình hiện nay."
Theo tờ Diplomat, trong tình hình hiện nay, ít có khả năng Trung Quốc sẽ chịu thỏa hiệp. Trước đây, Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố rằng họ sẽ không từ bỏ "dù chỉ một tấc" trong vấn đề chủ quyền. Theo các chuyên gia phân tích của Diplomat, các học giả diều hâu và những thành phần dân tộc chủ nghĩa ở Trung Quốc sẽ không cho phép nước này nhượng bộ, dù hành động của họ có ngang ngược và bị lên án tới đâu.
Tuy nhiên, Diplomat cũng cho rằng cuộc gặp này là một bước đi để tiến tới quan hệ ngoại giao bình thường, điều kiện tiên quyết để có thể giải quyết hòa bình một cuộc khủng hoảng.
Trong chuyến thăm tới Philippines hồi tháng trước, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định rằng Việt Nam đang xem xét mọi phương án để tự bảo vệ mình, trong đó có cả phương án pháp lý giống như những gì Philippines đang làm khi đệ đơn kiện Trung Quốc lên tòa án quốc tế.
Theo Kiến thức
Lãnh đạo ngoại giao cấp cao Việt Nam- Trung Quốc họp sáng nay (18-6) Cuộc họp giữa hai Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc diễn ra vào sáng nay 18-6 tại trụ sở Bộ Ngoại giao Việt Nam. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh (bên phải) và Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì trước khi bước vào cuộc họp sáng nay...