TQ diễn tập bắn đạn thật rầm rộ để dằn mặt Nhật?
Nhiều chuyên gia cho rằng Trung Quốc đang tìm cách gây chiến tranh tâm lý với Nhật trên biển Hoa Đông.
Ngày 31/7, nhiều chuyên gia phân tích quốc tế cho rằng các đợt diễn tập bắn đạn thật của quân đội Trung Quốc đang diễn ra trên biển Đông Hải là một đòn “chiến tranh tâm lý” đơn thuần của Bắc Kinh nhắm vào Nhật Bản.
Hôm thứ Ba, Bộ Quốc phòng Trung Quốc thông báo tổ chức diễn tập bắn đạn thật 5 ngày trên biển Hoa Đông, Biển Đông và biển Hoàng Hải, khiến ngành hàng không dân dụng phải phát báo động đỏ và nhiều chuyến bay hoạt động trong các khu vực này phải hủy chuyến.
Hải quân Trung Quốc diễn tập bắn đạn thật trên biển Hoa Đông
Theo ông Yang Liyu, giáo sư Nghiên cứu Đông Á tại Đại học Seton Hall ở New Jersey, Mỹ cho rằng các cuộc diễn tập quy mô lớn này chủ yếu nhằm để phô trương sức mạnh quân sự với Nhật Bản.
Giáo sư Yang nhận định: “Họ đang muốn khoe khoang sức mạnh quân sự, và tôi cho rằng đây chỉ là một trò chiến tranh tâm lý”.
Đợt tập trận rầm rộ này của Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh cộng đồng quốc tế ngày càng lo ngại rằng Trung Quốc dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình đang muốn hiện thực hóa tham vọng trở thành siêu cường thế giới, trái ngược với chính sách “trỗi dậy hòa bình” của những người tiền nhiệm trước đây.
Ông Yang nói: “Dư luận phương Tây đang ngày càng lo ngại hơn với ông Tập Cận Bình. Hai hôm trước, tờ Washington Post của Mỹ còn gọi ông Tập là một người có đường lối rất cứng rắn”.
Chuyên gia nghiên cứu về Đông Á này cho rằng truyền thông phương Tây đang coi ông Tập Cận Bình là một nhân vật còn quyết liệt và “khó nhằn” hơn cả Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Video đang HOT
Ông Zhu Yongde, giáo sư danh dự tại Viện Công nghệ Rochester cũng có cùng quan điểm: “Hiện nay Trung Quốc đang dốc hết sức đối phó với Nhật Bản, và họ đang ngày càng nhận được nhiều sự ủng hộ hơn của dư luận trong nước đối với chính sách chống Nhật”.
Chiến đấu cơ J-11 của Trung Quốc tiếp dầu tại căn cứ
Theo ông Zhu, Bắc Kinh đang coi Nhật Bản là mối đe dọa lớn đến mức họ sẵn sàng bất chấp mọi thứ để không tỏ ra yếu đuối trước Tokyo, thậm chí là gạt sang một bên vấn đề tranh chấp Biển Đông để dốc toàn lực đối phó với Nhật Bản.
Ông nói: “Trung Quốc đã sẵn sàng gạt tranh chấp Biển Đông sang một bên. Các cuộc diễn tập quân sự mà họ đang tiến hành là một lời cảnh báo đối với Nhật Bản, bởi chúng đều nhắm vào Nhật Bản”.
Hồi tháng trước, Nhật Bản vừa phê chuẩn việc giải thích lại hiến pháp, trao thêm quyền lực cho quân đội nước này để có thể thực hiện quyền “phòng vệ tập thể” ở nước ngoài. Động thái này của Nhật Bản đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của Mỹ, và Washinton cho rằng chính sách này sẽ cho phép Tokyo đóng vai trò quan trọng hơn trong cấu trúc an ninh khu vực.
Tàu chiến Nhật Bản tham gia diễn tập trên biển Hoa Đông
Tuy nhiên, chính sách mới của Tokyo lại khiến Trung Quốc không khỏi bất an, khi nước này vẫn đang tranh chấp quyết liệt nhóm đảo Senkaku trên biển Đông Hải với Nhật Bản. Senkaku hiện đang trở thành một ngòi nổ đầy nguy hiểm trên biển Đông Hải, có thể làm bùng phát xung đột giữa hai nước bất cứ lúc nào.
Về phần mình, Nhật Bản lại tìm cách xoa dịu nỗi lo ngại trong dư luận về những cuộc tập trận bắn đạn thật quy mô lớn của Trung Quốc.
Hôm qua, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera tuyên bố: “Với bất kỳ nước nào, việc tiến hành diễn tập ở các vùng biển xung quanh là hoạt động thường lệ. Nhật Bản cũng tổ chức những cuộc tập trận quy mô không kém. Chúng tôi coi đây là hoạt động diễn tập thường lệ của Trung Quốc”.
Theo Khampha
Báo TQ hô hào chiến tranh giải quyết tranh chấp
Với luận điệu hiếu chiến của tờ Quân giải phóng, dư luận lo ngại Trung Quốc sẽ lạm dụng vũ lực nhiều hơn để giải quyết tranh chấp trên biển với các quốc gia láng giềng.
Ngày 28/7, tờ Giải phóng quân của Trung Quốc, cơ quan ngôn luận của quân đội nước này, đã đăng một bài bình luận thể hiện rất rõ đường lối hung hăng của họ trong thực hiện chính sách đối ngoại rằng "nếu sử dụng vũ lực mà không đạt được mục đích thì ngoại giao cũng chẳng ích gì".
Bài bình luận được đăng trên trang nhất của tờ Quân giải phóng trong bối cảnh dư luận Trung Quốc và quốc tế ngày càng quan ngại rằng quân đội Trung Quốc đang gạt các nhà ngoại giao sang một bên để đóng vai trò "tay trên" trong việc ra quyết sách của Bắc Kinh đối với vấn về tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng.
Bài báo viết: "Những thứ mà lính tráng cùng với súng ống không thể đạt được trên chiến trường thì cũng không thể mong chờ gì ở miệng lưỡi của các nhà ngoại giao trên bàn đàm phán. Số phận của đất nước chưa bao giờ quan hệ chặt chẽ với mạnh yếu của quân đội như lúc này, cũng như thắng hay bại trên chiến trường..."
Quân giải phóng cho rằng chỉ có binh lính và súng ống mới có thể giúp Trung Quốc đạt mục đích
Tác giả bài báo nhấn mạnh: "Khả năng chiến đấu yếu kém chỉ dẫn đến sự ô nhục, và quân đội cần phải có những cải cách để tăng cường sức mạnh, khiến cho kẻ thù phải sợ hãi."
Bài viết này cũng kêu gọi quân đội Trung Quốc phải nghiêm túc đối phó với nạn tham nhũng vì nó cho rằng tham nhũng là nguyên nhân của mọi thất bại trong quá khứ.
Trong khi đó, các nhà phân tích quốc tế đang ngày càng quan ngại về việc Trung Quốc sẽ lạm dụng việc sử dụng vũ lực nhiều hơn để xử lý các tranh chấp lãnh thổ với láng giềng, đặc biệt là với Nhật Bản trên biển Hoa Đông cũng như Philippines và Việt Nam trên Biển Đông.
Ông Ni Lexiong, một nhà bình luận quân sự cho rằng bài báo trên nhằm cổ xúy cho luận điệu "Trung Quốc cần phải phô trương sức mạnh". Ông nói: "Luận điệu trên cho rằng Trung Quốc không nên có bất cứ ảo tưởng nào về giải pháp hòa bình mà phải chuẩn bị sẵn sàng cho chiến tranh".
Một cuộc diễn tập phóng tên lửa của hải quân Trung Quốc
Còn giáo sư Kerry Brown, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc tại Đại học Sydney, Úc thì cho rằng quân đội Trung Quốc ngày càng được giao phó vai trò lớn hơn trong thế hệ lãnh đạo mới của nước này.
Ông Brown nói: "Với những thách thức mà Trung Quốc đang đối mặt, họ cần phải có một quân đội mạnh để hậu thuẫn cho tham vọng đóng vai trò lớn hơn trong khu vực. Việc quân đội nước này ngày càng tự tin tung ra những lời lẽ đao to búa lớn là không có gì đáng ngạc nhiên".
Một báo cáo của Tổ chức Khủng hoảng Quốc tế công bố năm 2012 về cách giải quyết tranh chấp Biển Đông của Trung Quốc cho thấy quân đội nước này đã vượt mặt Bộ Ngoại giao về thứ bậc cũng như vai trò trong quá trình ra quyết định.
Ông Shi Yinhong, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân dân Trung Quốc nhấn mạnh rằng ông không hề đồng ý với luận điệu trong bài báo trên của Quân giải phóng. Ông nói: "Ngoại giao có vai trò rất quan trọng. Nhiều khi chính sách ngoại giao có thể bảo vệ thành công lợi ích quốc gia. Việc sẵn sàng cho chiến tranh lại là một vấn đề khác, và việc công khai hô hào điều đó là không hề phù hợp một chút nào".
Theo Khampha
Tàu chiến TQ lần đầu diễn tập quét mìn ở Biển Đông Hải quân Trung Quốc diễn tập quét mìn trên Biển Đông trong khuôn khổ cuộc tập trận quy mô lớn. Ngày 28/7, hải quân Trung Quốc ra một tuyên bố công khai thừa nhận rằng đội tàu chiến của họ đã lần đầu tiên thực hiện một cuộc diễn tập quét mìn trên Biển Đông. Theo tuyên bố này, một đơn vị thủy...