TQ đạt thành tựu xóa đói nghèo siêu tốc, vì sao ông Tập chưa thể vui mừng?
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đạt thành tựu lớn trong tuần này. Đó là cuộc chiến chống đói nghèo cùng cực đã chính thức chấm dứt sau 5 năm, nhưng chưa có dấu hiệu cho thấy ông Tập có thể sớm vui mừng, theo CNN.
Ông Tập gặp gỡ người dân làng Trung Quốc vào năm 2017.
Trong nhiều thập kỷ, Trung Quốc là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới và chấm dứt đói nghèo cùng cực là nhiệm vụ quan trọng đối với ông Tập.
Nhà lãnh đạo Trung Quốc đặt mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ này vào cuối năm 2020, thiết lập một “ xã hội thịnh vượng vừa phải” trước lễ kỷ niệm 100 năm ngày thành lập đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 7 năm sau.
Chính phủ Trung Quốc định nghĩa đói nghèo cùng cực là những người sống dưới mức thu nhập 2.300 nhân dân tệ (khoảng 8 triệu đồng/năm). Trong 40 năm qua, Trung Quốc đã chuyển từ một nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp thành một trong những quốc gia đô thị hóa nhanh nhất thế giới.
Việc người dân đổ xô đến các thành phố đã khiến dân số ở các cộng đồng nông thôn bị thu hẹp và những người sống ở nông thôn ít có cơ hội việc làm hơn. Trước sự suy giảm này, các chính sách xóa đói giảm nghèo của ông Tập tập trung vào vùng nông thôn.
Từ năm 2014, Bắc Kinh đã nỗ lực chấm dứt tình trạng nghèo đói cùng cực ở 832 huyện “nghèo khó” trên khắp Trung Quốc. Trong tuần này, hãng thông tấn Trung Quốc Tân Hoa Xã đưa tin, 9 huyện nghèo khó cuối cùng, đều ở tỉnh Quý Châu, đã thoát khỏi danh sách, đánh dấu Trung Quốc không còn địa phương nghèo cùng cực.
Tân Hoa xã dẫn lời một chuyên gia cho biết, điều này đánh dấu sự kết thúc của “vấn đề nghèo đói cùng cực kéo dài hàng thiên niên kỷ”.
Đài truyền hình nhà nước Trung Quốc CGTN nhấn mạnh Trung Quốc đã chấm dứt tình trạng nghèo đói cùng cực trước một tháng so với thời hạn chót mà ông Tập đặt ra.
Video đang HOT
Nhưng không phải kênh truyền thông nhà nước Trung Quốc nào cũng coi đây là cột mốc chấm dứt hoàn toàn đói nghèo cùng cực.
Tờ Thời báo Hoàn Cầu, ấn phẩm phụ của Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận đảng Cộng sản Trung Quốc, dẫn lời các chuyên gia, nói rằng chính phủ Trung Quốc cần “xem xét toàn diện” các kết quả xóa đói giảm nghèo. Kết quả chính thức có thể sẽ chỉ được công bố trong nửa đầu năm 2021.
Xia Gengsheng, Phó Giám đốc Văn phòng Xóa đói giảm nghèo của Trung Quốc, nói rằng nỗ lực xóa đói giảm nghèo vẫn chưa “hoàn thành đầy đủ”.
Ông Xia nói cần phải có “kiểm tra ngẫu nhiên” và chỉ khi đảm bảo các tiêu chuẩn, Ủy ban Trung ương đảng Cộng sản mới đưa ra tuyên bố chiến thắng trong cuộc chiến chống đói nghèo.
Theo CNN, chính phủ Trung Quốc đã thể hiện quyết tâm bất chấp thách thức của đại dịch Covid-19 và các khó khăn khác, bằng mọi giá phải hoàn thành mục tiêu xóa đói nghèo trước dịp kỷ niệm 100 năm thành lập đảng Cộng sản.
Nhưng có luồng ý kiến cho rằng Trung Quốc định nghĩa đói nghèo cùng cực ở mức thấp, chỉ bằng một nửa so với mức tiêu chuẩn mà Ngân hàng Thế giới (WB) đặt ra.
Ngay cả khi tình trạng nghèo đói được xóa bỏ ở Trung Quốc, vẫn còn rất ít người sống trên những vùng đất rộng lớn của đất nước. Đại đa số người dân chỉ sống tập trung ở các thành phố lớn, với hi vọng có mức thu nhập tốt hơn.
Phát biểu trong cuộc họp báo hồi tháng 5, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, nói rằng khoảng 600 triệu người Trung Quốc, chiếm khoảng 40% dân số, mỗi tháng chỉ kiếm được 1.000 nhân dân tệ (khoảng 3,5 triệu đồng).
Mặt khác, dù người dân Trung Quốc có thể đã vượt chuẩn đói nghèo cùng cực, các khu vực nông thôn vẫn chưa được đầu tư đúng mực, giao thông bị chia cắt.
“Có câu hỏi rằng liệu Trung Quốc có đặt chuẩn đói nghèo quá thấp hay không. Nhưng tôi nghĩ rằng điều quan trọng là Trung Quốc đã thể hiện nỗ lực. Đem đến thông điệp về sự hi vọng”, Matteo Marchisio, Giám đốc Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế của Liên hợp quốc (IFAD), phụ trách khu vực Trung Quốc, nói.
John Donaldson, chuyên gia về nghèo đói và phó giáo sư của trường Đại Học Quản trị Singapore, cho biết: “Tôi từng đến những ngôi làng nghèo đói ở Trung Quốc vào cuối năm 2019, tôi thấy có những thứ khởi sắc hơn, nhưng cũng có những điều vẫn còn rất tồi tệ”.
Theo các chuyên gia, việc ông Tập chưa thể vui mừng, chưa chính thức tuyên bố chiến thắng là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh muốn đảm bảo mục tiêu thực sự đã được hoàn thành trước khi công bố rộng rãi trên các phương tiện truyền thông.
Về lâu dài, chính phủ Trung Quốc đặt mục tiêu xây dựng từng lớp trung lưu đông đảo và ổn định để thúc đẩy tiêu dùng trong nước và giữ cho nền kinh tế phát triển.
Marchisio nói Trung Quốc chỉ thực sự thoát khỏi đói nghèo cùng cực và duy trì được mục tiêu này khi Bắc Kinh ngừng bơm một lượng lớn tiền mặt tới các vùng hẻo lánh.
Chuyên gia Donaldson hi vọng chính phủ Trung Quốc sẽ nâng chuẩn đói nghèo mới để tiếp tục hướng đến những mục tiêu cao hơn nữa trong tương lai.
Phát hiện 164 con chó ốm yếu trong ngôi nhà 30 m2 ở Nhật
Các nhân viên y tế Nhật Bản tìm thấy 164 con chó tiều tụy chen chúc trong một ngôi nhà nhỏ ở nước này.
Các chuyên gia cho rằng đây là vụ việc xuất phát từ nạn nghèo đói, đơn thân và dân số già.
Những con chó được tìm thấy vào tháng 10 trong một ngôi nhà chỉ rộng 30 m2 ở Izumo, một thành phố phía tây Nhật Bản, sau khi những người hàng xóm phàn nàn. Chúng đều ở trong tình trạng sức khỏe kém, bị nhiễm ký sinh trùng.
164 con chó tiều tụy chen chúc trong một ngôi nhà nhỏ ở Izumo, Nhật Bản. Ảnh: Reuters.
Kunihisa Sagami, người đứng đầu nhóm bảo vệ quyền động vật Dobutsukikin, cho biết những con chó được tìm thấy bị "nhồi nhét" trên giá và dưới bàn ghế.
Sagami nói với Reuters: "Cả căn nhà chứa đầy chó, và phân chó phủ kín sàn nhà".
Sự gia tăng các vụ tích trữ động vật đã làm dấy lên lo ngại về phúc lợi của cả động vật và con người.
Theo Bộ Môi trường nước này, từ đầu năm cho đến cuối tháng 3/2019, chính quyền địa phương đã nhận được hơn 2.000 đơn khiếu nại về các ngôi nhà tràn ngập động vật.
Phân tích 368 trường hợp, bộ nhận thấy khoảng 30% chủ của chúng đều từ 70 tuổi trở lên, với phần lớn mắc chứng sa sút trí tuệ. Hơn một nửa số người được hỏi cho biết họ đang sống trong hoàn cảnh "khó khăn" vì nghèo đói, đơn thân và sức khỏe kém.
Trước tình trạng này, Luật phúc lợi động vật Nhật Bản đã được sửa đổi để buộc chủ sở hữu phải chăm sóc hoặc triệt sản vật nuôi khi có nguy cơ quá tải, đồng thời mức phạt đối với hành vi ngược đãi động vật cũng được tăng lên. Các quan chức có quyền kiểm tra tại chỗ nếu họ nghi ngờ người nuôi có hành vi ngược đãi động vật.
Vào tháng 6, một người đàn ông hơn 50 tuổi đã bị bắt sau khi các nhà hoạt động vì quyền động vật phát hiện và giải cứu 66 con chó mà ông đang nuôi ở một ngôi nhà hoang trong điều kiện tồi tệ. Người đàn ông không sống cùng lũ chó, nhưng cứ hai hoặc ba ngày lại đến cho chúng ăn.
Chó không phải là "nạn nhân" duy nhất. Vào tháng 3, 238 con mèo đã được tìm thấy đang sống chui rúc trong điều kiện mất vệ sinh tại một ngôi nhà ở miền Bắc Nhật Bản trước khi được chính quyền địa phương và các nhóm bảo vệ quyền động vật giải cứu.
Trong một trường hợp khác gây xôn xao năm 2019, các tình nguyện viên bảo vệ động vật đã phát hiện 2 phụ nữ giữ 163 con mèo trong một căn phòng nhỏ tại nhà của họ ở Tokyo.
Các quan chức y tế công cộng đã đến kiểm tra ngôi nhà ở Izumo lần đầu cách đây 7 năm sau khi hàng xóm phàn nàn về tiếng ồn và mùi hôi, nhưng chủ nhà, một gia đình 3 người, từ chối cho họ vào.
Sau đó, họ nói rằng số lượng chó đã tăng lên nhiều lần vì họ không đủ khả năng chăm sóc hay triệt sản chúng.
Sagami cho biết nhóm của anh sẽ tìm nhà nuôi dưỡng những chú chó sau khi gia đình đồng ý từ bỏ chúng.
Ông Tập nói chính sách Tân Cương 'đúng đắn' Ông Tập nói mức độ hạnh phúc ở Tân Cương tăng lên và Trung Quốc có kế hoạch tiếp tục giáo dục người dân nhận thức đúng về đất nước. "Cảm nhận chung là lợi ích, hạnh phúc và sự yên ổn của người dân thuộc tất cả các nhóm dân tộc ở Tân Cương tiếp tục tăng lên", Chủ tịch Trung Quốc...