TQ đặt Hải Dương 981 vì “vị trí địa chiến lược tối quan trọng”
Người TQ đặt giàn khoan vào vị trí này là có lý do của họ. Tọa độ đặt giàn khoan đặc biệt quan trọng về vị trí chiến lược. Ở đây có thể quan sát được toàn bộ 2360km bờ biển VN, đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng.
Xung đột giàn khoan Hải Dương 981 đang ở đâu?
Bà Nguyễn Thị Lan Anh, Phó Trưởng khoa Luật Quốc tế, Viện Biển Đông: Vị trí đặt giàn khoan Hải Dương 981 hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Mọi hoạt động khoan thăm dò hay bất cứ hoạt động nào phải có sự cho phép của quốc gia ven biển. Việt Nam chưa hề cho phép TQ thực hiện các hoạt động như vậy. Vì thế tôi khẳng định TQ vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.
Việc TQ có những hành động như dùng vòi rồng, tàu hộ vệ tên lửa, máy bay tuần tiễu, và đặc biệt nguy hiểm là các vũ khí đều đang để ở chế độ sẵn sàng, có thể nổ súng bất kỳ lúc nào. Đây hiển nhiên là hành vi đe dọa sử dụng vũ lực đối với lực lượng chấp pháp có thẩm quyền thuộc chủ quyền Việt Nam.
Không những thế, TQ còn vi phạm tự do và đe dọa an ninh hàng hải, hàng không trong khu vực Biển Đông là kênh hàng hải tấp nập, do đó không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của Việt Nam mà của tất cả quốc gia trên thế giới.
Giàn khoan HD 981. Ảnh: nld
Thiếu tướng, PGS. TS. Lê Văn Cương, Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an: Tại vị trí hạ đặt giàn khoan HD 981 không có tranh chấp gì. Đây là nhà của chúng tôi, người ngoài vào phá nhà chúng tôi chứ không có tranh chấp ở đây. Trong thời gian gần đây, năm nào TQ cũng gây hấn với VN. Dân tộc VN chưa bao giờ được sống yên ổn.
Hy vọng Thủ tướng sẽ có nghị định mới để phủ quyết quyết định thành lập thành phố Tam Sa của TQ. Bởi, những hành động gần đây là một sự xâm lăng cực kỳ nghiêm trọng. Mọi cuộc xâm lăng bằng vũ khí nóng đều kết thúc ở chỗ kẻ đi xâm lược phải rút về, còn xâm lược về pháp lý thì vô cùng nguy hiểm.
Tất cả những lần trước phản ứng của Việt Nam và thế giới đều khác lần này. Những lần trước VN phản ứng chưa tương xứng với hành động gây hấn của TQ. Lần này khác, tại diễn đàn cấp cao ASEAN, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có tuyên bố rõ ràng, mạch lạc và kiên quyết thể hiện thái độ của VN và kêu gọi quốc tế ủng hộ.
Lần đầu tiên trong ba thập kỷ, chưa bao giờ phía VN có phản ứng kiên quyết như vậy, rất cần thiết và đúng đắn. Cũng chưa bao giờ trong ba thập kỷ, cộng đồng quốc tế lên tiếng kịp thời, kiên quyết phản đối hành động ngang ngược của TQ như vậy.
Video đang HOT
Ngay hồi năm ngoái, khi TQ thành lập cái gọi là ‘vùng cấm bay’ trùm lên cả đảo Senkaku mà Nhật Bản đang quản lý và hai hòn đảo Hàn Quốc với diện tích 2300km2 vẫn chưa dấy lên những phản ứng mạnh mẽ trong cộng đồng quốc tế như vậy.
Việt Nam làm thế nào để tránh xung đột vũ trang
Bên cạnh sự đồng tình VN phản đối TQ, nhiều người chia sẻ băn khoăn về tương quan lực lượng với TQ lớn, liệu cuộc đấu tranh của VN sẽ thế nào? Tôi cho rằng trong bang giao quốc tế, nước nào cũng có hai nhân tố tạo nên sức mạnh của một quốc gia. Về yếu tố vật chất rõ ràng TQ hơn hẳn VN. Nhưng đấy chỉ là một yếu tố không phải lúc nào cũng quyết định tất cả. Các dân tộc còn có nhân tố thứ hai để bảo vệ mình: văn hóa tinh thần.
Tiếp theo một loạt hành động về giàn khoan HD 981 của TQ. Sáng ngày 13/5/2014 hội thảo quốc tế ‘Chia sẻ thông tin về Biển Đông; đã diễn ra tại Hà Nội do Liên hiệp các hội hữu nghị VN tổ chức, với các diễn giả là nhà nghiên cứu và luật sư từ Học viện ngoại giao và quan hệ quốc tế.
Ông Lê Văn Cương: Người Việt Nam có truyền thống hòa hiếu và bao dung, trước kẻ thù, VN hết sức bất khuất sáng tạo, lấy ít thắng nhiều, lấy yếu thắng mạnh; lấy đạo nghĩa thắng hung tàn.
Chúng tôi luôn xem TQ là bạn, và luôn giữ phương pháp đàm phán hòa bình. VN không bao giờ kích động chủ nghĩa dân tộc để chống TQ. VN không bao giờ liên kết với nước nào kể cả Hoa Kỳ – để chống TQ.
Ông Nguyễn Vũ Tùng GĐ Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao: Những biện pháp VN đã và đang làm là đấu tranh về chính trị, ngoại giao và tuyên truyền đối ngoại. Đã có đường dây nóng giữa Bộ trưởng Ngoại giao VN Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Ngoại giao TQ Dương Khiết Trì. Những tiếp xúc giữa các cấp trực tiếp xử lý công việc. Các biện pháp ngoại giao để truyền đạt thông tin, lập trường và giải pháp của VN. Giải pháp đầu tiên VN đưa ra là TQ phải rút giàn khoan ra.
Ngoài ngoại giao, thì VN còn có công cụ pháp lý và các công cụ hòa bình khác để theo đuổi công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền. Có thể nói tình hình hiện nay là cực kỳ nguy hiểm, nhưng tôi khẳng định VN không bao giờ tiến hành các biện pháp quân sự trước.
Ông Lê Văn Cương: Tôi lại cho rằng vấn đề của TQ trên Biển Đông không chỉ là kinh tế. Mục tiêu cao hơn của họ là an ninh và chính trị. Dầu mỏ là nguyên nhân nhưng không phải chủ yếu. Người TQ đặt giàn khoan vào vị trí này là có lý do của họ. Tọa độ đặt giàn khoan đặc biệt quan trọng về vị trí chiến lược. Ở đây có thể quan sát được toàn bộ 2360km bờ biển VN, đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng.
Lúc này TQ đang cần ổn định để đạt được mục tiêu đến năm 2030 sẽ đuổi kịp Hoa Kỳ. Đây là thời kỳ dồn sức của TQ.
Tôi cho rằng chiến tranh trên Biển Đông là ít khả năng xảy ra, nhưng xung đột trong không gian hẹp như vụ đánh chiếm các đảo chìm của VN năm 1988 là không loại trừ. Chúng tôi vẫn coi TQ là bạn, nhưng VN sẽ không bao giờ từ bỏ các biện pháp khác để bảo vệ chủ quyền.
Hoàng Hường(ghi)
Theo VNN
Sóng dâng không chỉ ở Biển Đông - Sóng trào trong lòng người Việt
Có lẽ chưa bao giờ làn sóng đấu tranh qua biểu tình về việc Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm vùng lãnh hải của Việt Nam lại trào dâng ngút trời như những ngày tháng 5 rực lửa này.
Việt Nam biểu tình chống Trung Quốc tại Séc ngày 11/5.
Lòng người căm phẫn!
Từ khi được tin Trung Quốc đưa dàn khoan khổng lồ Hải Dương-981 với khoảng 80 chiếc tàu hải cảnh, hải giám hộ vệ, dùng nhiều tốp máy bay ngang nhiên xâm phạm trắng trợn vùng lãnh hải của Việt Nam, tất cả những trái tim yêu nước như sôi sục vì quá bức xúc, căm phẫn.
Trước việc Trung Quốc liên tục chặn, đuổi và đâm tàu kiểm ngư Việt Nam, dùng vòi phun nước với cường độ lớn làm hư hỏng tàu Việt Nam và nghiêm trọng nhất là làm 9 chiến sĩ (lần đầu 6 người và lần hai là 3 người) kiểm ngư của Việt Nam bị thương, tất cả những người dân Việt Nam yêu nước không ai là không căm phẫn! Bạn bè thế giới cũng lên tiếng phản đối. Ngay cả người dân Trung Quốc có nhận thức, họ cũng không đồng tình với cách hành xử quá đáng như thế của chính quyền Trung Quốc.
Rõ ràng chính quyền Trung Quốc đã coi thường luật pháp quốc tế khi cùng đặt bút kí kết về Công ước Luật biển năm 1982, coi thường quan hệ hữu nghị 2 nước Việt Nam -Trung Quốc, không tôn trọng chủ quyền lãnh thổ, biển đảo của các quốc gia lân cận. Nghiêm trọng hơn, họ coi thường nhân văn đạo lý con người. Hành vi của họ đã đi quá xa giới hạn, làm nguy hiểm đến sự an nguy của nước láng giềng, ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản của chúng ta!
Bất chấp việc Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút ngay lập tức tàu bè ra khỏi lãnh hải Việt Nam, Bắc Kinh còn quay ra vu cáo ngược, rằng: Việt Nam xâm phạm vùng biển của họ, rằng họ chỉ "tự vệ", rằng tàu Việt Nam"đâm" nhiều lần vào tàu của họ đang làm nhiệm vụ...
Chưa hết, ngày 11/5, Trung Quốc còn cho tăng cường biên độ máy bay quần sát ầm ầm nhằm gây áp lực tinh thần trên nóc tàu Việt Nam với cự li khoảng 800-1000 m. Tăng cường thêm 3 tàu chiến hiện đại với tốc độ nhanh tạo vòng vây bảo vệ dàn khoan trái phép. Mở rộng vùng "cấm" ra thêm 3 km nhằm ngăn chặn không cho tàu Việt Nam tiếp cận yêu cầu dàn khoan Hải Dương-981 phải rút. Dùng vòi xả nước mạnh hơn phun vào tàu Việt Nam.
Chúng ta thật sự xúc động khi thấy các chiến sĩ kiểm ngư Việt Nam vẫn kiên cường bám biển, ngăn chặn tàu Trung Quốc và luôn luôn nhẫn nại yêu cầu phía Trung Quốc chấp hành đúng luật biển quốc tế. Đạo lý của người Việt Nam chúng ta bao đời nay là yêu chuộng hòa bình và công lý. Nhưng chúng ta cũng không thể để cho ai chèn ép bức bách quá đáng. Chúng ta phải hành động với phương châm tự vệ đáp trả lại những hành vi xâm phạm trắng trợn của ngoại bang với nhiệm vụ thiêng liêng: Bảo vệ toàn vẹn chủ quyền đất nước!
Hãy nhớ rằng: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua tất cả mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước..." (Chủ tịch Hồ Chí Minh)
Xuống đường vì màu cờ sắc áo Việt Nam!
Một không khí căm hờn sôi sục phản đối lan truyền mạnh mẽ như nam châm suốt dọc chiều dài mảnh đất hình chữ S thân yêu, từ những người già đến trẻ nhỏ cũng theo bố mẹ đi biểu tình thể hiện lòng yêu nước. Không xúc động sao được? Lớp lớp sinh viên, thanh niên, trí thức, công chức, nhân dân các tầng lớp lao động, tăng ni phật tử... với khí thế ngút trời rầm rập giương cao cờ đỏ sao vàng, biểu ngữ và những tiếng hô vang: "Trung Quốc hãy rút khỏi lãnh hải Việt Nam!", "Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam", "Tổ quốc hay là chết!", "Tổ quốc là trên hết!", "Chúng tôi sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc Việt Nam!" v.v...
Làn sóng biểu tình yêu nước phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền lãnh hải của Việt Nam đã lan nhanh, mạnh như sóng điện ra tận hải ngoại: Đức, Séc, Nhật...với hàng ngàn kiều bào tham gia trong màu cờ sắc áo đỏ rợp trời và những biểu ngữ yêu cầu Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế, tôn trọng chủ quyền Việt Nam và phải rút ngay lập tức các tàu bè, máy bay và dàn khoan Hải Dương-981 ra khỏi lãnh hải Việt Nam. Trong khi đó, người Việt ở Ba Lan dự định sẽ tổ chức biểu tình vào ngày 18/5.
Tại Nga, tuy không tổ chức biểu tình nhằm phản đối Trung Quốc rầm rộ như kiều bào Việt Nam ở các nước Đức, Sec, Nhật... nhưng các vị đại diện cho cộng đồng tại hội nghị tổng kết hàng năm của Hội Người Việt Nam tại Liên bang Nga đã thể hiện không khí đấu tranh vì chủ quyền của đất nước. Họ đã lên tiếng yêu cầu nhà cầm quyền Trung Quốc phải tôn trọng luật pháp quốc tế về Công ước Luật biển năm 1982 cũng như phải tôn trọng chủ quyền lãnh hải Việt Nam và yêu cầu họ phải rút ngay các tàu bè phương tiện xâm nhập một cách trái phép ra khỏi lãnh hải Việt Nam.
Tôi cũng đã trao đổi với nhiều người Việt đang làm việc ở thủ đô Mátxcơva Liên bang Nga, nhận được rất nhiều những phản hồi thực sự bức xúc của họ. Không ai có thể ngồi yên nhìn cảnh đất nước đang trong những giờ phút lâm nguy, sơn hà nguy biến trước hiểm họa ngoại bang xâm lấn ngang ngược trái phép như vậy.
Chị Thảo, một doanh nhân vẫn thường tiếp xúc với khách hàng Trung Quốc tại TTTM Mátxcơva (chợ Liu) tỏ ra bức xúc: "Chính quyền Trung Quốc hành xử không thể chấp nhận được. Không phải từ bây giờ, mà bao năm qua đã lộng ngôn, lộng hành như vậy".
Anh Bài, một doanh nhân tại TTTM Sadovo (khu vực chợ Chim) cho tôi hay: "Bức xúc quá anh ạ. Mấy hôm nay em theo dõi chi tiết trên tivi, mạng internet mà cứ thấy căm phẫn cho lối hành xử của phía chính quyền Trung Quốc. Chúng ta không thể để họ muốn làm gì thì làm! Nếu đất nước cần, em vẫn sẵn sàng trở về với đội ngũ như những tháng năm trên chiến trường của một thời cầm súng bảo vệ tổ quốc".
Với bác Giáo, người anh lớn tuổi trong cộng đồng Việt Nam tại Nga, một người am hiểu về thủy địa chất - ngành mà bác theo học từ thời sinh viên tại Nga vào những thập niên 50, ông thực sự bức xúc vì tình hình phức tạp ở biển Đông: "Rõ ràng họ đã vi phạm trắng trợn luật biển quốc tế, xâm phạm nghiêm trọng lãnh hải Việt Nam ta và hành vi đó rất nguy hiểm.
Có thể nói, tình hình ngày càng diễn biến phức tạp, nếu Trung Quốc không chịu rút? Chúng ta sẽ làm gì? Đó là câu hỏi mà ai cũng băn khoăn. Việt Nam luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu bảo vệ từng tấc đất, tấc biển của Tổ quốc. Tuy nhiên, chúng ta vẫn tuân thủ biện pháp ngoại giao, yêu cầu Trung Quốc dừng lại và chấm dứt những việc làm phi pháp.
Theo chúng tôi, lúc này chúng ta phải cần tranh thủ nhiều hơn sự ủng hộ của bạn bè trên khắp thế giới. Cần đưa sự kiện nghiêm trọng này ra Tòa án quốc tế để kiện Trung Quốc về các quyền tài phán và sự vi phạm luật biển. Cần có sự đồng lòng của toàn thể nhân dân khắp cả trong và ngoài nước. Chính nghĩa sẽ thắng gian tà! Chúng ta sẽ không phụ lòng các bậc tiền nhân khi bảo vệ trọn vẹn non sông gấm vóc của tổ tiên để lại.
Theo Dân Trí
Dưới Cột cờ Hà Nội nói với con về Tổ quốc Cột cờ đã đứng đó từ thời Hoàng Diệu bảo vệ thành Hà Nội, và nay nó đang và sẽ cùng chúng ta tiếp tục bảo vệ từng tấc đất nơi đầu sóng. Hôm nay kỷ niệm tròn 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Nhắc đến Điện Biên Phủ trong ký ức của một cậu học trò Hà Nội, là nhớ đến...